Chọn linh kiện PC như thế nào để tự build PC dễ nhất?

Bạn đang có ý định xây dựng cho mình một chiếc máy tính như mong muốn nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Bạn chưa hiểu hết về cách chọn các linh kiện PC để có thể tự build PC dễ nhất.

Đừng lo lắng, Techzones sẽ giúp bạn tìm hiểu một cách rõ ràng cách chọn linh kiện để lắp ráp PC trong bài viết này nhé.

1. Tại sao nên tự build PC?

Có nhiều lý do khiến một người muốn tự build PC và đây là một vài lý do thường gặp:

  • Tiết kiệm chi phí:

Khi bạn tự build PC, bạn có thể tự tay lựa chọn cho mình các linh kiện, do đó mà tùy thuộc vào tài chính mà lựa chọn loại phù hợp. Việc làm này là một phương án hiệu quả cũng như góp phần tiết kiệm được một phần chi phí không nhỏ. Bởi chi phí để build PC bao giờ cũng thấp hơn hẳn nếu đem so với việc mua lấy một dàn máy tính đồng bộ.

  • Sở hữu PC theo sở thích riêng của bạn:

Tự build PC không những giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn mang đến cho bạn sự thích thú khi sở hữu được “thành phẩm” theo “sở thích” của mình. Từ việc tự chọn từng linh kiện, chắt lọc từng sản phẩm, đến khi lắp các thứ lại với nhau. Bạn có thể build PC giá rẻ hoặc build PC cấu hình cao theo ý của riêng mình để phù hợp với nhu cầu: làm việc, học tập, xem phim, chơi game…

  • Học hỏi thêm kiến thức:

Tự build PC có khá nhiều việc cần phải làm, bạn cần phải có được một số kiến thức cơ bản về linh kiện cũng như tham khảo về hướng dẫn build PC từ bạn bè, hoặc trên các diễn đàn, trang mạng xã hội… Do đó, khi tự build xong 1 bộ PC thì bạn sẽ học hỏi thêm được rất nhiều kiến thức, và có thể là bạn sẽ chuyển từ một tay sang ngang dấn thân vào con đường “chuyên nghiệp” đấy.

2. Chọn linh kiện PC nào phù hợp?

Để có thể tự build PC, việc quan trọng đầu tiên bạn cần làm chính là chọn linh kiện. Bạn cần phải chọn được các linh kiện phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như điều kiện tài chính của chính mình.

Hãy cùng tìm hiểu về một số linh kiện cần có để bạn có thể lắp ráp được một chiếc máy tính nhé.

  • CPU / Bộ xử lý:

CPU là bộ xử lý trung tâm có nhiệm vụ điều khiển chương trình đến các thành phần khác trong hệ thống máy tính thực hiện lệnh đó. Do đó mà tốc độ của máy tính thường được đánh giá qua CPU.

Kết quả hình ảnh cho tổng hợp CPU / Bộ xử lý cho máy tính

Khi nhắc đến CPU, có rất nhiều thông số liên quan như tốc độ xung nhịp rồi số lượng nhân hay là luồng xử lý… Nếu CPU có tốc độ xung nhịp càng lớn, thì bộ vi xử lý có thể tiến hành thực hiện được rất nhiều rất những phép tính ở trong cùng một khoảng thời gian nhất định.

  • Bo mạch chủ:

Giúp kết nối các thiết bị trong máy tính thành 1 khối thống nhất. Bo mạch chủ có nhiều kích thước khác nhau.

- ATX là kích thước lớn nhất, cung cấp nhiều không gian nhất các cổng kết nối và khe cắm.

- Micro-ATX có kích thước ngắn hơn 2.4 inch, hỗ trợ ít khe cắm mở rộng hơn.

- Mini-ITX là cho những máy tính xách tay, nhỏ gọn.

Bên cạnh ATX thì BTX cũng là một chuẩn mới xuất hiện.

Kết quả hình ảnh cho Bo mạch chủ

  • Bộ nhớ (RAM):

RAM đóng vai trò khá quan trọng, bởi nó đảm nhiệm việc giúp người dùng có thể thực hiện chạy nhiều tác vụ cùng một lúc. Vậy nên, để PC có thể đáp ứng được hết mục đích sử dụng, bạn cần lựa chọn dung lượng RAM phù hợp.

- Lựa chọn 8GB RAM cho công việc văn phòng, học tập cũng như chơi các game thông thường.

- Lựa chọn 16GB RAM trở lên với các công việc liên quan đến design, làm video, chơi game đồ họa cao

  • Bộ tăng tốc bộ nhớ Intel® Optane ™ (tùy chọn):

Với tăng tốc độ nhớ Intel Optane cần phải có sự tương thích với bo mạch chủ. Và bo mạch chủ cần phải trang bị chipset Intel để hỗ trợ Optane và một khe cắm M.2.

  • Card đồ họa (GPU):

Trong các linh kiện PC thì GPU là một trong những thành phần tiêu tốn khá nhiều chi phí của bạn, đặc biệt là những bạn có nhu cầu về đồ họa hay chơi game. Có hai loại card đồ họa đang được sử dụng bao gồm:

- Card được tích hợp (onboard): phù hợp với những máy tính sử dụng cho nhu cầu học tập, làm việc văn phòng bình thường

- Card VGA rời: phù hợp với máy tính dùng để thiết kế chơi game

Kết quả hình ảnh cho Card đồ họa

  • Ổ cứng lưu trữ SSD hoặc HDD:

Mỗi loại ổ cứng sẽ phù hợp với nhu cầu của từng người:

- HDD có giá thành rẻ, tốc độ ghi/ đọc chậm và dễ hỏng hóc.

- SSD có giá thành cao, sử dụng chip nhớ nên bền hơn, tốc độ ghi/ đọc vượt trội, có kích thước nhỏ gọn, cao cấp hơn

  • Bộ cấp nguồn (PSU):

Bộ cấp nguồn có vai trò rất quan trọng, vì nó đảm bảo cho toàn bộ hệ thống của máy tính có thể hoạt động bình thường. Do đó, hãy lựa chọn một bộ nguồn chất lượng, đến từ thương hiệu uy tín.

  • Hệ thống tản nhiệt:

Để chọn được tản nhiệt phù hợp cần phải căn cứ vào CPU cũng như kích thước của case, có hai loại hệ thống tản nhiệt được dùng nhiều:

- Tản nhiệt khí: giá thành hợp lý và việc lắp đặt cũng tương đối dễ dàng.

- Tản nhiệt bằng chất lỏng: giá thành khá cao và việc lắp đặt khá phức tạp.

Kết quả hình ảnh cho Hệ thống tản nhiệt

  • Case bảo vệ:

Khi muốn chọn case, bạn cần phải:

- Xem phần cứng sẽ build PC liệu có thể lắp case bảo vệ hay không?

- Kiểm tra xem có khoảng không gian nào bạn muốn bổ sung thêm ổ cứng không?

- Case mà bạn chọn có thể lắp đặt thêm hệ thống tản nhiệt hay không?

Và điều quan trọng nhất, case cần phải có sự tương thích với bo mạch chủ.

  • Màn hình PC:

Muốn chọn được màn hình PC tương thích, thì bạn hãy cân nhắc về:

- Độ phân giải phải phù hợp với card đồ họa.

- Kích thước màn hình: hình ảnh trên màn hình 40” thường sẽ mờ hơn hẳn màn hình 24” nhưng ngược lại, chữ trên màn hình 24” lại khó đọc hơn trên màn hình 40”. Vậy nên tùy vào mục đích sử dụng mà bạn hãy lựa chọn loại phù hợp nhé.

Kết quả hình ảnh cho Màn hình PC cho máy tính

Ngoài những phần cứng quan trọng để tạo nên một máy tính được kể trên, một vài linh kiện bạn cần chuẩn bị nữa đó là: chuột, bàn phím... Nếu như bạn cần hiểu rõ hơn về cách tự build PC thì hãy liên hệ trực tiếp với Techzones nhé, đội ngũ chuyên viên của Techzones sẽ hỗ trợ tư vấn nhiệt tình và hoàn toàn miễn phí nhé. Bạn có thể tham khảo thêm về linh kiện và cách tự build PC tại đây: https://techzones.vn/tu-build-pc 

Hy vọng bài viết trên đây có thể mang đến được cho bạn đọc những thông tin hữu ích, đặc biệt là với những bạn đang có ý định tự build PC. Chúc bạn thành công!