Asus ROG Griffin G703GI - Sức mạnh quái thú thần thoại Hy Lạp

Có vẻ như mình khá có duyên với các sản phẩm laptop gaming của Asus, trong thời gian gần đây mình đã đánh giá qua các mẫu như: Asus ROG Zephyrus M, Asus ROG Strix Scar GL503GE, rồi Asus ROG Strix Scar II GL504.

Và trong bài viết này, các bạn sẽ được tìm hiểu về mẫu laptop hàng khủng mới được Asus giới thiệu tại thị trường Việt Nam chưa lâu, tên của nó nghe khá hay là Asus ROG Griffin G703GI (mã E5132T). Hiện tại nó có mức giá tại Techzones là hơn 100 triệu đồng ! 

Asus ROG Griffin G703GI

Vậy chiếc máy này đã được đầu tư cấu hình và công nghệ thế nào để tương xứng với mức giá khủng này ? Khả năng của nó mang lại ra sao ? Các bạn sẽ có câu trả lời ngay bên dưới, hãy theo dõi tiếp nhé. 

Thiết kế cứng cáp, chắc chắn, nét cao cấp rõ nét

To, nặng, ngầu, mát lạnh, đó là những gì mình cảm nhận đầu tiên khi nhìn thấy tận mắt và sờ tận tay chiếc Griffin G703 này. Trọng lượng của máy là 4,7kg, tính thêm 2 cục sạc khá lớn này nữa chắc hơn 6kg !

Asus ROG Griffin G703GI

Thiết kế vẻ ngoài, mình thấy khá giống các mẫu Asus ROG mình từng đánh giá, vỏ có đường gân dập nổi vát xéo, logo ROG mạ chrome bóng đặt lệch qua 1 bên, có đèn nền Led RGB. Nhưng ở con G703 này mình thấy sự cao cấp hiện lên rõ nét, kết cấu chắc chắn, thừa hưởng phần nào từ các đàn anh trước đó như là ROG GX800, hay ROG G701.

Asus ROG Griffin G703GI

Mặt trước được bảo vệ bởi lớp kim loại phây xước khá dày, bo cong nhẹ dần về các cạnh thay vì dạng phẳng, sơn tông màu xám bạc và thêm các khu vực điểm nhấn màu vàng đồng, giúp máy sang chảnh hơn thấy rõ ! Khó thấy dấu vân tay và mồ hôi.

Khe tản nhiệt hầm hố hơn, phần lưng của bản lề to và dày, bản lề dạng đôi chắc chắn, ngoài việc đóng mở nắp máy bằng 1 tay dễ dàng, thì các bạn có thể mở rộng góc mở lên khoảng 120 độ.

Asus ROG Griffin G703GI

Asus ROG Griffin G703GI

Các cổng kết nối như USB type A 3.1, mini Display Port, HDMI, USB type C tích hợp Thunderbolt 3, tai nghe,…được bố trí đều 2 cạnh bên, và cả ở cạnh sau của máy nữa, điều này ngoài việc giúp máy có thêm diện tích để trang bị thêm 2 khe tản nhiệt, thì còn giúp 2 bên máy gọn gàng hơn, nhưng được này mất kia, do chân sạc là dạng chân ngang, nên khi cắm vào máy cộng với các kết nối thiết bị khác thì nhìn phía sau sẽ hơi bừa bộn và chiếm không gian !

Asus ROG Griffin G703GI

Asus ROG Griffin G703GI

Cạnh trước chúng ta có dãy đèn Led thông báo pin, và tình trạng hoạt động của máy.

Asus ROG Griffin G703GI

Ngoài ra sát 2 bên góc máy chúng ta có 2 dải loa ngoài, được đặt khuất bên trong các đường vát, giúp tạo cộng hưởng để khi nghe sẽ thấy âm thanh lớn hơn.

Asus ROG Griffin G703GI

Mặt dưới máy làm bằng nhựa, được thiết kế và trang trí nhiều họa tiết, đường nét hiện đại nhưng hơi rối mắt, tuy nhiên đều có mục đích cả. Các khe tản nhiệt phụ rải rác khắp nơi, 4 chân đế cao su giúp tạo khoảng cách tiếp xúc cao hơn, tăng lượng gió hút vào từ bên dưới.

Asus ROG Griffin G703GI

Đặc biệt mình thấy Asus rất chú ý tới nhu cầu của người dùng, khi hãng chia phần mặt dưới ra làm 2 khu vực khác nhau. Nếu các bạn có nhu cầu nâng cấp hoặc thay thế các linh kiện như Ram, ổ cứng, thì bạn chỉ việc tháo 1 con ốc cố định duy nhất ở khu vực có kích thước nhỏ hơn. 

Asus ROG Griffin G703GI

Còn nếu các bạn muốn can thiệp sâu hơn, hay là muốn vệ sinh máy thì cần tháo tất cả các con ốc xung quanh.

Nếu các bạn là fan của Asus ROG, hay đơn giản là thường xuyên theo dõi các thông tin laptop gaming, có thể nhận thấy rằng là nội thất bên trong của Griffin G703GI có nhiều điểm tương tự so với mẫu G701 và G752. Vẫn là sự pha trộn giữa các chi tiết kim loại và nhựa, nhưng ở G703 thì hãng đã bỏ đi phần viền kim loại bên cạnh trái, còn phần viền kim loại cách điệu bên cạnh phải thì được làm các họa tiết phây xước, bề mặt thì không có logo ROG.

Asus ROG Griffin G703GI

Đổi mới thì ok thôi, nhưng cá nhân mình thì thích thiết kế trên bản G752 và G701 hơn, phần viền kim loại này đã làm lệch đi sự cân đối của bản lề và các chi tiết trên viền màn hình. Đánh mất đi sự tập trung của ánh mắt người dùng vào màn hình trong thời gian đầu mở máy lên, vốn là điểm đặc biệt đáng giá trên chiếc máy này.

Màn hình

Giờ chúng ta sẽ tới 1 trong những điểm đặc biệt nhất của con Asus ROG Griffin G703GI, đó là nó được trang bị màn hình có tần số quét rất cao lên tới 144Hz, cùng công nghệ G-Sync của Nvidia. 2 thông số “ăn tiền” nhất trên màn hình chơi game hiện nay. Đây không phải laptop gaming đầu tiên trên thế giới sở hữu 2 yếu tố đặc sắc trên, nhưng máy được trang bị như thế rõ ràng đã nâng tầm sản phẩm lên cao hơn, bắt kịp xu hướng màn hình chơi game trên laptop có tần số quét cao, tuy nhiên vẫn cần thời gian để làm viền mỏng lại.

Asus ROG Griffin G703GI

Màn hình của Griffin G703 có kích thước 17,3 inch, độ phân giải Full HD, tấm nền IPS do AU Optronics sản xuất (mã AUO329D) cho góc nhìn rộng, màu sắc tươi sáng, cùng lớp chống chói. Kết hợp nhiều yếu tố ấn tượng lại với nhau, có thể nói là ngay cả việc đơn giản là rê chuột trên màn hình để làm việc, thao tác thông thường cũng đã mượt hơn rồi.

Còn khi chơi game ư ? Hiện tượng giật lag, xé khung hình gần như bị triệt tiêu, hình ảnh và màu sắc sinh động, bắt mắt, độ tương phản cao. Chất lượng hiển thị vượt xa các laptop có màn tần số quét 60Hz thông thường.

Asus ROG Griffin G703GI

Có thêm công cụ mang tên ROG GameVisual tích hợp sẵn để tùy chỉnh các chế độ hiển thị màu khác nhau tùy theo nhu cầu: sRGB (Tiêu chuẩn), Racing (Tối ưu cho game đua xe), Scenery (Sống động), RTS/RPG (Tối ưu cho game nhập vai), FPS (Tối ưu cho game bắn súng) và Cinema (Tối ưu cho việc xem phim).

Asus ROG Griffin G703GI

Các chỉ số độ phủ màu mình đo được qua Spyder là: 96% sRGB và 78% Adobe RGB, và độ sáng 300 nits. Các bạn có nhu cầu làm việc liên quan tới chỉnh sửa ảnh, biên tập video có thể yên tâm về độ sai lệch màu không quá nhiều. Điểm có thể chê màn hình này là thời gian đáp ứng khá cao khoảng 6ms Black to White, còn Grey to Grey là 3ms. 

Âm thanh

Hệ thống âm thanh của ROG Griffin G703GI cũng khá ấn tượng, chúng ta có loa 3W với chip âm thanh DAC của ESS Sabre Hi-fi, hứa hẹn mang lại những trải nghiệm âm thanh cực kỳ đã, sống động và chi tiết. Theo mặc định thì chế độ Sabre Hi-fi sẽ tắt, các bạn có thể dễ dàng bật lên trong công cụ ROG Gaming Center >> Sonic Studio III. Tuy nhiên, công nghệ âm thanh tuyệt vời chỉ áp dụng khi các bạn sử dụng tai nghe thông qua cổng 3.5mm trên máy, chứ không hỗ trợ loa ngoài. Nhưng rõ ràng có thể thấy là tính giải trí của Griffin G703 đã được nâng lên rất cao, và chip âm thanh hỗ trợ cả những tai nghe có trở kháng cao, tương tự các bộ dac giải mã âm thanh rời.

Asus ROG Griffin G703GI

Ngoài 2 loa bên dưới đáy máy, thì chúng ta có thêm dải loa ở phần viền dưới của màn hình, hướng thẳng về phía người dùng, cũng mang lại âm thanh to và rõ. Xem phim, nghe nhạc và chơi game thì mình cảm nhận âm bass khá lực, khi tăng âm lượng thì loa không bị rè, nhìn chung là đáp ứng tốt các nhu cầu giải trí nếu các bạn không quá khó tính.

Bàn phím

Khu vực bàn phím và kê tay là chất liệu nhựa, có lớp phủ cao su trên bề mặt giúp bám tay hơn, cảm giác thoải mái hơn khi gõ phím hay chơi game thời gian dài. Nhược điểm quen thuộc dễ thấy là bám mồ hôi và dấu vân tay, cả bụi nữa ! 

Asus ROG Griffin G703GI

Asus ROG Griffin G703 được trang bị bàn phím full size, kích thước và khoảng cách phím khá lớn, font chữ to rõ dễ nhìn, bề mặt từng phím bo cong nhẹ ôm ngón tay khi gõ. Hành trình phím khoảng hơn 2mm, độ nẩy tốt, tuy không phải bàn phím cơ, nhưng trải nghiệm gõ văn bản cho tốc độ khá nhanh, lực nhấn nhẹ. Kết hợp tính năng N-Key Rollover chống sót phím khi thao tác, hay chơi game sử dụng combo nhiều phím cùng lúc. Hơn 100 triệu mà không được bàn phím cơ !!!

Asus ROG Griffin G703GI

Bù lại thì trên sản phẩm này mình thấy là Asus đã tích hợp hệ thống Led RGB trên từng nút, khiến các hiệu ứng đèn nền trở nên vô cùng đẹp mắt !

Asus ROG Griffin G703GI

Bốn phím quen thuộc W A S D thì có viền trắng xung quanh mép dưới, không quá nổi bật với các phím khác, nhưng đây là layout bàn phím quen thuộc, nên các bạn game thủ sẽ không mất nhiều thời gian làm quen, nhất là khi chơi vào ban đêm, trên phím W có dấu chấm nổi giúp các bạn nhận diện nhanh.

Asus ROG Griffin G703GI

Phía trên bàn phím chúng ta có dãy phím multimedia, đây là 1 sự thay đổi so với thế G700 Series trước đây, không còn là dãy Macro M1 tới M5 nữa.

Nút bấm mình thấy hơi mềm, bao gồm: Tăng và giảm âm lượng, bật/tắt mic, khởi chạy nhanh ứng dụng Aura để tùy chỉnh đèn nền Led bàn phím, kế đó là phím giúp kết nối nhanh với tay cầm chơi game Xbox của Microsoft, tiếp theo là công cụ XSplit Gamacaster bản quyền để phục vụ nhu cầu stream và quay video màn hình, cuối cùng là công cụ ROG Gaming Center. Ở bên kia thì chúng ta có nút nguồn kích thước lớn, tách biệt 1 góc, có đèn nền và cho cảm giác nhấn tốt hơn các phím multi.

Asus ROG Griffin G703GI

Các phần mềm / ứng dụng sẵn trong máy

Giao diện công cụ ROG Gaming Center dù mình đã nhìn quen mắt, nhưng vẫn thấy nó ảo diệu như là đang ở trong 1 phòng thí nghiệm khoa học viễn tưởng ! Công cụ này giúp các bạn theo dõi, quản lý, điều chỉnh các thông số cơ bản liên quan đến cấu hình máy, xung nhịp, nhiệt độ của CPU và GPU, dung lượng trống còn lại của RAM, bộ nhớ lưu trữ, và các công cụ tiện ích kèm theo.

Asus ROG Griffin G703GI

Asus ROG Griffin G703GI

Khu vực kê tay rất rộng, tới mức hơi dư thừa kể cả với những người có bàn tay và cổ tay lớn, nhưng quan trọng sử dụng thoải mái là được nên không sao cả !

Asus ROG Griffin G703GI

Phần touchpad cũng kích thước lớn và dạng hình thang (mình không hiểu mục đích làm gì ?), rê vuốt mượt mà, thao tác đa điểm khi phóng to, thu nhỏ, chuyển giữa các tab, cửa sổ làm việc nhanh và chính xác. Hai phím chuột cứng trái/phải to bản và làm nhám cho độ bấm tốt. 

Cấu hình vô cùng mạnh mẽ với Chip core i9 Coffee Lake và card GTX 1080

Thuộc dòng cao cấp của Asus, kích thước to bự thế này nên ROG Griffin G703GI dư sức trang bị cấu hình khủng cho mình: core i9 – 8950HK, con chip cho khả năng ép xung rất đỉnh tương tự như dòng chip K trên PC, mặc định là xung nhịp của chip sẽ tự động OC lên tới 4,8GHz, rất là cao đấy nhé ! Các bạn cũng có thể tùy chỉnh xung nhịp thủ công, sao cho phù hợp với nhu cầu khá dễ dàng qua vài cú click chuột ROG Gaming Center >> Turbo Gear Settings

hiệu năng Asus ROG Griffin G703GI

hiệu năng Asus ROG Griffin G703GI

Ngoài ra chúng ta có card đồ họa GTX 1080 8GB mạnh mẽ, cùng 32GB Ram DDR4 Bus 2666MHz sẵn trong máy, có thể nâng cấp lên 64GB.

hiệu năng Asus ROG Griffin G703GI

Ổ cứng cũng là 1 điểm rất ấn tượng, bên cạnh con chip khủng trong cấu hình của máy: chúng ta sẽ có 1 ổ HDD Seagate 2TB kèm theo 8GB SSHD, và 3 ổ SSD M.2 NVMe x 512GB hỗ trợ các giao thức Intel Raid, đặc biệt nhất là Raid 0. Đầy đủ không gian để lưu trữ dữ liệu, cũng như đảm bảo tốc độ rất rất rất nhanh cho việc mở và chạy các ứng dụng, khởi động win, làm việc nhiều tác vụ đơn nhân, đa nhân,…

Ba ổ NVMe trong chế độ RAID 0 (2x Intel + 1x Samsung) làm việc cùng nhau để đạt được mức hiệu suất quá tuyệt vời, tốc độ khủng nhất mình từng thấy. Thiết lập này thích hợp cho những người dùng cần truy cập nhanh khối lượng dữ liệu lớn, ví dụ những bạn chuyên làm đồ hoạ, biên tập chỉnh sửa video, và tất nhiên không thể thiếu các game thủ hardcore. 

Tốc độ ĐỌC / GHI của ổ SSD trong máy

hiệu năng Asus ROG Griffin G703GI

Ổ HDD (kèm SSHD) trong máy

hiệu năng Asus ROG Griffin G703GI

Ngoài ra máy cũng đạt điểm số từ cao cho tới rất cao qua các bài test Benchmark của CPU và GPU. Thật sự các bạn không cần lo lắng về hiệu năng của chiếc máy này ! 

Các điểm số Benchmark hiệu năng

hiệu năng Asus ROG Griffin G703GI

hiệu năng Asus ROG Griffin G703GI

Cinebench R15

OpenGL tạm hiểu là tiêu chuẩn kỹ thuật đồ họa, CPU (con chip), Single Core (chạy đơn nhân), điểm số càng cao là càng mạnh càng tốt. Mình đã chạy test nhiều lần để có các kết quả so sánh. 

hiệu năng Asus ROG Griffin G703GI

hiệu năng Asus ROG Griffin G703GI

hiệu năng Asus ROG Griffin G703GI

PCMark 10:

1 phần mềm đánh giá khả năng tổng thể của 1 chiếc máy laptop, từ chip, ram, ổ cứng, card đồ họa, khả năng làm việc, video, giải trí, hình ảnh, duyệt web, mở phần mềm, ứng dụng,.... 

hiệu năng Asus ROG Griffin G703GI

Đánh giá hiệu năng của CPU và GPU qua Geekbench 4, tương tự như PCMark

CPU (Geekbench 4)

hiệu năng Asus ROG Griffin G703GI

hiệu năng Asus ROG Griffin G703GI

hiệu năng Asus ROG Griffin G703GI

GPU (Geekbench 4)

hiệu năng Asus ROG Griffin G703GI

hiệu năng Asus ROG Griffin G703GI

3DMark: 1 phần mềm đánh giá khả năng của card đồ họa trong máy, bao gồm khá nhiều bài test ở nhiều mức độ chuyên sâu, nặng nhẹ khác nhau

3DMark Time Spy Extreme 

hiệu năng Asus ROG Griffin G703GI

3DMark Fire Strike Ultra

hiệu năng Asus ROG Griffin G703GI

Heaven Benchmark: phần mềm tương tự 3DMark, chủ yếu đánh giá sức mạnh của GPU trong máy

hiệu năng Asus ROG Griffin G703GI

hiệu năng Asus ROG Griffin G703GI

Nhiệt độ - hoạt động của Tản nhiệt 

Với các thông số cấu hình khủng như thế, thì nhiệt độ trong Griffin G703GI khá cao là điều dễ hiểu.

Nhiệt độ ban đầu của máy, rất mát mẻ

nhiệt độ Asus ROG Griffin G703GI

Qua các bài stress test nặng như Aida64 trong thời gian tới hơn 40 phút thì mình ghi nhận nhiệt độ cao nhất của CPU là 97 độ C, kết hợp với FurMark trong 15 phút để thử sức mạnh của GTX 1080 trong máy, thì GPU có mức nhiệt độ là 89 độ C.

Aida64 sau 40 phút !!!

nhiệt độ Asus ROG Griffin G703GI

FurMark: stress test card trong máy GTX 1080

nhiệt độ Asus ROG Griffin G703GI

stress test thêm qua Prime95

nhiệt độ Asus ROG Griffin G703GI

Nhưng thật bất ngờ là khu vực tiếp xúc trực tiếp với tay như khung bàn phím không hề thấy nóng, chỉ có chút xíu hơi ấm nhẹ, ngay cả khu vực nhạy cảm giữa bàn phím và màn hình mình đặt ngón tay vào không thấy nóng quá nóng ! Có thể nói là quạt và hệ thống tản nhiệt hoạt động rất hiệu quả, mặc dù tiếng quạt hơi to, mình đo thử thì khoảng hơn 70dB, 1 sự đánh đổi chấp nhận được phải không nào ?! 

Nhiệt độ máy giảm rất nhanh ngay khi vừa tắt stress test đi, hệ thống tản nhiệt hoạt động tốt

nhiệt độ Asus ROG Griffin G703GI

Chơi game

Không thể thiếu việc đánh giá tản nhiệt qua việc chơi game thời gian dài, qua đó cũng đánh giá được “sức khỏe” sức mạnh của chiếc máy này. Ở các tựa game hạng nặng, đồ họa đẹp mắt, ngốn cấu hình như The Witcher 3: Wild Hunt, Far Cry 5, Rise of Tomb Rider,..mình đều đẩy các thiết lập đồ họa lên mức cao nhất, tắt V-Sync trong game, tắt G-Sync của màn hình để đánh giá khách quan nhất có thể.

Tắt G-Sync của màn hình

Game Rise of the Tomb Rider 

chơi game Asus ROG Griffin G703GI

chơi game Asus ROG Griffin G703GI

Game Far Cry 5

Và sau ít nhất 30 phút chơi qua từng tựa game, trên màn hình kích thước lớn, tấm nền IPS chất lượng, tần số quét cao 144Hz, mình chỉ có thể diễn tà là từ “phê” tới “sướng”. Các chi tiết nhỏ như trang phục, vũ khí, cho tới xe cộ, cây cối trong game, các hiệu ứng cháy nổ, khói lửa, ánh sáng,..được tái hiện tuyệt vời, gần như không có hiện tượng giật lag, tuy 1 số phân cảnh nhiều chi tiết, tốc độ diễn biến nhanh thì khung hình hơi bị xé.

Game Rise of the Tomb Rider

chơi game Asus ROG Griffin G703GI

chơi game Asus ROG Griffin G703GI

Game Far Cry 5 (điểm FPS qua bài test Benchmark sẵn trong game)

Mức nhiệt độ trên ROG Griffin G703GI khá ổn định xuyên suốt quãng thời gian mình chơi game.

Game CS:GO

chơi game Asus ROG Griffin G703GI

Game Rise of the Tomb Rider

chơi game Asus ROG Griffin G703GI

chơi game Asus ROG Griffin G703GI

Qua tựa game bắn súng sinh tồn PUBG, mặc dù đây là tựa game mình thấy tối ưu cấu hình rất là ngớ ngẩn và cùi bắp, tuy nhiên đây vẫn là tựa game có khá nhiều bạn ở Việt Nam chơi, ở cả bản PC lẫn trên thiết bị di động. Và thậm chí không ít bạn mua laptop gaming, ngoài làm việc thì giải trí duy nhất là chơi tựa game này thôi !

chơi game Asus ROG Griffin G703GI

chơi game Asus ROG Griffin G703GI

Thế nên mình cũng chơi thử trên con Griffin G703GI này ở mức thiết lập Ultra, vẫn tắt V-Sync và G-Sync, đẩy thêm Screenscale lên tối đa 120 và các chỉ số khác để “hành hạ” chiếc máy này. Và mức FPS mình đạt được trung bình từ 88 – 100, quá đã ! Chưa kể là nhờ hệ thống âm thanh tốt của máy, đã giúp mình cảnh giác hơn khi nghe được rõ tiếng chân kẻ thù qua tai nghe.

Game PUBG

chơi game Asus ROG Griffin G703GI

chơi game Asus ROG Griffin G703GI

Sức mạnh quái thú như trên thì tựa game Esport mình thường xuyên chơi mỗi khi rảnh việc là CS:GO, đạt được mức FPS cao chót vót là gần 300FPS.

Game CS:GO

chơi game Asus ROG Griffin G703GI

chơi game Asus ROG Griffin G703GI

Kết luận

Có thể coi là 1 chiếc laptop chơi game, nhưng với sức mạnh phần cứng rất tốt, cộng với nhu cầu sử dụng, thì mình nghĩ rằng Asus ROG Griffin G703GI là 1 lựa chọn cho những người cần “1 PC mang đi được” mạnh mẽ và bền bỉ, để có thể đáp ứng các công việc khác nhau như biên tập video chất lượng cao. Sự đầu tư công nghệ trên chiếc máy này như màn hình, tản nhiệt, các phần mềm ứng dụng hỗ trợ,..đều phục vụ tốt cho người dùng.

Ưu điểm:

  • Thiết kế chắc chắn, cứng cáp
  • Màn hình trang bị công nghệ đỉnh hiện nay
  • Cấu hình vô cùng mạnh mẽ cho nhiều nhu cầu sử dụng
  • Bàn phím không phải phím cơ nhưng sử dụng thoải mái, Led RGB từng phím đẹp mắt
  • Chất lượng giải trí ở mức tốt nhờ hệ thống âm thanh ấn tượng

Nhược điểm

  • To, nặng, cồng kềnh
  • Viền màn hình dày, 1 số chi tiết thiếu thẩm mỹ
  • Quạt ồn khi Overboost
  • Không trang bị bàn phím cơ
  • Mình không có tiền mua !!!

Đó là tất cả những nhận xét, đánh giá của mình về chiếc laptop quái thú này, chi tiết hơn về sản phẩm các bạn có thể tham khảo trên website Techzones.vn, hoặc tới trực tiếp cửa hàng để trải nghiệm sản phẩm. Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.

Techzones / HảiArt666