So sánh 2 phiên bản Asus ROG Strix Scar II: RTX 2060 vs GTX 1060

Đúng như tiêu đề, thì trong bài viết này Techzones sẽ so sánh và đánh giá hiệu năng của 2 phiên bản chiếc laptop gaming Asus ROG Strix Scar II: 1 phiên bản là GL504GM (card GTX 1060) và phiên bản GL504GV (card RTX 2060).

Như các bạn cũng đã biết thì trong năm 2018, mẫu laptop gaming ROG Strix Scar II (series GL504 chạy card GTX 1060 hoặc 1070) đã nhận được nhiều sự khen ngợi và đánh giá cao bởi các chuyên gia, các reviewer, các trang tin công nghệ, và cả bởi người dùng. Có thể nói rằng đây là mẫu laptop gaming tầm trung cận cao cấp, đã đạt được sự thành công khi kết hợp hài hòa các yếu tố: hiệu năng mạnh mẽ, thiết kế đậm chất gaming, độ hoàn thiện cao,… là 1 lựa chọn xứng đáng trong tầm giá.

So sánh 2 phiên bản Asus ROG Strix Scar II: RTX 2060 vs GTX 1060

Thực tế thì chiếc Scar II chạy card đồ họa mới RTX mới ra mắt năm nay 2019, cũng chính là phiên bản Scar II được ra mắt vào giữa năm ngoái (2018), mà trước đây mình đã từng có bài đánh giá. Asus đã giữ gần như nguyên vẹn thiết kế trên phiên bản mới năm 2019, và hãng tập trung vào việc nâng cấp cấu hình bằng việc trang bị những mẫu card đồ họa RTX mới nhất của nhà Nvdia, với 2 tùy chọn là: RTX 2060 (6GB GDDR6 VRAM) hoặc RTX 2070 (8GB GDDR6 VRAM), nhưng mức giá lại không tăng lên quá nhiều.

So sánh 2 phiên bản Asus ROG Strix Scar II: RTX 2060 vs GTX 1060

Đặc điểm nổi trội của dòng card mới là tăng tốc độ hiệu năng xử lý đồ họa, từ đó nâng cao chất lượng hiển thị khi chơi game, giúp game thủ có được hình ảnh đẹp mắt hơn, chân thực hơn, đã mắt hơn. Bằng công nghệ Real-time Ray Tracing (mô phỏng theo tia sáng, giúp các hiệu ứng ánh sáng trở nên chân thật hơn) và DLSS (công nghệ xử lý răng cưa bằng AI, trí thông minh nhân tạo).

Ở thời điểm hiện tại thì có khoảng 3-4 game đã hỗ trợ 2 công nghệ mới này, tuy nhiên vẫn cần nhiều thời gian để phát triển, điều chỉnh cho hoàn thiện hơn, các game có thể kể đến như: Battlefield V, Metro Exodus, Anthem, hay Shadow of the Tomb Raider. Chắc chắn trong tương lai thì những tựa game hỗ trợ công nghệ mới trên card RTX sẽ ngày càng phổ biến hơn, và với việc sở hữu 1 chiếc laptop gaming được trang bị card RTX, sẽ giúp các game thủ đón đầu các tựa game mới nhất, hot nhất.

Cho những bạn yêu thích và mong muốn sở hữu dòng Scar II này, nhưng cảm thấy card đồ họa RTX là hơi dư thừa với nhu cầu sử dụng, thì hiện tại mẫu Scar II phiên bản GTX 1060 đang được hạ giá xuống còn dưới 40 triệu đồng.

So sánh 2 phiên bản Asus ROG Strix Scar II: RTX 2060 vs GTX 1060

Có 1 điểm mình cần lưu ý với các bạn game thủ: Đó là theo thông tin từ các hãng sản xuất, hiện tại trên mẫu Scar II mới này và hầu hết các dòng laptop dùng card RTX đang gặp 1 lỗi liên quan tới phần mềm, driver của Nvidia, khiến cho hiệu năng của máy trong việc sử dụng 1 thanh Ram sẽ bị giảm đi kha khá (khoảng 20-30%), so với sử dụng 2 thanh Ram (Dual Channel). Cả 3 ông lớn là Nvidia, Microsoft và Qualcomn hiện đang cùng nhau giải quyết vấn đề này.

Nên để đạt hiệu năng tối ưu nhất, thì bạn nào đã “lỡ” mua mẫu Scar II mới này rồi (mặc định cấu hình có sẵn sẽ chỉ có 1 thanh RAM 16GB bus 2666 MHz chạy Single Channel) thì có thể cân nhắc thay thế bằng 2 thanh 8GB, hoặc nếu chịu chơi hơn thì gắn thêm 1 thanh 16GB nữa, tương tự với những bạn đã mua các dòng laptop gaming của các hãng khác. Và cũng theo Asus, các mẫu máy Scar II đang và sắp được bán ra sẽ được cập nhật lại cấu hình cho tối ưu hơn, nên các bạn đang quan tâm không cần lo lắng gì nhé ! 

So sánh 2 phiên bản Asus ROG Strix Scar II: RTX 2060 vs GTX 1060

Quay trở lại với nội dung chính của bài viết này, thì 2 phiên bản Scar II mà mình sử dụng để đánh giá và so sánh lần lượt có cấu hình tóm gọn lại là:

GL504GM (i7-8750H, 16GB Ram, card đồ họa GTX 1060, 1 ổ SSD 256GB và 1 ổ HDD 1TB)

GL504GV (i7-8750H, 16GB Ram single channel, card RTX 2060, 1 ổ SSD 512GB)

Về các yếu tố như thiết kế (phần mặt lưng kim loại, có đường vát chéo, kích thước,…), rồi bàn phím Full size có tên gọi là HyperStrike Pro, Led RGB theo từng khu vực, số lượng và vị trí các cổng kết nối, màn hình độ phân giải Full HD, tấm nền IPS, tần số quét 144Hz, tốc độ phản hồi 3ms, % độ phủ màu, hệ thống tản nhiệt 2 quạt 12V,.. thì 2 phiên bản giống nhau tới 99%.

So sánh 2 phiên bản Asus ROG Strix Scar II: RTX 2060 vs GTX 1060

Còn 1% khác biệt là mình thấy trên phiên bản GL504GV, ở 4 góc của phần touchpad có ký hiệu kiểu như phần khung tâm ngắm trên các khẩu súng / hoặc kiểu như khung hình. Còn trên GL504GM thì không có, đây có lẽ là điểm duy nhất giúp chúng ta có thể phân biệt nhanh được 2 phiên bản này (nếu không tính các miếng dán có ghi thông tin trên đó) ! Các bạn có thể coi thêm bài đánh giá của mình về phiên GL504GM tại ĐÂY.

So sánh 2 phiên bản Asus ROG Strix Scar II: RTX 2060 vs GTX 1060

Kiểm tra hiệu năng qua các phần mềm, benchmark

Cinebench R15: điểm số của GPU thể hiện qua OpenGL (tạm hiểu là tiêu chuẩn kỹ thuật đồ họa)

So sánh 2 phiên bản Asus ROG Strix Scar II: RTX 2060 vs GTX 1060

PCMark 10: 1 phần mềm đánh giá khả năng tổng thể của 1 chiếc máy laptop, từ chip, ram, ổ cứng, card đồ họa, khả năng làm việc, video, giải trí, hình ảnh, duyệt web, mở phần mềm, ứng dụng,....

3DMark: 1 phần mềm đánh giá khả năng của card đồ họa trong máy, bao gồm khá nhiều bài test ở nhiều mức độ chuyên sâu, nặng nhẹ khác nhau.

So sánh 2 phiên bản Asus ROG Strix Scar II: RTX 2060 vs GTX 1060

Unigine Benchmark: 1 phần mềm tương tự 3DMark, chủ yếu đánh giá sức mạnh của GPU trong máy.

So sánh 2 phiên bản Asus ROG Strix Scar II: RTX 2060 vs GTX 1060

Qua các số điểm ghi nhận được ở các bài kiểm tra có phần tẻ nhạt, khô khan bên trên, mình nghĩ các bạn đã có những hình dung ban đầu về khả năng, cũng như sức mạnh của cỗ máy Scar II thế hệ mới này rồi phải không nào ?

Có vài điểm mình cần lưu ý các bạn, đó là mẫu Scar II RTX 2060 mà mình dùng đánh giá có 16GB Ram single channel, thế nên sức mạnh của máy chưa phải ở mức tối ưu nhất, bên cạnh đó thì Power mình để ở chế độ Balanced, các bạn có thể chuyển qua High Performance, và bật Turbo trong ROG Armoury Crate để tăng nguồn điện cấp cho CPU, từ đó nâng cao hiệu năng cho i7-8750H, sẽ nhỉnh hơn kha khá các mẫu laptop gaming giá rẻ hoặc mỏng nhẹ cùng sử dụng con chip này.

Thêm bài kiểm tra tốc độ ĐỌC / GHI của ổ SSD trên 2 phiên bản, qua phần mềm CrystalDiskMark

So sánh 2 phiên bản Asus ROG Strix Scar II: RTX 2060 vs GTX 1060

So sánh 2 phiên bản Asus ROG Strix Scar II: RTX 2060 vs GTX 1060

So sánh 2 phiên bản Asus ROG Strix Scar II: RTX 2060 vs GTX 1060

Vào khoảng cuối năm ngoái (2018) thì Asus cũng đã giới thiệu 1 công cụ quản lý mới trên các mẫu laptop gaming tầm trung và cao cấp của hãng, có tên gọi là ROG Armoury Crate, thay thế cho ROG Gaming Center, nhìn chung thì mình thấy giao diện mới nhìn hiện đại, trực quan, các tính năng được phân chia rõ ràng để người dùng có thể tìm hiểu và thiết lập. Đây cũng có thể được coi là 1 điểm khác biệt giữa 2 phiên bản.

Khả năng chơi game, thông số FPS

Sở hữu cấu hình tốt, bàn phím gõ ổn, màn hình tần số cao 144Hz, tốc độ phản hồi 3ms, trải nghiệm chơi game, nhất là các tựa game bắn súng FPS trên cả 2 phiên bản đều ngon lành, tuyệt vời.

So sánh 2 phiên bản Asus ROG Strix Scar II: RTX 2060 vs GTX 1060

Game CS:GO (Counter Strike:Global Offensive)

So sánh 2 phiên bản Asus ROG Strix Scar II: RTX 2060 vs GTX 1060

Game Far Cry 5

So sánh 2 phiên bản Asus ROG Strix Scar II: RTX 2060 vs GTX 1060

Game PUBG (PlayerUnknown's Battlegrounds)

So sánh 2 phiên bản Asus ROG Strix Scar II: RTX 2060 vs GTX 1060

Game Rise of Tomb Raider

So sánh 2 phiên bản Asus ROG Strix Scar II: RTX 2060 vs GTX 1060

Sau đây thì mình sẽ đưa ra vài thông số FPS của Scar II RTX 2060 ở vài tựa game mới, mà ở thời điểm test con Scar II GTX 1060 chưa test được / hoặc game lúc đó chưa ra mắt. Các điểm số này thì mình không so sánh do là không có con Scar II GTX 1060 để làm thêm.

Ngoài ra mình cũng có test qua các tựa game hỗ trợ các công nghệ mới trên RTX, và so sánh chất lượng hình ảnh, mức độ hiển thị, sự chênh lệch điểm FPS để các bạn có thể tham khảo, và hình dung rõ hơn về khả năng của dòng card mới.

Game Tom Clancy's Ghost Recon: Wildlands

Độ phân giải Full HD, 144Hz, Power Balaced, thiết lập Max (Ultra):

FPS min: 35, max: 66, avg: 45-60

Game Shadow of the Tomb Raider
Độ phân giải Full HD, 144Hz, Power Balaced, thiết lập Ultra:

FPS min: 30, max: 70, avg: 55


Game Battlefield V 

Đây là tựa game có hỗ trợ 2 công nghệ Ray Tracing và DLSS nên mình đã bật 2 mục này, ở độ phân giải Full HD, 144Hz, Power Balaced, thiết lập Ultra (Custom):

FPS min: 32, max: 78, avg: 40-65

 

So sánh điểm số FPS khi bật / tắt 2 tính năng Ray Tracing và DLSS trong game 

So sánh chất lượng hình ảnh, mức độ hiển thị, sự chênh lệch điểm FPS

 

Game Metro Exodus

Cũng giống như Battlefield 5, thì đây cũng là tựa game được hỗ trợ 2 công nghệ mới. Với thiết lập mức cao nhất ở các tùy chọn (Quality: Extreme, Motion Blur: High, DLSS: On, Ray Tracing: Ultra,..), trên độ phân giải Full HD, 144Hz, Power Balaced,

FPS min: 33, max: 73, avg: 40-60

So sánh điểm số FPS khi bật / tắt 2 tính năng Ray Tracing và DLSS trong game 

So sánh chất lượng hình ảnh, mức độ hiển thị, sự chênh lệch điểm FPS

 

 

Qua các hình ảnh so sánh, các điểm số ghi nhận được, cũng như 1 số trải nghiệm thực tế, thì mình nhận thấy các laptop gaming RTX thật sự mang lại hiệu năng khác biệt hơn so với dòng card cũ, tuy nhiên các bạn nên mua khi đã nắm rõ nhu cầu sử dụng của bản thân, khả năng tài chính,..chứ đừng mua vì nó có hỗ trợ những công nghệ mới được quảng cáo. 

Vì thật sự qua 2 sản phẩm laptop có RTX mà mình sử dụng là Acer Triton 500, và con Scar II này, thì trên màn hình Full HD, 2 công nghệ mới Ray Tracing và DLSS chưa thể hiện được gì quá nổi trội, đặc sắc về mặt thị giác cho lắm. Ví dụ như khi chơi game mình cảm giác màn hình hơi lóa, như có 1 lớp sương mờ mờ trên màn hình, chưa sắc nét lắm, rổ rổ.

Là 1 chiếc laptop gaming, nhưng cấu hình của Scar II RTX 2060 còn có thể đáp ứng tốt cho nhu cầu công việc, mình với chuyên môn kiến trúc sư thì thường dùng trên laptop 1 số phần mềm như Sketchup, Auto Cad, 3Ds Max,…

Với hỗ trợ của RTX thì mình render, dựng hình, mô phỏng ánh sáng,.. tốt hơn khá nhiều so với dòng card GTX trước đây. 

So sánh nhiệt độ

Scar II được trang bị công nghệ tản nhiệt HyperCool Pro với hệ thống 2 quạt tản: 12V

Nhìn chung thì nhiệt độ của 2 phiên bản khi chơi game, cũng như lúc stress test vẫn ở mức cao, nhưng không tăng lên nhiều, có thể nói là ổn định, chứng tỏ là hệ thống tản nhiệt của Scar II hoạt động khá hiệu quả. Duy chỉ có điểm là quạt trên Scar II RTX 2060 mình thấy quay không được đều cho lắm, lúc mạnh lúc yếu, làm cho tiếng quạt lúc lớn lúc nhỏ, ảnh hưởng đôi chút tới trải nghiệm nhất là lúc mình chiến game trong thời gian dài.

Kết luận:

Vừa rồi là những so sánh, đánh giá của mình về 2 phiên bản Asus ROG Strix Scar II, cũng như 1 số trải nghiệm về hiệu năng của riêng con Scar II chạy card đồ họa RTX 2060 (GL504GV)

Theo cảm nhận cá nhân mình thì cả 2 phiên bản đều là những lựa chọn tốt trong phân khúc tầm trung, cận cao cấp này. Sở hữu thiết kế đẹp mắt, mỏng nhẹ trong phân khúc laptop màn hình 15,6 inch. Sức mạnh phần cứng, các công nghệ mới được áp dụng, cũng như màn hình tần số quét cao, tốc độ phản hồi nhanh,..Không quá lời khi cho rằng ROG Strix Scar II (GL504 series) là 1 trong những dòng sản phẩm laptop gaming thành công nhất của hãng Asus.

Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.

Techzones / HảiArt666