ASUS TUF GAMING A15 2021: CÓ NÂNG CẤP THAY ĐỔI NHƯNG NHIỆT ĐỘ VẪN CÒN CAO!

Dòng laptop gaming TUF từ trước tới giờ được hãng Asus định hướng vào phân khúc phổ thông, tầm trung dành cho học sinh sinh viên, hoặc những người mới đi làm với mức giá vừa phải, dễ tiếp cận, nhưng vẫn đảm bảo máy có được 1 cấu hình phần cứng đủ tốt để chiến game, hay làm các công việc khác từ nhẹ tới nặng như đồ họa, thiết kế.

Để cân bằng được hiệu năng và giá thành, thì hãng đã phải “hy sinh” giảm lược đi 1 số yếu tố khác như là thành phần vật liệu cấu tạo, chất lượng hiển thị màn hình trung bình khá, độ hoàn thiện cứng cáp và bền chắc của sản phẩm chỉ ở mức vừa đủ, nhiệt độ máy khi chơi game lâu hay làm việc nặng còn khá nóng, chưa được tối ưu tốt.

Và với mẫu laptop gaming TUF mới nhất năm nay 2021: Asus TUF Gaming A15 2021 (mã FA506QM-HN005T) chắc chắn sẽ vẫn có những băn khoăn và hoài nghi về chất lượng của sản phẩm, liệu nó đã được hãng Asus cải thiện hay chưa?

Có tạo được sự khác biệt tốt hơn hay chưa so với phiên bản trước và cả với những đối thủ trên thị trường để người dùng sẵn sàng bỏ tiền ra mua? Bài đánh giá sau đây của Techzones sẽ cho các bạn thêm nhiều thông tin chi tiết để tham khảo trước khi quyết định.

CẤU HÌNH

Cấu hình là điểm nâng cấp rõ nét nhất của TUF A15 mới này, lần này Asus tiếp tục kết hợp cùng đội đỏ AMD để tích hợp con chip Ryzen 5000 series thuộc loại mới nhất hiện nay trên laptop tầm trung, card đồ họa cũng là 1 trong những dòng mới nhất của đội xanh lá Nvidia.

  • CPU: AMD Ryzen 7-5800H (8 nhân 16 luồng, mức xung nhịp 3.2GHz - 4.4GHz, 16MB Cache, TDP 45W)
  • Ram: 16GB DDR4 bus 3200MHz (có 2 khe Ram, hỗ trợ tối đa 64GB bus 3200MHz)
  • GPU: Nvidia GeForce RTX 3060 6GB VRam (95W Boost)
  • SSD: M.2 PCIe NVMe 1TB (trong máy còn có thêm 1 khe M.2 PCIe / SATA 3)

CHƠI GAME

  • Do đây là máy mới toanh và thời gian mượn máy không được lâu, thế nên mình đã nhanh chóng thử ngay khả năng của chiếc máy này qua việc chơi game, laptop gaming mà!
  • 3 tựa game mình lựa chọn để chơi thuộc thể loại đi cảnh, hành động và bắn súng, theo cảm nhận của mình đây là những game có hình ảnh đồ họa đẹp mắt, chi tiết, chân thực, cùng lối chơi cuốn hút, hấp dẫn.
  • Và chúng đều có yêu cầu cấu hình phần cứng khá cao, cũng có thể gọi là “sát thủ phần cứng” với những mẫu laptop gaming phổ thông tầm trung, dù đã ra mắt được 1 khoảng thời gian ví dụ như là Assassin’s Creed: Odyssey, và Shadow of the Tomb Raider,….
  • Vậy thực tế khả năng chiến game của TUF Gaming A15 2021 sẽ ra sao? Các bạn có thể xem các con số FPS ghi nhận được trong quá trình mình trải nghiệm game.
  • Bên cạnh đó mình cũng có để thêm chỉ số FPS của 1 số mẫu máy khác mình đã từng test qua, có cấu hình gần tương tự để các bạn tham khảo: Lenovo Legion 5 (Ryzen 5-4600H và GTX 1650Ti 4GB), Legion 5 Pro (Ryzen 7-5800H và RTX 3060 6GB), TUF Gaming A15 2020 (Ryzen 7-4800H và GTX 1650Ti 4GB).

Game Assassin’s Creed: Odyssey

Test bằng tính năng Benchmark sẵn trong game:

 TUF Gaming A15 2021 (Ryzen 7-5800H và RTX 3060), độ phân giải Ful HD, thiết lập cao nhất Ultra High:

  •  Mức FPS cao nhất: 93 FPS, trung bình: 55 FPS
  •  TUF Gaming A15 2020 (Ryzen 7-4800H và GTX 1650Ti 4GB), độ phân giải Full HD, thiết lập Very High:
  •  Mức FPS cao nhất: 71 FPS, trung bình: 46 FPS
  •  Legion 5 Pro (Ryzen 7-5800H và RTX 3060 6GB), độ phân giải WQXGA hơn 2K, thiết lập Ultra High:
  •  Mức FPS cao nhất: 92 FPS, trung bình: 50 FPS

Chơi game thực tế:

TUF Gaming A15 2021 (Ryzen 7-5800H và RTX 3060), độ phân giải Ful HD, thiết lập cao nhất Ultra High:

  • Mức FPS cao nhất: 70 FPS, trung bình: 55 FPS
  • TUF Gaming A15 2020 (Ryzen 7-4800H và GTX 1650Ti 4GB), độ phân giải Full HD, thiết lập Very High:
  • Mức FPS cao nhất: 65 FPS, trung bình: 45 FPS
  • Legion 5 Pro (Ryzen 7-5800H và RTX 3060 6GB), độ phân giải WQXGA hơn 2K, thiết lập Ultra High:
  • Mức FPS cao nhất: 103, trung bình: 60 FPS

Game Far Cry 5

 

Test bằng tính năng Benchmark sẵn trong game:

TUF Gaming A15 2021 (Ryzen 7-5800H và RTX 3060), độ phân giải Ful HD, thiết lập cao nhất Ultra:

  • Mức FPS cao nhất: 115 FPS, trung bình: 97 FPS
  • Lenovo Legion 5 (Ryzen 5-4600H và GTX 1650Ti 4GB), độ phân giải Full HD, thiết lập Ultra:
  • Mức FPS cao nhất: 70 FPS, trung bình: 59 FPS

Game Shadow of the Tomb Raider

 

Test bằng tính năng Benchmark sẵn trong game:

TUF Gaming A15 2021 (Ryzen 7-5800H và RTX 3060), độ phân giải Ful HD, thiết lập cao nhất Highest:

  • Mức FPS cao nhất: 166 FPS, trung bình: 85 FPS
  • TUF Gaming A15 2020 (Ryzen 7-4800H và GTX 1650Ti 4GB), độ phân giải Full HD, thiết lập Very High:
  • Mức FPS cao nhất: 140 FPS, trung bình: 53 FPS
  • Legion 5 Pro (Ryzen 7-5800H và RTX 3060 6GB), độ phân giải WQXGA hơn 2K, có bật Ray Tracing, thiết lập Highest:
  • Mức FPS cao nhất: 105 FPS, trung bình: 65 FPS
  • Lenovo Legion 5 (Ryzen 5-4600H và GTX 1650Ti 4GB), độ phân giải Full HD, thiết lập Highest:
  • Mức FPS cao nhất: 105 FPS, trung bình: 50 FPS

Chơi game thực tế:

  • TUF Gaming A15 2021 (Ryzen 7-5800H và RTX 3060), độ phân giải Ful HD, thiết lập cao nhất Highest:
  • Mức FPS cao nhất: 110 FPS, trung bình: 86 FPS
  • TUF Gaming A15 2020 (Ryzen 7-4800H và GTX 1650Ti 4GB), độ phân giải Full HD, thiết lập Very High:
  • Mức FPS cao nhất: 75 FPS, trung bình: 62 FPS
  • Legion 5 Pro (Ryzen 7-5800H và RTX 3060 6GB), độ phân giải WQXGA hơn 2K, có bật Ray Tracing, thiết lập Highest:
  • Mức FPS cao nhất: 90 FPS, trung bình: 70 FPS
  • Lenovo Legion 5 (Ryzen 5-4600H và GTX 1650Ti 4GB), độ phân giải Full HD, thiết lập Highest:
  • Mức FPS cao nhất: 70 FPS, trung bình: 60 FPS

Qua các chỉ số FPS ghi nhận được ở trên, các bạn game thủ hoàn toàn có thể chơi tốt và ổn định ở thiết lập đồ họa cao trong các tựa game nặng AAA hiện nay, Asus TUF Gaming A15 2021 đáp ứng tốt trong việc xử lý mượt mà các khung cảnh đồ họa đẹp mắt, các hiệu ứng ánh sáng, cháy nổ và bóng đổ phức tạp,....

Nói chung tùy theo cảm nhận và trải nghiệm của mỗi bạn, có bạn thích FPS cao càng cao, còn có bạn thì lại thích đồ họa đẹp mắt nhất có thể, thế nên chúng ta có thể cân nhắc tùy chỉnh thiết lập ở mức Medium và High là ok nhất.

HIỆU NĂNG BENCHMARK

Không chỉ chơi game, sự kết hợp sức mạnh của bộ đôi Ryzen R7-5800H và RTX 3060 hiển nhiên còn mang lại nhiều khả năng khác cho người sử dụng: từ xử lý nhanh chóng và dễ dàng các công việc văn phòng, tới việc chạy các phần mềm thiết kế đồ họa và kiến trúc 2D-3D, rồi chỉnh sửa ảnh, cắt ghép video,..vv…

 Giờ thì chúng ta sẽ đi sâu hơn về hiệu năng của mẫu TUF A15 2021 này qua các bài test benchmark, và tiếp tục so sánh điểm số với 1 số mẫu máy khác.

PCMark 10

TUF Gaming A15 2021 (Ryzen 7-5800H và RTX 3060): 6712

TUF Gaming A15 2020 (Ryzen 7-4800H và GTX 1650Ti 4GB): 5115

Legion 5 Pro (Ryzen 7-5800H và RTX 3060 6GB): 6955

Lenovo Legion 5 (Ryzen 5-4600H và GTX 1650Ti 4GB): 4982

PCMark 10 Express

TUF Gaming A15 2021 (Ryzen 7-5800H và RTX 3060): 5875

Lenovo Legion 5 Pro (Ryzen 7-5800H và RTX 3060 6GB): 5867

Lenovo Legion 5 (Ryzen 5-4600H và GTX 1650Ti 4GB): 4849

PCMark 10 Extended

TUF Gaming A15 2021 (Ryzen 7-5800H và RTX 3060): 8167

Lenovo Legion 5 Pro (Ryzen 7-5800H và RTX 3060 6GB): 8599

3DMark

3DMark Time Spy

TUF Gaming A15 2021 (Ryzen 7-5800H và RTX 3060): 7376

TUF Gaming A15 2020 (Ryzen 7-4800H và GTX 1650Ti 4GB): 3878

Legion 5 Pro (Ryzen 7-5800H và RTX 3060 6GB): 8937

Lenovo Legion 5 (Ryzen 5-4600H và GTX 1650Ti 4GB): 3976

3DMark Time Spy Extreme

TUF Gaming A15 2021 (Ryzen 7-5800H và RTX 3060): 3595

TUF Gaming A15 2020 (Ryzen 7-4800H và GTX 1650Ti 4GB): 1772

Legion 5 Pro (Ryzen 7-5800H và RTX 3060 6GB): 4238

Lenovo Legion 5 (Ryzen 5-4600H và GTX 1650Ti 4GB): 1820

3DMark Fire Strike

TUF Gaming A15 2021 (Ryzen 7-5800H và RTX 3060): 17623

TUF Gaming A15 2020 (Ryzen 7-4800H và GTX 1650Ti 4GB): 9052

Legion 5 Pro (Ryzen 7-5800H và RTX 3060 6GB): 19911

Lenovo Legion 5 (Ryzen 5-4600H và GTX 1650Ti 4GB): 9248

3DMark Fire Strike Extreme

TUF Gaming A15 2021 (Ryzen 7-5800H và RTX 3060): 8848

TUF Gaming A15 2020 (Ryzen 7-4800H và GTX 1650Ti 4GB): 4467

Legion 5 Pro (Ryzen 7-5800H và RTX 3060 6GB): 9976

Lenovo Legion 5 (Ryzen 5-4600H và GTX 1650Ti 4GB): 4551

3DMark Fire Strike Ultra

TUF Gaming A15 2021 (Ryzen 7-5800H và RTX 3060): 4717

TUF Gaming A15 2020 (Ryzen 7-4800H và GTX 1650Ti 4GB): 2094

Legion 5 Pro (Ryzen 7-5800H và RTX 3060 6GB): 5372

Lenovo Legion 5 (Ryzen 5-4600H và GTX 1650Ti 4GB): 2160

3DMark Night Raid

TUF Gaming A15 2021 (Ryzen 7-5800H và RTX 3060): 39785

TUF Gaming A15 2020 (Ryzen 7-4800H và GTX 1650Ti 4GB): 26487

Legion 5 Pro (Ryzen 7-5800H và RTX 3060 6GB): 51820

Lenovo Legion 5 (Ryzen 5-4600H và GTX 1650Ti 4GB): 26808

3DMark Port Royal

TUF Gaming A15 2021 (Ryzen 7-5800H và RTX 3060): 4367

Legion 5 Pro (Ryzen 7-5800H và RTX 3060 6GB): 5133

Final Fantasy XV Windows Edition Benchmark

TUF Gaming A15 2021 (Ryzen 7-5800H và RTX 3060)

Standard Quality, Full HD: 9311

High Quality, Full HD: 7469

TUF Gaming A15 2020 (Ryzen 7-4800H và GTX 1650Ti 4GB)

Standard Quality, Full HD: 5421

Legion 5 Pro (Ryzen 7-5800H và RTX 3060 6GB)

Standard Quality, Full HD: 11143

High Quality, Full HD: 8319

Legion 5 (Ryzen 5 4600H và GTX 1650Ti 4GB)

Standard Quality, Full HD: 5552

High Quality, Full HD: 3967

Sức mạnh đa nhân của Ryzen R7-5800H (8 nhân 16 luồng) thể hiện rất rõ khi mình thử nghiệm máy ở bài test V-Ray, Corona Render, Cinebench R20 và Cinebench R23, khi mà thậm chí điểm số ghi nhận được khá vượt trội so với các mẫu laptop gaming cùng phân khúc trang bị chip Intel.

Cinebench R20

TUF Gaming A15 2021 (Ryzen 7-5800H và RTX 3060) ĐA NHÂN: 4738, ĐƠN NHÂN: 542

TUF Gaming A15 2020 (Ryzen 7-4800H và GTX 1650Ti 4GB) ĐA NHÂN: 3913, ĐƠN NHÂN: 485

Legion 5 Pro (Ryzen 7-5800H và RTX 3060 6GB) ĐA NHÂN: 4984, ĐƠN NHÂN: 555

Lenovo Legion 5 (Ryzen 5-4600H và GTX 1650Ti 4GB) ĐA NHÂN: 3369, ĐƠN NHÂN: 453

Cinebench R23

TUF Gaming A15 2021 (Ryzen 7-5800H và RTX 3060) ĐA NHÂN: 12001, ĐƠN NHÂN: 1392

Legion 5 Pro (Ryzen 7-5800H và RTX 3060 6GB) ĐA NHÂN: 12787, ĐƠN NHÂN: 1428

Corona 1.3 Benchmark

TUF Gaming A15 2021 (Ryzen 7-5800H và RTX 3060) thời gian render 0:01:51

TUF Gaming A15 2020 (Ryzen 7-4800H và GTX 1650Ti 4GB) thời gian render 0:02:21

Legion 5 Pro (Ryzen 7-5800H và RTX 3060 6GB) thời gian render 0:01:45

Lenovo Legion 5 (Ryzen 5-4600H và GTX 1650Ti 4GB) thời gian render 0:02:55

V-Ray Benchmark 5.0

TUF Gaming A15 2021 (Ryzen 7-5800H và RTX 3060) V-Ray: 8581, V-Ray GPU RTX: 719

Legion 5 Pro (Ryzen 7-5800H và RTX 3060 6GB) V-Ray: 9034, V-Ray GPU RTX: 724

  • Xem kết quả đo tốc độ của ổ SSD 1TB M.2 NVMe PCIe trong A15, các bạn có thể thấy nó hoạt động khá tốt, tốc độ ĐỌC/GHI các tập tin từ bình thường cho tới 4K đạt kết quả khá cao, nếu so sánh với các sản phẩm laptop trong cùng tầm giá, cùng phân khúc thì tốc độ ổ SSD trong Asus TUF Gaming A15 2021 này cũng không phải dạng vừa đâu!
  • Tốc độ khởi động win của máy mình ghi nhận được từ lúc bấm nút khởi động cho tới màn hình đăng nhập là khoảng 8 giây, còn tới giây thứ 20 thì máy đã hoàn toàn “ready” sẵn sàng để bạn sử dụng.
  • Việc load game, ứng dụng, mở file thư mục full hd không che,…vv…cũng nhanh chóng, tạo sự thoải mái và hứng khởi cho người dùng!

HỆ THỐNG TẢN NHIỆT

  • Thông qua quá trình sử dụng máy, kiểm tra benchmark và chơi game, thì mình cũng theo dõi nhiệt độ của máy thay đổi lên xuống như thế nào, qua đó đánh giá khả năng của hệ thống tản nhiệt bên trong Asus TUF Gaming A15 2021.
  • Trong máy có 2 quạt tản cho CPU và GPU, cùng 4 ống đồng, sử dụng máy trong điều kiện phòng quạt 30 độ, máy chế độ Turbo, pin Performance, sau gần 3 tiếng test hiệu năng và chơi game liên tục mình ghi nhận được nhiệt độ của GPU chỉ loanh quanh mức 80 độ C, còn CPU trung bình thì khoảng 90-92 độ C đổ lại.
  • Mức nhiệt độ có thể coi là khá cao, tuy nhiên thực tế mình sử dụng, thì phần bàn phím cụ thể là khu vực các phím W A S D mình không thấy nóng, khó tính lắm thì chỉ cảm thấy hơi ấm ấm nhẹ, khu vực kê tay cũng mát mẻ, không ảnh hưởng tới trải nghiệm, thêm 1 phần nữa là hướng lỗ thoát nhiệt, hơi nóng được thổi chủ yếu ra phía sau.

  • Trong khi đó qua các hình ảnh trong game mình chụp lại được thì con chip Ryzen R7-5800H đã thể hiện sức mạnh rất ổn định, xung nhịp giữ ở mức cao, thế nên để có trải nghiệm chiến game tốt hơn, mà lại muốn máy đỡ nóng hơn, và các bạn cũng đỡ thấy “xót” máy hơn thì chúng ta nên sử dụng trong phòng máy lạnh, kê đít máy lên cao hơn hoặc sử dụng thêm các phương pháp hỗ trợ khác như đế tản nhiệt, quạt hút gió..
  • Chuyển qua “hành hạ” TUF A15 bằng các bài stress test cường độ cao, chế độ máy vẫn là Turbo, mình ghi nhận nhiệt độ cao nhất của CPU là khoảng 95 độ C, trung bình vẫn là tầm 90-92 độ, còn GPU cũng tăng lên đôi chút là tầm 86-87 độ C.
  • Nhiệt độ cao là thế, nhưng TUF A15 vẫn vượt qua khá tốt các bài stress test trong thời gian hơn 10 phút cho tới 30 phút, với mức xung nhịp khá ổn định, dao động trong mức 2.7 GHz-3.5 GHz, thế nên đối với các công việc cần render như là dựng video clip, bản vẽ 3D nhà cửa nội thất,..trong tầm giá 30 – 35 triệu thì người dùng có thể tham khảo và xem xét mẫu laptop này, khi mà việc build 1 dàn pc ở hiện tại rất khó khăn và tốn kém chi phí.
  • Tiếng quạt vẫn kêu khá to ở chế độ Turbo là điều khó tránh khỏi.
  • Laptop gaming chơi game hoặc sử dụng cho các tác vụ nặng trong thời gian dài là sẽ phải nóng rồi, chủ yếu là trải nghiệm thực tế và mức độ “chấp nhận” của mỗi người thế nào: với người này nhiệt độ như này là cao, người kia như thế lại là bình thường, quan trọng là chúng ta mua máy với mục đích để phục vụ bản thân, chỉ cần lưu ý sử dụng máy 1 cách điều độ, và khoảng 6 tháng 1 năm cho em ấy đi spa vệ sinh và tra keo tản nhiệt!!

THIẾT KẾ VẺ NGOÀI

  • Đã trải nghiệm qua mẫu TUF Gaming A15 2020 thế nên mình dễ dàng nhận ra Asus vẫn giữ gần như nguyên vẹn các chi tiết đặc trưng về kiểu dáng lên phiên bản 2021 này: 1 thiết kế góc cạnh, hầm hố, với mặt A (nắp máy) được làm từ kim loại, phẳng nhẵn với 4 con ốc kiểu ở 4 góc, mặt C với các đường cắt, gân sọc nổi mạnh mẽ đặc trưng của dòng laptop gaming Asus,…các điểm nổi bật dễ dàng tạo sự thu hút và chú ý của các game thủ.
  • Phần bản lề của máy mình thấy chắc chắn, có thể gập mở nắp máy nhiều lần liên tục đơn giản chỉ bằng một tay, phía trên có một phần gờ lên giúp các bạn dễ dàng mở nắp máy hơn.
  • Có 2 điểm khác biệt để chúng ta dễ phân biệt phiên bản 2021 và 2020: đầu tiên đó là trên bản 2021, ở phần mặt A chúng ta sẽ có 1 dòng chữ TUF nổi bật, thêm logo TUF được thiết kế mới hoàn toàn và vị trí cũng không nằm ở chính giữa trung tâm như bản 2020 mà hơi lệch sang góc trên.
  • Ngoài ra là trên bản TUF 2021 này khe tản nhiệt ở cạnh hông phải của máy đã được mở “full” chứ không còn bị bịt che bớt 1 phần như trước, qua đó tăng thêm khả năng tản nhiệt cho máy. 
  • Kích thước và trọng lượng của 2 phiên bản gần như tương tự nhau, duy chỉ có TUF Gaming A15 2021 sẽ mỏng hơn bản 2020 đôi chút (2,28 cm so với 2,47 cm).

 

CỔNG KẾT NỐI

  • Cá nhân mình đánh giá cao việc bố trí các cổng kết nối trên dòng TUF từ trước tới nay mà mình có dịp trải nghiệm qua (FX504, FX505, FX705, TUF Gaming A15) khi gần như toàn bộ các cổng kết nối đều được qua cạnh trái của máy, thứ 1 sẽ không gây vướng víu cho tay sử dụng chuột rời khi sử dụng đồng thời nhiều kết nối cùng lúc, thứ 2 là bạn sẽ không cần quá bận tâm trong việc nhớ vị trí cổng kết nối mà mình cần sử dụng nằm ở bên cạnh nào.
  • Danh sách các cổng kết nối khá đa dạng và đầy đủ cho nhu cầu sử dụng: 3 cổng USB-A 3.2 gen 1, 1 cổng USB-C 3.2 gen 2, jack tai nghe kèm mic 3.5, cổng mạng RJ45, và 1 cổng HDMI 2.0.
  • Trên TUF Gaming A15 vẫn sẽ không có khe đọc thẻ nhớ và cổng Display Port như thế hệ trước. Bên cạnh đó thì máy cũng được trang bị các kết nối không dây xịn xò ở thời điểm hiện tại như Wifi 6, chuẩn Bluetooth 5.2.

MÀN HÌNH

  • Màn hình cũng là điểm không có sự khác biệt so với thế hệ tiền nhiệm, vẫn các thông số cơ bản của 1 màn hình laptop: kích thước 15.6inch, độ phân giải Full HD, tấm nền IPS cho góc nhìn rộng.
  • Viền trên của máy khá mỏng nhưng vẫn đủ để trang bị Webcam, viền dưới của máy vẫn còn dày nhưng theo mình cũng khá tiện dụng, vì nó đẩy màn hình lên cao hơn giúp người dùng xem nội dung được bao quát.
  • Trang bị tấm nền IPS của 1 hãng khá xa lạ là Panda sản xuất, cảm nhận thực tế trong quá trình trải nghiệm máy, thì mình thấy màu sắc và chi tiết được màn hình hiển thị ở mức trung bình khá, không quá đẹp hay rực rỡ, bắt mắt cho lắm.
  • Độ phủ màu sRGB đo chỉ khoảng 65%, độ chuẩn màu và độ sáng cũng không cao, bù lại thì màn có tần số quét 144Hz giúp việc hiển thị mượt mà, ngay cả khi di chuột cũng có thể cảm nhận được.
  • Kết hợp với công nghệ Adaptive Sync giúp đồng bộ giữa tần số quét của màn hình và tốc độ dựng hình (render rate) của máy, giảm thiểu tối đa tình trạng xé hình và giật lag trong quá trình sử dụng máy, nhất là khi chiến game.
  • Nhìn chung màn hình trên TUF Gaming A15 2021 đáp ứng tốt nhu cầu về chơi game, giải trí, thiết kế và đồ họa 2D, 3D nhẹ nhàng, ở mức cơ bản chứ không phải dạng chuyên nghiệp.

BÀN PHÍM VÀ TOUCHPAD

  • Khu vực kê tay và khung bàn phím của TUF Gaming A15 được làm từ nhựa, nhưng vẫn rất chắc chắn, ít thấy hiện tượng flex hay ọp ẹp.
  • Được trang bị bàn phím full size với layout quen thuộc trên dòng gaming của Asus: trải nghiệm gõ phím thoải mái, nhẹ nhàng, phản hồi nhanh với công nghệ Overstroke, các phím W A S D được tối ưu cho việc chơi game.
  •  Thêm nữa là bàn phím vẫn có Led nền RGB tinh chỉnh qua Armoury Crate, tuy không phải RGB từng phím hay theo vùng, nhưng ít ra cũng giúp bàn phím bắt mắt hơn, dễ thu hút hơn so với màu đơn sắc.
  • Touchpad có kích thước khá lớn, các nút chuột trái và phải tách biệt cho cảm giác nhấn khá êm, bề mặt touchpad được làm sần cho độ bám tay tốt, nhưng có vẻ hơi sần quá nên cảm giác vuốt lướt không quá mượt, trải nghiệm ở mức ổn, đủ dùng, hỗ trợ thao tác đa điểm tốt.
  • Dòng sản phẩm TUF nói chung và A15 2021 nói riêng đều được Asus quảng bá và nhấn mạnh về độ bền đạt chuẩn quân đội cao cấp, hiểu nôm na là máy đã vượt qua các bài kiểm tra về thử nghiệm va đập, rơi rớt ngoài ý muốn, sử dụng máy trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm khắc nghiệt,…
  • Tuy thực tế thì cũng không mấy người dùng phổ thông, kể cả game thủ quan tâm cho lắm, điều thiết thực nhất họ cần là các yếu tố cơ bản có độ hoàn thiện tốt, ví dụ như phần bản lề chắc, khung màn hình không lỏng lẽo, khung máy và bàn phím ít bị hoặc không bị hiện tượng flex…chứ chẳng ai muốn laptop của mình bị rơi hay va đập để kiểm nghiệm độ cứng cáp cả!!
  • Nhìn chung, sau 1 tuần sử dụng máy, theo đánh giá cá nhân mình thì Asus TUF Gaming A15 2021 có độ hoàn thiện tổng thể chung tốt, thiết kế không phải là mới, nhưng được cải thiện và hoàn chỉnh thêm 1 số chi tiết: chất liệu bề mặt kết hợp giữa kim loại và nhựa được xử lý tốt, mở rộng khe tản nhiệt, bản lề cho cảm giác chắc chắn,…
  • Bên cạnh đó thì người mua máy sẽ có tận 2 năm bảo hành chính hãng, chưa kể có thể mua thêm gói bảo hành nên có thể yên tâm mà sử dụng.

TỔNG KẾT

  • Asus TUF Gaming A15 trong năm nay chủ yếu mang lại nâng cấp mạnh về mặt cấu hình cũng như khả năng tản nhiệt, đó cũng là điều cần thiết mà những ai quan tâm tới mẫu laptop gaming này mong muốn, nhất là các bạn game thủ khi RTX 3060 có thể chiến được mọi tựa game ở thời điểm hiện tại trên các mức thiết lập đồ họa cao.
  • Tuy nhiên sẽ vẫn có nhiều hoài nghi và đánh giá về sản phẩm này, nhất là độ bền theo thời gian của máy và nhiệt độ của máy vẫn còn khá cao khi sử dụng các tác vụ nặng và chơi game trong thời gian dài. Còn các bạn cảm thấy Asus TUF Gaming A15 2021 (mã FA506QM-HN005T) như thế nào? Hãy cho Techzones biết ý kiến nhé, xin cảm ơn các bạn đã xem bài đánh giá này.

Techzones / Leo666

ASUS TUF Gaming A15 2021

ASUS TUF Gaming A15 2021

19.190.000 ₫
20.990.000 ₫
  • Màn hình: 15.6" 144/240Hz
  • CPU: Ryzen 5000 Series
  • RAM: DDR4-3200
  • SSD: 512GB / 1TB
  • VGA: RTX 30 Series
  • Trọng lượng: 2.3 kg