Bí quyết tự build pc cho máy tính chơi game tuyệt đỉnh

Tài khoản của bạn sẽ tăng lên một rank mới. Bạn sẽ được mọi người ngưỡng mộ, tán thưởng sau mỗi trận game chiến thắng. Muốn có được những điều trên ngoài kỹ năng chơi game giỏi, bạn cần phải trang bị cho mình một dàn PC mạnh mẽ.

Nào cùng Techzones tham khảo ngay bí quyết tự build PC cho máy tính chơi game qua bài viết này nhé!

10 Triệu Cho Bộ PC Gaming Trong Năm 2019 Sẽ Như Thế Nào ? - YouTube 

Trước khi bắt đầu tự build PC bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin linh kiện. Bạn nên chọn mua những linh kiện được sản xuất từ các thương hiệu uy tín, có chế độ bảo hành tốt. Dưới đây là một số linh kiện cần thiết để build một PC chơi game.

1. Bộ xử lý CPU

Thảo luận về nhân, luồng, đơn nhân và đa nhân CPU- chọn cpu nào ...

Đầu tiên hãy bắt đầu với bộ xử lý trung tâm CPU vì đây là thành phần điều khiển mọi chương trình hoạt động đến các thiết bị khác. Hãy xem xét thật kỹ những thông số liên quan CPU như tốc độ xung nhịp, số nhân, luồng xử lý,...Vì tốc độ xung nhịp càng cao thì bộ vi xử lý thực hiện càng nhanh, và đồng thời CPU có số lượng nhân và luồng xử lý cao sẽ cho phép bạn thực hiện nhiều tác vụ cùng một lúc.

2. Bo mạch chủ

Nếu CPU có nhiệm vụ xử lý, cung cấp dữ liệu đầu vào thì bo mạch chủ có nhiệm vụ kết nối và truyền tải những thông tin này cho tất cả các thành phần khác trong PC bao gồm card đồ họa, bộ nhớ, ổ cứng, ổ đĩa quang…

Kết quả hình ảnh cho Bo mạch chủ

Để PC hoạt động hiệu quả cách tốt nhất bạn nên build CPU và bo mạch chủ cùng một lúc, vì có một số yêu cầu bắt buộc về tính tương thích giữa 2 bộ phận này. Nếu muốn biết độ tương thích bạn sử dụng công cụ Intel® Desktop Compatibility Tool để kiểm tra.

3. Card đồ họa

Hiện nay, trên thị trường có 2 loại card đồ họa được sử dụng phổ biến nhất đó là card được tích hợp (onboard) và card VGA rời. Đối với game thủ nếu muốn trải nghiệm các tựa game đỉnh cao thì tốt hơn hết bạn nên trang bị cho PC card VGA rời của Nvidia hoặc AMD.

Top 3 card đồ họa cũ chơi game tốt nhất hiện nay

Và trong card VGA rời, bạn phải đặc biệt chú ý đến chỉ số tốc độ khung hình của GPU. Chỉ số này càng cao, trải nghiệm chơi game càng đỉnh. Thông thường, nếu tốc độ này thấp hơn 60 fps thì sẽ xảy ra hiện tượng giật lag. Còn nếu tốc độ đạt từ 90 fps trở lên thì bạn có thể tha hồ chơi các tựa game thực tế ảo.

4. Bộ nhớ RAM

Bộ nhớ RAM càng lớn thì việc truy cập vào các phần mềm, tựa game sẽ nhanh hơn và hỗ trợ chạy đa tác vụ game mượt mà hơn. Chính vì vậy, bạn cần phải trang bị cho PC một bộ nhớ RAM với dung lượng khủng để dễ dàng truy cập mọi tựa game.

Bộ nhớ RAM

Thông thường, dung lượng RAM 8GB là đã có thể đáp ứng tốt để các tác vụ đa nhiệm. Còn nếu bạn trải nghiệm những tựa game hạng nặng, bạn cần trang bị RAM có dung lượng từ 16GB trở lên.

5. Ổ cứng lưu trữ SSD hoặc HDD

HDD vs SSD: Ổ đĩa nào sẽ nắm giữ tương lai lưu trữ? (phần 1)

Một thành phần quan trọng nữa khi build PC đó chính là ổ cứng lưu trữ. Hiện nay, trên thị trường có 2 loại ổ cứng được sử dụng nhiều nhất là SSD và HDD. Và phần lớn máy tính chơi game đều được trang bị ổ cứng SSD. Ổ cứng này giúp tăng tốc độ tải game nhanh hơn và cho thời gian phản hồi chỉ trong vài giây.

6. Bộ nguồn điện (PSU)

Bộ nguồn điện (PSU)

Có thể nói đây là bộ phận mà bất kỳ game thủ nào cũng quan tâm vì một bộ nguồn điện ổn định sẽ giúp máy tính hoạt động hiệu quả hơn, giảm bớt tình trạng nóng ảnh hưởng tới phần cứng. Do đó, tốt nhất bạn nên chọn mua bộ nguồn PSU từ một thương hiệu đáng tin cậy, có chế độ bảo hành tuyệt vời.

7. Hệ thống tản nhiệt

Bất kỳ một PC hay máy tính chơi game nào khi thực hiện các tác vụ nặng đều sẽ rất nóng do lượng nhiệt thoát ra cao. Vì vậy, để trải nghiệm game không gián đoạn bạn cần bổ sung thêm cho PC hệ thống làm mát.

Thông thường, một số CPU, card đồ họa và các bộ case PC được trang bị thêm quạt tản nhiệt riêng nhưng một số lại không có. Do đó tốt nhất bạn nên trang bị cho PC một hệ thống tản nhiệt hỗ trợ.

Hướng dẫn chọn linh kiện pc gaming tiết kiệm cho sinh viên, học ...

Hiện nay, có hai loại hệ thống làm mát được nhiều người sử dụng đó là tản nhiệt khí và tản nhiệt bằng chất lỏng. Hệ thống làm mát khí thường có chi phí thấp và dễ dàng lắp đặt, trong khi đó hệ thống làm mát bằng chất lỏng có giá đắt hơn, quá trình lắp ráp phức tạp nhưng đổi lại nó hoạt động hiệu quả cao hơn.

8. Case bảo vệ

Case bảo vệ

Lựa chọn case bảo vệ cũng là một quyết định quan trọng, vì vậy bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Hãy kiểm tra tất cả phần cứng bạn chuẩn bị build xem có thích hợp với case hay không?
  • Xem không gian PC có thể bổ sung thêm ổ cứng không?
  • Kiểm tra thông tin case có chứa được hệ thống làm mát hay quạt tản nhiệt không?
  • Rà soát khả năng quản lý hệ thống dây cáp trên case?
  • Đặc biệt, kiểm tra xem case có tương thích với bo mạch chủ không?

Nếu thỏa mãn đầy đủ các điều trên thì bạn hãy cứ tự tin build cho PC một case bảo vệ hợp lý.

Hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn tự build PC cho máy tính chơi game của mình tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Tham khảo bài viết liên quan:

>>> Chọn linh kiện PC như thế nào để tự build PC dễ nhất?