Các đồng hồ thông minh thể thao thật tuyệt, nhưng yếu tố gì mới khiến người dùng muốn tìm hiểu sâu hơn ?

Tôi vừa trở về từ chuyến nghỉ hè ở Barcelona và tham gia Đại hội Mobile World, thực sự là không có nhiều thiết bị “wearables” để thảo luận nhiều, cũng là vài ý tưởng hay và khái niệm được sử dụng lập lại nhiều lần. Nói chung buổi trưng bày hơi buồn tẻ, yên ắng.

Câu chuyện lớn nhất là từ chiếc đồng hồ thông minh Huawei 2 - chiếc đồng hồ thông minh thế hệ thứ 2 của Android, được ra mắt với 2 phiên bản: Thể thao và Cổ điển.

Chiến lược này cũng khá giống với ý tưởng của Samsung khi cho ra đời Gear S3 Frontier và Cổ Điển, hoặc gần đây nhất là LG với 2 loại đồng hồ thông minh: Thể thao và Phong cách. Chúng ta cũng thấy rõ ràng được điều gì đang xảy ra trên thị trường: Các công ty đang bị hấp dẫn bởi ý tưởng tạo ra 2 dòng đồng hồ hoàn toàn khác nhau, 1 dòng thì chuyên về kiểu dáng “bắt mắt”, dòng còn lại thì hơi cồng kềnh hơn nhưng đầy đủ các tính năng cho thể thao.

Đây cũng là những gì Apple đã làm cho Series 2, biến nó trở thành chiếc đồng hồ thể thao với thiết bị GPS cài đặt bên trong và tính năng theo dõi bơi lội. Sự cải tiến của Huawei thì cũng dễ hiểu hơn bởi đơn giản là các tính năng cho thể thao đang trở thành tiêu chí phát triển của các hãng sản xuất “wearables” nói chung và đồng hồ thông minh nói riêng. Lý do từ nhu cầu người dùng vẫn muốn theo dõi các chỉ số đo được trong lúc tập luyện, chạy bộ hay đang bơi. 


 (Đo VO2 Max thì tốt thôi, nhưng hãy làm những tính năng cơ bản trở nên chính xác hơn trước đi đã ! )

 

Hệ thống cảm ứng sinh trắc học cung cấp các dữ liệu đo nhịp tim liên tục và số đo VO2 Max (lượng O2 trong máu) giống như đồng hồ thể thao Huawei 2 Sport, được áp dụng cho đồng hồ thông minh bất kể kích thước của thiết bị như thế nào. Do đó các hãng sản xuất không làm qua loa cho tính năng này, họ đang nghiên cứu để tăng độ chính xác cho thiết bị.

Sau khi đã gắn bó với Watch 2 và tham khảo về các tính năng thì tôi nghĩ rằng chắc không có cách nào để thay thế được chiếc đồng hồ tuyệt vời tôi đã tin dùng như vậy. Đồng ý là chiếc đồng hồ mang nhiều tính năng cần thiết và quan trọng như GPS cài đặt bên trong, theo dõi nhịp tim và vài phân tích nâng cao khác nhưng mang nhiều tính năng là 1 chuyện, còn để bạn kiểm tra độ chính xác và hoạt động hiệu quả tới mức nào thì đấy lại là câu chuyện khác nữa.

Tuổi thọ pin không phải là vấn đề cho đồng hồ thông minh nói chung nhưng để mang nhiều tính năng thể thao hơn thì đây là vấn đề đáng quan tâm. Nếu bạn bảo với người dùng của Garmin, Polar hoặc TomTom rằng cách vài ngày bạn phải sạc pin cho đồng hồ thì coi chừng bạn bị cười vào mặt đấy, vì các loi đồng hồ trên đều có thời lượng pin khá lâu (tính theo tháng, chứ không theo ngày đâu).

Chẳng phải chỉ mỗi vấn đề về pin mà phần mềm cũng phải được cải tiến nhiều hơn nữa. Nhìn chung, hầu hết các đồng hồ thông minh chưa hoàn hảo nhưng chúng đang được phát triển và cải tiến từng ngày. Các ứng dụng như Google Fit, Apple Workout và ứng dụng 3rd party cũng cần cải thiện.

Không chỉ có mình tôi cảm giác như vậy đối với hướng phát triển của đồng hồ thông minh trong những tháng gần đây, vài người bạn của tôi đang dùng đồng hồ Apple Series 2 bảo với tôi rằng họ không thể nào làm quen được với chiếc đồng hồ này mỗi khi tập luyện hay chạy bộ.

Đừng hiểu sai ý tôi nhé, tôi không chê bai gì về đồng hồ thông minh đâu, bạn phải trải nghiệm vài thứ giống như chiếc Polar M600 – được cải tiến nhiều về phần mềm, Strava trong New Balance RunIQ, bạn sẽ thấy mọi thứ đang đi đúng hướng đấy. Cho đến khi bạn thức dậy và đeo bất kỳ chiếc đồng hồ nào Polar, Garmin hay TomTom thì bình thường chúng vẫn là đồng hồ để đeo trên tay và trở nên chuyên nghiệp hơn khi bạn bắt đầu tập luyện. Đây chính là điều tuyệt vời của đồng hồ thông minh mà tôi đang nói đến: Cải thiện những tính năng cơ bản nhất trở nên tuyệt vời (chính xác cao) trước khi phát triển thêm tính năng mới. 

ý kiến của các bạn về vấn đề trên thế nào ? Hãy chia sẻ cùng Techzones nhé 

Nguồn: Wareable / by Michael Sawh 
Dịch:
Techzones / HảiArt666