Color profile là gì? Tìm về các color profile phổ biến hiện nay

Color profile nhận diện màu sắc của các vật thể khi chụp từ máy ảnh và hiển thị trên màn hình từ đó kiểm soát, đảm bảo sự đồng bộ, nhất quán về màu sắc giữa các thiết bị với nhau.
Màu sắc là một chủ đề phức tạp trong lĩnh vực nhiếp ảnh. Thông thường, mắt của bạn có khả năng nhận diện được nhiều màu sắc hơn so với các thiết bị ghi hình như máy ảnh hay màn hình hiển thị.
Do đó, chúng ta cần phải tổng hợp màu sắc chung giữa máy ảnh và màn hình hiển thị để đồng bộ, nhất quán một chuẩn màu sắc chung giữa các thiết bị với nhau.
Chẳng hạn như màu đỏ mà máy ảnh ghi được cũng phải giống như màu đỏ được hiển thị trên màn hình và không có sự sai lệch nào. Chính vì thế, chúng ta phải cần đến những không gian màu và color profile.

>> Hướng dẫn chỉnh màu sắc cho màn hình máy tính chuẩn nhất

color profile

Màu kỹ thuật số được hiển thị như thế nào?

  • Thực tế có vô số màu sắc khác nhau tuy nhiên máy ảnh và màn hình không thể nhận diện và phân biệt những màu đó với nhau.
  • Và để giải quyết được vấn đề này, các chuyên gia đã nghiên cứu và phát triển ra mô hình màu RGB.
  • Các thiết bị có thể dựa vào mô hình này để phân biệt được bất cứ màu sắc nào  nhờ vào  Chúng có thể thể hiện bất kỳ màu sắc nào chỉ bằng cách kết hợp các giá trị khác nhau của 3 màu sắc cơ bản của màu đỏ, xanh lục và xanh dương, đây cũng là lý do tại sao có tên gọi RGB (viết tắt của 3 từ Red - Green - Blue).

màu kỹ thuật số

  • Như hình trên đây các bạn có thể thấy các màu tím, xanh ngọc, đỏ nhạt và vàng được hình thành bởi sự kết hợp giữa các giá trị của 3 màu cơ bản.
  • Phần lớn các màu trong không gian màu RGB đều được định dạng 8-bit cho mỗi kênh. Điều này đồng nghĩa với việc có tới 256 giá trị màu (từ 0 tới 255) cho từng kênh màu đỏ, xanh lục và xanh dương, tạo ra khoảng 16.7 triệu màu khác nhau.
  • Tuy nhiên RGB không phải là không gian duy nhất được sử dụng, nếu bạn đang dùng một chiếc máy in “xịn” hay làm việc với nhà thiết kế chuyên nghiệp thì có thể bắt gặp thêm hệ màu CMYK.
  • Về cách hoạt động của CMYK cũng giống như RGB nhưng nó được hình thành từ 4 màu cơ bản. Trong 2 hệ màu này thì RGB được ứng dụng rộng rãi hơn trên nền tảng kỹ thuật số.

Tìm hiểu về Color profile

  • Trong không gian màu RGB, các thiết bị có thể hiển thị hoặc chụp được khoảng 16,7 triệu màu sắc khác nhau. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là liệu có 16,7 triệu màu nào được dùng?
  • Đây chính là lý do mà chúng ta cần đến Color profile. Mặc dù hiện nay, có nhiều máy ảnh đã có thể chụp đầy đủ quang phổ tuy nhiên màn hình lại đáp ứng được điều này và phải cần một thời gian dài nữa để phát triển.

sRGB

sRGB

  • sRGB là Color profile phổ biến nhất hiện nay, chiếm tới 99% hình ảnh mà chúng ta có thể nhìn thấy thông thường.
  • Phần lớn các màn hình hiện nay đều được sản xuất để hiển thị color profile này. Ngoài ra, sRGB cũng được làm color profile chuẩn cho các website.

Adobe RGB

Adobe RGB

  • Adobe RGB là Color profile có phạm vi quang phổ lớn hơn so với sRGB.
  • Color profile này không được sử dụng phổ biến mà nó chỉ được dùng nhiều nhất trong lĩnh vực nhiếp ảnh chuyên nghiệp.
  • Lý do là bởi hiện tại có rất nhiều máy ảnh cao cấp có khả năng chụp Adobe RGB tuy nhiên lại rất ít màn hình hiển thị được đúng màu sắc trên color profile này.  

ProPhoto RGB

ProPhoto RGB

  • Mặc dù có phạm vi quang phổ rất lớn tuy nhiên Adobe RGB vẫn còn thua xa ra so với ProPhoto RGB.
  • Mặc dù vậy, Color profile này chỉ được sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học là chủ yếu.
  • ProPhoto RGB chưa số lượng màu sắc “không lồ” đến nỗi phải cần đến 16 bit mỗi kênh tương đương với 65.536 giá trị cho mỗi kênh.

DCI-P3

DCI-P3

  • DCI-P3 là Color profile được sử dụng cách đây khá lâu, xuất hiện nhiều trong lĩnh vực điện ảnh và hiện đang áp dụng trong các sản phẩm điện tử tiêu dùng.
  • DCI-P3 có khả năng hiển thị màu sắc nhiều hơn so với sRGB. Các mẫu smartphone cao cấp như iPhone 7 Plus, 8, 8 Plus và X đều trang bị màn hình sử dụng DCI-P3.
  • Bên cạnh đó, Color profile này cũng được sử dụng nhiều trong công nghệ màn hình của các mẫu TV HDR 4K hiện nay.
Nếu bạn là người dùng thông thường thì cũng không cần quan tâm lắm đến những Color profile này, tuy nhiên nếu bạn là nhiếp ảnh gia hoặc nhà thiết kế chuyên nghiệp thì cần phải tìm hiểu kỹ về chúng nhiều hơn để có thể chụp hình hay phối màu một cách chính xác nhất.

Theo Nguyễn Tuấn/ Techzones

Tham khảo: howtogeek.com