Đánh giá Asus F570ZD dưới 16 triệu chạy GTX 1050 sẽ như thế nào?

Đầu năm 2019, Asus cho ra mắt sản phẩm Laptop Gaming giá rẻ có tên Asus F570ZD, sản phẩm ngay lập tức thu hút khá nhiều sự quan tâm của người dùng.
Sử dụng chip AMD Ryzen 5 2500U đi kèm card đồ họa rời Geforce RTX 1050 và mức giá rẻ “bất chấp” trong phân khúc laptop chơi game giá rẻ, F570ZD sẽ làm được gì và có thật sự là hàng ngon giá rẻ hay không? Để tìm ra lời giải đáp, hãy cùng Techzones trải nghiệm thực tế chiếc laptop này nhé.

Thông tin kỹ thuật

  • Màn hình: 15.6”, 1920x1080 pxl, IPS
  • Hệ điều hành: Windows 10 Home
  • Kích thước: 374.6 x 256 x 21.9mm
  • Âm thanh: ASUS SonicMaster
  • Pin: 3-cell, 48Whr
  • Cân nặng: 1.9kg
  • Màu: Đen
  • Camera: 480p
  • Kết nới không dây:
  • 802.11ac Wi-Fi (1x1) và Bluetooth ® 4.1 hoặc 4.2
  • 802.11a Wi-Fi (2x2) và Bluetooth ® 4.2
  • Ethernet: 10/100/1000Mbps
  • Cảm biến vân tay:

Ngoại hình hơi “hiền”

  • Cá nhân mình thấy thiết kế của F570ZD ở mức thanh lịch chứ chưa đạt mức “ngầu lòi” cho laptop gaming.
  • Đây không hẵn là một lời chê bai, nhưng so với Asus FX504 có mức giá không chênh lệch bao nhiêu thì ngoại hình F570ZD có phần “hiền lành” và thiếu sự bức phá.
  • Các đường vân phây xước được thiết kế tỉ mỉ nhưng cũng không làm F570ZD sang lên được bao nhiêu. Logo Asus mạ Crom xanh bạc hà nhìn dễ chịu, tuy nhiên chính vì điều này cũng góp phần giảm độ ngầu của máy vì trong nó hơi “văn phòng”.
  • Nếu được chọn mình vẫn muốn logo và các đường kẻ là màu đỏ hoặc màu vàng chắc sẽ “truất” hơn rất nhiều. Công bằng mà nói, dù ngoại hình hơi “công nghiệp” nhưng máy vẫn có một sức hút nhất định với độ hoàn thiện tương đối.
  • Trọng lượng 1,9 Kg là một điểm cộng lớn khi nổi ám ảnh “máy nặng như trâu” trên laptop gaming được giải quyết.
  • “Máy bằng nhựa đấy, thì sao nào” không có gì bàn cãi với một chiếc máy giá mềm như thế này. Dù là nhựa nhưng các khớp nối rất liền mạch, cứng cáp.
  • Thường thì màu xám tro giả kim sẽ giống hơn màu đen giả kim nên nhìn sơ là biết nhựa. Nhìn chung máy có thiết rất nam tính và tinh tế.

Khả năng hiển thị

  • Rất tuyệt vời khi màn hình là IPS, mình cứ sợ là TN. Thật ra nếu lỡ là TN với mình cũng không quá thất vọng, bởi vì khi quyết định mua nó bạn phải đưa việc thích chơi game lên đầu thay cho suy nghĩ cần sự chính xác màu.
  • Bản thân những chiếc máy cùng dòng tương tự cũng ít khi đưa yếu tố đồ họa làm xu hướng chính.
  • Màn hình chỉ có góc nhìn rộng cho chúng ta nhìn nghiêng không lệch màu chứ không có công nghệ chống chói.
  • Dù hơi tiếc nhưng xét về giá cả và phân khúc của máy thì việc không có chống chói có thể chấp nhận được, bởi không ai ngồi ngoài đường chơi game cả và thực tế hơn khi game thủ gần như toàn cày game vào ban đêm. 
  • Độ phân giải Full-HD, tốc độ khung hình 60 Hz, hiện tại máy chỉ có duy nhất bản 15.6 inch. Màn hình có thể mở ra một góc khoảng 120*. Bản lề bằng nhựa nhìn không chắc lắm, nếu nhìn kỹ sẽ thấy được cốt kim loại bên trong. Dù vậy độ cứng bản lề vẫn rất cứng và ổn định.
  • Trên các phiên bản Windows 10 mới nói chung và F570ZD, sẽ bắt gặp cụm từ Windows HD Color.
  • Cụm từ này đề cập đến các tính năng trong Windows 10 mang lại nội dung dải động cao (HDR) cho máy.
  • HDR có khả năng cải thiện chức năng màu sắc và độ sáng của hình ảnh, video.
  • Nếu không có HDR video thường hiển thị phần sáng hoặc phần tối hơn của một cảnh nào đó, nhưng không thể hiển thị cả hai phần cùng một lúc và HDR sinh ra để thay thế định luật đó bằng cách tối ưu sao cho các phần sáng của cảnh sẽ sáng hơn trong khi các phần tối có thể tối hơn nhưng vẫn không mất bất kỳ chi tiết nào.
  • Máy có cả công nghệ night light để bảo vệ mắt.

Cổng kết nối 

  • 2 x USB 2.0 Type A 
  • 1 x USB 3.0 Type A 
  • 1 x USB 3.1 Gen 1 Type-C 
  • 1 x giắc cắm tai nghe 
  • 1 x LAN RJ-45 
  • 1 x HDMI 1.4 
  • 1 x khe đọc thẻ microSD 
  • 1 x DC Jack
Các cổng kết nối trên F570ZD không hề kém cạnh, nếu không muốn nói là có thể hơn khá nhiều máy khác cùng phân khúc khi có hầu hết các cổng USB thông dụng kể cả USB 3.1 Type-C, dù không có thunderbolt 3 nhưng cũng là một sự đầu tư đáng giá trên laptop hiện nay.
Một lưu ý nhỏ là cổng USB 3.0 của máy có khả năng sạc cho thiết bị ngoài nhưng nguồn không cao, thử với điện thoại thì quá lâu, với Smartwatch có kết quả tốt hơn nhiều, từ đó với cổng 3.0 này mình có thể sạc chữa cháy đồng hồ thông minh hoặc tai nghe bluetooth.
 Ngoài không có nhận diện diện khuôn mặt (Face ID) thì F570ZD có hầu hết công nghệ khóa/đăng nhập hiện nay như cảm biến vân tay (FingerPrint) mật khẩu truyền thống, nhập mã pin hay khóa bằng hình ảnh.
Các bước cài đặt nhìn chung rất dễ và độ nhạy cao. Camera cho chất lượng hơi tệ (khoảng 360p), hình ảnh bệt màu và nhiễu hạt nhiều. Thẳng thắng mà nói thì với chất lượng này đừng có còn hơn, dùng chi phí của camera nâng cấp cho các công nghệ khác còn hay hơn.

Bàn phím - touchpad

  • Việc đầu tiên chúng ta cần xác định rõ là đừng mong mỏi gì nhiều một chiếc laptop giá rẻ hay laptop gaming giá rẻ sẽ có một hệ thống bàn phím tuyệt vời, điều đó rất khó sảy ra.
  • Điều chúng ta không mong muốn rất tiếc cũng đã sảy ra trên F570ZD. Hành trình và độ phản hồi khá chán. Bàn phím cho trải nghiệm gõ trung bình.
  • Các phím “Backspace”, “Enter”, “Shift”, “Ctrl” được làm dài hơn bình thường chút và đó cũng là lý do khiến dãy bàn phím số bị nhỏ lại.
  • Touchpad có viền màu (xanh bạc hà) đẹp mắt và khu vực cảm biến vân tay nằm luôn bên trong.
  • Không biết cấu tạo như thế nào, máy vừa khởi động chưa tới 10 giây mà cảm biến vân tay nóng “vê-lờ”. Bề mặt bàn phím và Touchpad bị flex nhẹ (cái này thông cảm được). Đèn bàn phím 2 3 cấp độ sáng.

Trải nghiệm game trên F570ZD (card đồ họa Geforce RTX 1050)

Cấu hình máy trong bài viết
  • Chip: AMD Ryzen 5 2500U (4 nhân 8 luồng), Turbo: 2.0 Ghz~3.6 Ghz
  • Ram: 12 GB, DDR4-2400(1200 Ghz), Max 16 GB (Ram nguyên bản là 4 GB)
  • GPU 1: GeForce GTX 1050 (4GB GDDR5)
  • GPU 2: Radeon Vega 8 Graphics (1GB, DDR4)
  • SSD: 500 GB (mình tự nâng cấp)
Với mức giá dưới 16 triệu người dùng chỉ sỡ hữu 4 GB Ram. Chiếc máy của mình trong bài viết đã được gắn thêm lên thành 12 GB Ram (8GB-HMA81GS6AFR8N, giá khoảng 1.280.000đ) và ổ cứng SSD 500 GB.
Hiện nay giá Ram và ổ cứng (SSD) cũng bắt đầu rẻ dần nên việc máy có 2 khe cắm Ram (tốc độ 2400 Mhz, hỗ trợ tối đa 16 GB) là một điểm cộng lớn trong việc nâng cấp cấu hình. Ổ cứng cũng có nhiều lựa chọn, giữa HDD, SSD và ổ cứng lai SSHD.

 

Game CS: Go mức cài đặt Medium, High và very High.

Thử sức với mức cài đặt cao nhất (Very High) độ mượt không cao nhưng không tới nỗi giật lag, chỉ số FPS rơi vào khoảng 35fps đến 60fps, thỉnh thoảng chỉ lag nhẹ 1,2 giây nhưng số lần không nhiều. Với F570ZD mức High cho trải nghiệm tốt nhất (đồ họa nét và mượt). Với chỉ số khung hình này có thể chơi ở mức tiêu chuẩn, chưa đủ để “lên đỉnh” hoặc chí ít bạn phải là tay bắn cự phách thì chơi mới vui nổi. Đồng thời, nên kết hợp với bàn phím gắn ngoài để có trải nghiệm tốt nhất vì bàn phím của máy hơi...à mà thôi!

Rise of the Tomb Raider. Mức High và Very High

  • Game này không cần độ chính xác cao như CS-Go nên dù FPS của cả hai mức cài đặt chỉ rơi vào khoảng 35 fps tối đa cũng chỉ 52 fps nhưng chơi vẫn rất tốt, xét độ mượt khi ở mức Very High là hoàn toàn ổn định.
  • Không quá mượt nhưng cũng không gây bất kỳ sự khó chịu nào trong lúc chơi. Giống như CS-Go, cài đặt game ở mức High sẽ cho trải nghiệm tốt nhất.
  • Tản nhiệt tốt, sau 2 tiếng chơi game máy nóng khu vực tản nhiệt nhưng lượng nhiệt lan tỏa đến các phím “WASD” không nhiều.

Thử sức với Photoshop CC 2018

  • Về sức mạnh, GTX 1050 thừa sức cân Photoshop CC 2018, độ mượt cao, không bị lag.
  • Tuy nhiên, với mức Ram (4 GB) ban đầu hoàn toàn không thể chạy nổi Photoshop CC 2017 chứ đừng nói tới bản 2018.
  • Thêm nữa, cho là đã nâng Ram rồi thì hệ màu màn hình cũng không đủ đáp ứng cho nhu cầu thiết kế chuyên nghiệp. Hình trong bài viết mình dùng F570ZD chỉnh bằng cách kết nối với màn hình ngoài (qua HDMI)

Tổng kết

  • Sau khi nâng cấp Ram và Ổ cứng máy vẫn còn khá rẻ (dưới 19 triệu).
  • Nếu nhu cầu của bạn là văn phòng và chơi game (không chuyên) hoặc kinh phí dự trù chỉ ở khoảng dưới 19 triệu thì rất đáng suy nghĩ.
  • Chất lượng tổng thể của máy hầu như đều ở mức tiêu chuẩn, không có gì quá nổi trội, nên các bạn cũng đừng quá mong chờ sự bức phá nào từ F570ZD.

Ưu điểm

  • Giá sau nâng cấp vẫn còn khá rẻ
  • Thiết kế giao thoa giữa Game và Office
  • Có USB type-C là điểm cộng lớn cho máy
  • Nhẹ tương đương các dòng Ultrabook (1.9Kg)
  • Card rời RTX 1050 đáng giá
  • Hai Slots cắm Ram

Hạn chế

  • Bàn phím chất lượng trung bình
  • Chất lượng Camera tệ
  • Cảm biến vân tay nóng một cách khó hiểu
THỎ MẶP