12 sự thật game thủ cần phải biết về SSD và HDD

Sở hữu cho mình một ổ đĩa HDD hoặc SSD sẽ có thể giúp tăng tốc độ hiệu suất máy tính một cách đáng kể. Bạn sẽ thoải mái chiến game thường xuyên hơn, mượt mà hơn so với những gì mà một bộ xử lý CPU hoặc RAM có thể làm được.
Thiết bị lưu trữ HDD có vẻ rẻ hơn và lưu trữ được khoảng 500 GB đến 1 TB là phổ biến, trong khi đĩa SSD đắt hơn và thường có sẵn trong 64 GB đến 256 GB trong cấu hình. Nhìn chung SSD có một số lợi thế so với HDD. Và sau đây là 12 điểm khác biệt mà game thù nên biết để trang bị tốt nhất cho mình nhé!

Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu qua ổ cứng SSD và HDD là gì?
- Ổ cứng SSD là gì?
SSD là viết tắt của Solid State Drive. -Có lẽ bạn đã quen thuộc với bộ nhớ USB - SSD có thể được coi là một phiên bản quá khổ và phức tạp hơn của bộ nhớ USB khiêm tốn. Giống như Ram vậy, không hề có bộ phận chuyển động nào ở ổ cứng SSD. Thay vào đó, thông tin được lưu trữ trong vi mạch. Ngược lại, một ổ đĩa cứng sử dụng một cánh tay cơ khí với một đầu đọc / ghi để di chuyển và đọc thông tin từ đúng vị trí trên một đĩa lưu trữ. Sự khác biệt này là điều làm cho SSD nhanh hơn rất nhiều. -Hãy tưởng tượng việc phải đi bộ qua phòng và lấy lại một quyển sách để lấy thông tin với việc đơn giản chỉ là mở cuốn sách đó trước mặt bạn khi bạn cần nó? Đó là cách một HDD hoạt động so với SSD; nó đơn giản là việc đòi hỏi nhiều lao động thể chất hơn (cơ động) để có được thông tin.

- Ổ cứng HDD là gì?
Các ổ đĩa máy tính xách tay cũng như trên PC ngày nay quay ở tốc độ quay 5400 vòng / phút (Revolutions per Minute) hoặc 7200 RPM, mặc dù một số đĩa cứng dựa trên máy chủ quay ở tốc độ 15.000 vòng / phút! -Ưu điểm chính của HDD là nó có khả năng lưu trữ rất nhiều dữ liệu với giá rẻ. Hiện nay, 1 TeraByte (1.024 gigabyte) lưu trữ không phải là điều quá bất ngờ với ổ cứng máy tính xách tay, và trong tương lai dung lượng của chúng chắc chắn sẽ còn tăng hơn nữa. -Khi nói về kích thước thì kích thước phổ biến nhất cho ổ đĩa cứng máy tính xách tay là 2,5'' trong khi kích thước 3,5" được sử dụng trong máy tính để bàn. Và hiện giờ một số ổ cứng máy tính để bàn đã có thể lưu trữ tối đa 6TB dữ liệu

Bảng so sánh ổ cứng SSD và HDD

Thuộc tính Ổ cứng SSD Ổ cứng HDD
Tên viết tắt Solid State Drive Hard Disk Drive
Tiêu thụ điện năng Tiêu thụ điện năng ít Tiêu thụ điện năng nhiều hơn
Khả năng lưu trữ Thông thường sẽ là tối đa 1TB cho ổ SSD kích thước máy tính xách tay và tối đa 4TB cho máy tính để bàn Thông thường là 500GB và tối đa 2TB cho ổ HDD kích thước máy tính xách tay. Tối đa 10TB cho máy tính để bàn
Thời gian khởi động HĐH Thời gian trung bình khoảng 10-13 giây Thời gian trung bình khoảng 30-40 giây
Tiếng ồn Không có bộ phận chuyển động, đồng nghĩa với việc sẽ không tạo ra âm thanh Có thể nghe thấy tiếng Click và xoay
Độ rung Do không có bộ phận chuyển động, do đó sẽ không tạo ra rung động Việc quay của đĩa cứng có thể tạo ra rung động ít hay nhiều
Nhiệt độ Tiêu thụ năng lượng thấp hơn và không có bộ phận chuyển động nên sinh ra nhiệt ít hơn HDD khog6 sinh ra nhiều nhiệt nhưng nó sẽ có lượng nhiệt lớn hơn so với ổ SSD do có các bộ phận chuyển động và hệ số công suất lớn hơn
Tỷ lệ gặp sự cố Thới gian trung bình giữa tỷ lệ sự cố là 2 triệu giờ Thới gian trung bình giữa tỷ lệ sự cố là 1,5 triệu giờ
Tốc độ sao chép/ ghi tập tin Trung bình trên 200MB/s và lên đến 500MB/s Dao động khoảng 50 - 120MB/s
Mã hóa Full Disk Encryption (FDE) hỗ trợ trên một số mã Full Disk Encryption (FDE) hỗ trợ trên một số mã
Tốc độ mở tệp Nhanh hơn HDD lên đến 30% Chậm hơn so với SSD
Ảnh hưởng bởi từ tính SSD an toàn trước những ảnh hưởng bởi từ tính Nam châm có thể xóa dữ liệu của bạn

Bạn có thể tham khảo thêm video dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

 

 

Nói tóm lại: Cả SSD và HDD đều có ưu nhược điểm riêng. Hãy dựa vào nhu cầu của bạn để quyết định nên chọn "em" nào cho phù hợp nhất:

  • Cần lưu trữ nhiều, giá thành thấp hãy chọn HDD.
  • Cần tốc độ cao, lưu trữ ít hãy chọn SSD

Chúc các bạn chọn được một "em" ưng ý nhất nhé!

Bạn có thể tham khảo bài viết:

>>> Thẻ lưu trữ SSD của Xbox Series X có thêm 1TB dung lượng

>>> MSI cho ra mắt mainboard mới, đưa chúng ta trở lại năm 1992 với cổng PCI

>>> Phân biệt laptop chơi game và laptop chuyên đồ họa

Nguồn: Tổng hợp

Velvet Phan