Các vấn đề thường gặp trên màn hình OLED và LCD

Kỷ nguyên công nghệ thế kỷ 21 chứng kiến sự trỗi dậy của các ông lớn như Samsung, Sony, Panasonic… Cùng với các thiết bị điện tử dân dụng như điều hòa, tủ lạnh, điện thoại di động… thì TV đang là mặt hàng được săn đón hàng đầu của người tiêu dùng ở khắp mọi nơi. Từ CRT cho đến LCD, và mới đây nhất là OLED, đều khiến người sử dụng cảm thấy thích mê. Tuy nhiên, đi kèm lợi ích, những loại màn hình công nghệ mới như LCD hay OLED cũng gặp không ít vấn đề.

Sau đây là những vấn đề phổ biến nhất, đã được chứng thực trên hai loại màn hình máy tính bán chạy nhất: LCD và OLED. Vấn đề đầu tiên, có lẽ là điều nhiều người tiêu dùng suy nghĩ khi chọn mua màn OLED và LCD, đó là hiện tượng burn-in:

1. Burn- in

Một vấn đề xảy ra với không chỉ dòng OLED TV, mà những dòng TV tiền bối như LCD, Plasma… Đó là lỗi lưu ảnh, hay còn gọi là Burn – in.

 

Burn – in là một lỗi thường gặp với những màn hình dạng OLED, LCD, thậm chí cả trên những thiết bị sử dụng màn hình AMOLED.

 

Hiện tượng Burn – in xảy ra khi hợp chất photpho phát sáng để tái tạo hình ảnh bị giảm cường độ liên tục trong một thời gian sử dụng kéo dài. Hay nói một cách dễ hiểu, đối với những đối tượng hiển thị dạng tĩnh như Menu, thanh công cụ … khi TV hoạt động một thời gian liên tục, những hình ảnh này sẽ bị “dính” vào màn hình dưới dạng bóng mờ, ngay cả khi bạn đã chuyển sang dạng thức hiển thị khác.

 

 

Về cơ bản, hiện tượng Burn – in chỉ xuất hiện vài giây, đến vài chục giây, nhưng cũng có một số trường hợp cá biệt, hiện tượng Burn – in kéo dài đến cả tiếng đồng hồ.

Burn – in được đánh giá là không làm tổn hại đến tuổi thọ của màn hình, từ LCD đến OLED. Đối với màn hình OLED, tùy chỉnh độ tương phản và độ sáng màn hình ở mức cao sẽ làm gia tăng tỷ lệ gặp lỗi Burn – in của TV. Tuy vậy, hiện tượng này gây khó chịu nhất định cho người sử dụng.

Đây là nhược điểm không phải dòng TV nào cũng bị, ví dụ như TV QLED. Samsung rất tự tin vào dòng sản phẩm này tới mức bảo hành lên tới 10 năm cho lỗi burn-in. Tạp chí RTINGS uy tín cũng đánh giá QLED đạt 10/10 về hiển thị hình ảnh, không hề gặp hiện tượng burn-in.

 

Burn – in đang là một trong những vấn đề khó khắc phục nhất của những dòng TV công nghệ cao như OLED, LCD…

 

2. Giá cả

Vấn đề thứ 2, đó là giá cả của hai loại TV sử dụng công nghệ màn hình LCD và OLED. Với LCD, một màn hình 50 inch có giá khoảng 500 USD. Mức đắt nhất của loại TV LCD dao động trong khoảng từ 6000 USD đến 8000 USD, với mẫu HDR.

Với OLED thì ngược lại. Dòng TV sử dụng công nghệ màn hình diode hữu cơ phát quang, bao gồm các điểm ảnh có thể tắt bật phát sáng khi có dòng điện chạy qua mà không cần tấm nền như ở màn hình LCD. OLED TV được đánh giá là khá đắt, và vẫn chưa có dấu hiệu giảm giá.

 

Với màn OLED, bạn phải bỏ ra một khoản đầu tư khá lớn.

 

Ví dụ như chiếc OLED S9 của Samsung, khi được tung ra thị trường, nó có giá lên tới 189 triệu đồng. Nhưng đó vẫn chưa nhằm nhò gì so với TV LG 55EM9800 có giá hơn 300 triệu đồng, quả là một con số cực khủng.

 

Gía của một chiếc TV OLED thường chênh lệch gấp nhiều lần so với những dòng TV trước đó như LCD, Plasma hay CRT.
Gía của một chiếc TV OLED thường chênh lệch gấp nhiều lần so với những dòng TV trước đó như LCD, Plasma hay CRT.

 

So sánh một chút với những dòng TV tiền bối như LED hay Plasma. Thời điểm đầu ra mắt, với công nghệ mới, mọi loại TV đều khá đắt. Tuy nhiên theo thời gian, giá cả thường sẽ giảm và người tiêu dùng sẽ chi mạnh tay hơn. Như chiếc TV Plasma 55 inch của Panasonics có giá bán chỉ khoảng 60 triệu đồng, cùng kích cỡ đó, TV LED của Sony có giá thậm chí còn rẻ hơn, chỉ xấp xỉ 50 triệu đồng.

Tuy nhiên, TV OLED khó sản xuất hơn rất nhiều so với những dòng TV tiền bối, vấn đề kỹ thuật phức tạp khiến giá thành của dòng TV này trở lên khó có thể giảm được trong tương lai gần, và đây cũng là vấn đề nan giải của nó.

3. Điểm ảnh chết

Một vấn đề nổi bật ở dòng TV LCD, nhưng đã được khắc phục ở dòng TV OLED. Đó là lỗi điểm chết (Dead Pixel). Các điểm ảnh chết trên màn hình LCD là những vùng hiển thị chỉ có màu đen hoặc màu trắng, điều này khiến chất lượng hiển thị chung bị giảm đi đáng kể.

 

Một ví dụ về lỗi Dead Pixel của màn hình LCD, điểm trắng trên màn hình hiển thị chính là một điểm chết.
Một ví dụ về lỗi Dead Pixel của màn hình LCD, điểm trắng trên màn hình hiển thị chính là một điểm chết.

 

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phát sinh ra điểm ảnh chết, như thời gian sử dụng đã quá lâu, hoặc lỗi khách quan của nhà sản xuất. Để check điểm chết và sửa chữa chúng, bạn có thể làm thủ công như cách bạn check điểm chết trên màn hình Smart Phone hoặc sử dụng một số phần mềm chuyên dụng như UDPixel, JscreenFix.

4. Tuổi thọ

Vấn đề nhức nhối của hầu hết những màn hình OLED hiện nay, đó là tuổi thọ khá ngắn. Màn hình OLED được đánh giá là tốt trong khoảng 14.000 giờ sử dụng. Điều đó đồng nghĩa nếu mỗi ngày bạn sử dụng TV OLED trong vòng 10 tiếng, thì tuổi thọ của chiếc TV chỉ đảm bảo trong khoảng 4 năm, sau đó chất lượng hiện thị của nó sẽ bị tiêu giảm đáng kể.

 

 

Tuy sinh sau đẻ muộn nhưng OLED lại không sống thọ bằng những người tiền nhiệm của nó, 4 năm là một con số khá khiêm tốn đối với dòng TV dành cho gia đình.

Ngược lại với OLED, LCD được đánh giá là rất bền, với thời gian sử dụng tốt lên tới 60.000 giờ. Tuy nhiên, LCD sẽ tốn điện hơn OLED, bởi LCD cần thêm một tấm nền phát sáng, còn OLED thì không.

 

 

Trên đây là một số vấn đề mà màn hình TV LCD hay OLED thường gặp phải trong quá trình sử dụng. Có một số vấn đề khách quan, nhưng cũng có một vài vấn đề đến từ kỹ thuật và công nghệ. Hy vọng rằng trong thời gian tới, các chuyên gia sẽ có các giải pháp để loại bỏ những vấn đề đó.