Đánh giá Asus Zenbook 15 - UX533FD: Đã đẹp lại còn ngon !

Noel của các bạn thế nào ? Đối với mình thì đêm ấy rất là hào hứng, vì mình được ông già Noel mang tên Techzones tặng 1 món quà rất đặc biệt, là em gái xinh tươi này đây: Asus Zenbook 15 – với mã UX533FD.

Asus Zenbook 15 - UX533FD

Nói đùa thôi, đây là dòng Zenbook mới nhất của laptop Asus, và mình mới mượn được để làm đánh giá cho các bạn xem. Thì sau vài ngày ăn nằm với em gái này, mình có vài đánh giá và ý kiến cá nhân về vẻ đẹp nội tâm, lẫn hình thể của em ấy. 

Đánh Giá Thiết Kế

Nói về vẻ ngoài của em ấy thì phần nắp máy được làm bằng kim loại nhôm nguyên khối, với lớp áo màu xanh dương đậm, có các vân đồng tâm đặc trưng của các sản phẩm thuộc dòng Zen của Asus.

Theo nhà sản xuất thì Zenbook 15 UX533FD sẽ có 2 phiên bản màu sắc là Xanh Hoàng Gia và Bạc Băng Giá.

Asus Zenbook 15 - UX533FD

Là dòng laptop văn phòng cao cấp, thế nên bề mặt nhôm của sản phẩm được xử lý rất tốt, cho cảm giác sờ vào mịn màng, khá là đã ! Cạnh máy được vát và bo cong ở 4 góc, nên cầm máy rất dễ dàng và ôm tay.

Phần bản lề đóng mở nhẹ nhàng, đem lại cảm giác thoải mái khi sử dụng. UX533FD sử dụng thiết kế bản lề có tên gọi là ErgoLift, tự động nâng bàn phím đến góc độ gõ phím thoải mái nhất, vừa có thể đem đến khả năng hiển thị so với tầm mắt tốt. Khu vực bản lề cũng là nơi giấu khe tản nhiệt của chiếc máy này, nên 1 lợi ích tiếp theo nữa là tăng cường khả năng lấy gió cho tản nhiệt.

Asus Zenbook 15 - UX533FD

Về độ bền, thì tuy là laptop văn phòng, nhưng dòng sản phẩm Zenbook nói chung, và mẫu UX533FD này nói riêng đều đạt tiêu chuẩn quân sự MIL-STD-810G. Đây là một tiêu chuẩn đánh giá độ bền cao cấp nhất hiện nay, với việc máy có thể hoạt động được trong nhiều môi trường khắc nghiệt về áp suất, độ ẩm, nhiệt độ, cũng như thử nghiệm qua các lần làm rơi, chống rung, chống sốc.

Bàn phím có kích thước tương đối, hành trình phím ngắn, khoảng 1,4mm, cảm giác gõ phím ổn. Mình thấy là khoảng cách giữa các phím, và độ phản hồi có vẻ tối ưu tốt cho việc gõ văn bản, tuy nhiên mình không thích lắm việc đặt chung phím nguồn vào chung các cụm phím, và 2 phím điều hướng lên xuống khá nhỏ.

Asus Zenbook 15 - UX533FD

Touchpad di rất sướng, bề mặt được phủ 1 lớp kính, sử dụng các thao tác đa điểm mượt mà, mang lại trải nghiệm rất tốt, nhiều khi mình còn bỏ hẳn chuột rời ra để sử dụng touchpad mà thôi.

1 điểm mà 1 số bạn thường lo lắng trên các dòng laptop mỏng nhẹ, đó là càng làm mỏng thì số lượng các cổng kết nối sẽ bị ít đi. Thì trên UX533, các bạn có thể hoàn toàn yên tâm, với tổng cộng 2 cổng USB 3.0 và 3.1, 1 cổng HDMI, 1 cổng tai nghe jack 3.5mm, 1 khe thẻ nhớ SD, 1 cổng USB type C.

Asus Zenbook 15 - UX533FD

Asus Zenbook 15 - UX533FD

Ngoài ra vì trên máy không có trang bị cổng mạng nên hãng đã tặng kèm dây chuyển đổi cổng mạng Inthernet để tiện lợi cho nhu cầu sử dụng của mọi người. (USB 3.0 sang RJ45).

Nhìn chung mình đánh giá chất lượng hoàn thiện của chiếc máy là tốt, kiểu dáng thiết kế thanh lịch, mỏng và nhẹ (Zenbook Pro 15 có độ mỏng là 1,79cm và trọng lượng 1,67kg). Khung máy được làm chắc chắn, rất ít thấy tình trạng ọp ẹp hay flex. Màu sắc máy kết hợp khá hài hòa giữa màu xanh biển sâu ở vỏ, thân máy và những chi tiết màu vàng.

Asus Zenbook 15 - UX533FD

Màn hình

Màn hình là 1 trong những điểm nổi bật trên UX533, với viền màn hình có thể nói là siêu mỏng nhất hiện nay, cạnh mỏng nhất chỉ chưa tới 3mm. Theo hãng Asus thì đây là thiết kế màn hình NanoEdge với 4 cạnh viền siêu mỏng, giúp tăng tỷ lệ màn hình trên thân máy lên đến 92% (với mẫu UX533 này), tối ưu diện tích màn hình hiển thị trong khung máy nhỏ nhất.

Asus Zenbook 15 - UX533FD

Màn hình của Zenbook có kích thước 15,6 inch, độ phân giải Full HD (ngoài ra thì có thêm độ phân giải 4K nữa nhưng hình như không có ở thị trường Việt Nam). Tấm nền IPS cho góc nhìn rất rộng 178 độ, và hiển thị màu sắc tươi sáng tốt, với các chỉ số mình đo được: 94% sRGB, và 72% AdobeRGB, cùng độ sáng màn hình cao là 300Nit.

Asus Zenbook 15 - UX533FD

Thông tin thêm về màn hình trang bị trên UX533FD

Asus Zenbook 15 - UX533FD

Bên cạnh đó, Asus vẫn trang bị một camera 3D hồng ngoại (infrared – IR) lên viền cạnh trên của máy, dù đây là viền siêu mỏng NanoEdge. Với bố trí này, webcam của máy vẫn cho góc nhìn tối ưu hơn so với những thiết kế của các dòng máy mỏng nhẹ khác. Và giúp đảm bảo chức năng mở khóa khuôn mặt hoạt động tốt.

Asus Zenbook 15 - UX533FD

Camera 3D hồng ngoại này có khả năng quét trong bóng tối, đảm bảo người dùng ZenBook có thể đăng nhập bằng khuôn mặt nhanh chóng với Windows Hello ngay cả trong môi trường thiếu sáng.

Ngoài ra, nhờ các cổng kết nối chuẩn mới, UX533 còn có khả năng xuất ra được nhiều màn hình độ phân giải cao, mang lại tính tiện dụng và linh hoạt cao hơn khi làm việc.

Trải Nghiệm Hiệu Năng

Asus Zenbook 15 – UX533FD tại thị trường Việt Nam theo mình biết là có 2 phiên bản cấu hình, và em mà mình đang sờ trên tay đây là bản có cấu hình không phải là cao cấp nhất, nhưng cũng mạnh đấy nhé (core i5 Whiskey Lake thế hệ thứ 8 – i5 8265U, với 4 nhân 8 luồng, xung nhịp mặc định 1.6GHz, Turbo Boost tối đa 3.9GHz), card đồ họa trong máy là GTX 1050 bản Max Q – 2GB, ngoài ra là 8GB Ram DDR4 tốc độ 2400MHz, và ổ SSD 256GB chuẩn NVMe PCIe)

Thông tin về cấu hình trong máy

Asus Zenbook 15 - UX533FD

Asus Zenbook 15 - UX533FD

Một số bạn có thể hơi thất vọng về cấu hình này, tuy nhiên mình nghĩ thế này, ngay từ cái tên Zenbook cho tới thiết kế bên ngoài của máy thế này, thì rõ ràng đây không phải là 1 chiếc laptop gaming. Hiệu năng của máy được thể hiện thông qua chất lượng hiển thị và khả năng tương thích, hỗ trợ cho các phần làm việc, sáng tạo như thiết kế, phim ảnh, dựng video. Hướng tới các đối tượng khách hàng có nhu cầu thể hiện performance, như là nhà thiết kế, chỉnh sửa ảnh, quay phim,….thì những công việc này đa phần là cần hiệu năng CPU nhiều hơn GPU, nên với 4 nhân 8 luồng thì mình nghĩ là cũng khá ổn để đáp ứng cho các nhu cầu kể trên.

Mình đã thực hiện khá nhiều bài test kiểm tra hiệu năng của máy, sau đây là các điểm số ghi nhận được, giúp các bạn có thể phần nào đánh giá sơ được khả năng của Asus Zenbook 15 - UX533FD.

Tốc độ ĐỌC / GHI của ổ SSD 256GB trong máy

3DMark: 1 phần mềm đánh giá khả năng của card đồ họa trong máy, bao gồm khá nhiều bài test ở nhiều mức độ chuyên sâu, nặng nhẹ khác nhau

3DMark Fire Strike

3DMark Sky Diver

Cinebench R15

OpenGL tạm hiểu là tiêu chuẩn kỹ thuật đồ họa, CPU (con chip), Single Core (chạy đơn nhân), điểm số càng cao là càng mạnh càng tốt. 

Một số đánh giá điểm Benchmark của máy

Unigine Benchmark: phần mềm tương tự 3DMark

Unigine Heaven Benchmark

Unigine Superposition Benchmark 

PCMark 10: 1 phần mềm đánh giá khả năng tổng thể của 1 chiếc máy laptop, từ chip, ram, ổ cứng, card đồ họa, khả năng làm việc, video, giải trí, hình ảnh, duyệt web, mở phần mềm, ứng dụng,....

Quá trình trải nghiệm thực tế máy rất tốt, từ các công việc nhẹ nhàng văn phòng, tới các phần mềm đồ họa như PTS, AI, và cả các phần mềm kiến trúc như là Sketch Up, AutoCad. Mình đã thử Render 1 view phối cảnh thì thấy khá ấn tượng về hiệu năng của chiếc máy này.

Sử dụng làm Photoshop 

Asus Zenbook 15 - UX533FD

 Sử dụng AutoCad

 Asus Zenbook 15 - UX533FD

Render 1 view phối cảnh qua Sketchup 

Asus Zenbook 15 - UX533FD

Asus Zenbook 15 - UX533FD

Để thử nghiệm thêm hiệu năng của chiếc máy này, mình đã chơi thử 1 số tựa game CS:GO, PUBG, Rise of the Tomb Raider..…

Game CS:GO

Game Rise of the Tomb Raider

Mức thiết lập Medium

Mức FPS 35-50 đạt được trên Tomb Raider ở thiết lập đồ họa mức Medium là khá ổn cho các nhu cầu giải trí nhẹ nhàng, vừa phải (có thể lên mức High, với FPS 28-40). Tuy vậy mình không khuyến khích các bạn chơi game trong thời gian lâu trên 1 con laptop mỏng nhẹ như Zenbook UX533 này, vì ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới độ bền của máy.

Game Rise of the Tomb Raider - Mức thiết lập High

Tản nhiệt

Sử dụng khá nhiều phần mềm, các ứng dụng,….nhưng Zenbook 15 – UX533 vẫn giải quyết tốt vấn đề tản nhiệt nhờ sử dụng hệ thống quạt làm mát kép với ba ống đồng tản nhiệt (một trong số đó nằm ở mặt sau của bo mạch chủ) để giữ cho bộ xử lý luôn được mát mẻ, đảm bảo mức hiệu năng tốt cho hầu hết các nhu cầu.

Thử nghiệm thực tế cho thấy, máy dù hoạt động ở hiệu suất cao nhưng nhiệt độ tỏa ra vẫn ở mức cho phép, ở khu vực kê tay khá mát mẻ, nhiệt độ vào khoảng 35 - 40 độ C, hoặc 50 - 65 độ C khi làm các công việc nặng.

Nhiệt độ máy sau khi làm việc khoảng 30-45 phút

Khi chơi game, hoặc chạy các phần mềm stress test như FurMark hay Aida64 thì nhiệt độ cao nhất của máy là khoảng 85 - 95 độ với CPU, và 70-80 độ với GPU, có thể nói là cao nhưng phần nào chấp nhận được với một thiết kế mỏng và nhẹ như thế này, và khả năng thoát nhiệt của máy cũng rất tốt khi nhanh chóng hạ nhiệt độ ngay sau đó.

Khi chơi game

Stresstest qua FurMark sau 10 phút

Stresstest qua Aida64 sau 15 phút

Loa

Hai loa tích hợp được trang bị amp thông minh của Harman Kardon, kết hợp công nghệ âm thanh độc quyền ASUS SonicMaster Premium, hỗ trợ âm thanh vòm; bộ khuếch đại thông minh cho hiệu suất âm thanh tối đa.

Chất lượng âm thanh tốt, to, vang, giải trí khá ổn. 2 dãy Mid và treble hoạt động tốt, các âm sắc trung và cao nghe êm không chói, bass thì hơi yếu và âm lượng ở khoảng trung bình, chính xác thì đây một một hệ thống loa hướng đến khách hàng hiện đại yêu thích nhạc EDM, POP….

Bên cạnh đó còn có trợ lý ảo Cortana hỗ trợ điều khiển, tìm kiếm bằng giọng nói qua microphone tích hợp trong máy.

Pin

Với viên pin có dung lượng 73Whr, thì thời lượng pin cũng khá ấn tượng, 1 lần sạc của Zenbook UX533 có thể cho thời gian sử dụng làm các công việc văn phòng khoảng 10 tiếng hơn, còn các công việc thiết kế, đồ họa, kiến trúc thì khoảng 4 – 5 tiếng tùy mức độ sử dụng. Như vậy cũng khá đủ để bạn mang máy ra ngoài làm việc mà không cần mang theo cục sạc vướng víu. Mà theo mình thấy cục sạc cũng nhỏ xíu xinh xinh, nên mang theo cũng chẳng sao, vì máy cũng hỗ trợ công nghệ sạc nhanh (từ mức 0 – 60% chỉ mất khoảng 40 phút).

1 số thiếu sót

Điểm đáng tiếc 1 chút là khả năng nâng cấp trên máy này không quá tốt, ví dụ như là Ram bị hạn chế trên main chỉ có tối đa 8GB, cũng như SSD chỉ có 256GB (với bản i5), nên các bạn cần suy nghĩ kỹ về nhu cầu sử dụng lâu dài trong tương lai, để tránh lãng phí. 

Ngoài ra thì các cổng kết nối và cổng nguồn tập trung bên cạnh phải của máy, là vị trí thường dùng sử dụng chuột rời, thế nên khi kết nối nhiều thiết bị sẽ gây 1 chút vướng víu  trong lúc sử dụng chuột.

Asus Zenbook 15 - UX533FD

Thêm điểm nữa đó là, máy thiết kế đẹp, lớp vỏ bóng loáng như gương, nhưng bám vân tay hơi bị nhiều, dù có thể lau chùi đi nhưng cũng giảm bớt tính thẩm mỹ của sản phẩm. Và do sử dụng bản lề kiểu mới (ErgoLift) nên các bạn cần chú ý giữ phần tiếp xúc với bề mặt cẩn thận, hạn chế việc trầy xước cũng làm máy bớt đẹp.

Kết luận

Trọng lượng nhẹ, vẻ ngoài đẹp long lanh, độ bền đạt chuẩn quân đội, cấu hình ổn trong tầm giá 27 -33 triệu, 1 mức giá trung bình không có gì gọi là quá cao với 1 laptop Asus cận cao cấp và đẹp như Zenbook 15 – UX533FD. Máy mang màu sắc tươi trẻ cho nên sẽ phù hợp hơn với người dùng văn phòng, doanh nhân tư nhân, học sinh-sinh viên có điều kiện 1 chút !

Ưu điểm:

  • Trọng lượng nhẹ, thiết kế sang chảnh, tính di động cao
  • Viền màn hình siêu mỏng, màn hình hiển thị đẹp
  • Touchpad chất lượng cao
  • Đầy đủ các cổng kết nối cơ bản và cần thiết
  • Pin ổn nhưng cũng chưa tới mức gọi là quá cao.
  • Windows 10 bản quyền.
  • Mở khóa máy bằng nhận diện khuôn mặt qua camera hồng ngoại
  • Cấu hình được nâng cấp với chip mới, card đồ họa mới trên 1 con laptop văn phòng

Nhược điểm:

  • Ram không thể nâng cấp, ổ cứng SSD dung lượng thấp
  • Thân máy bóng loáng nên dễ bám vân tay
  • Thiết kế không mới mẻ, sáng tạo, logo cũ

Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi bài đánh giá này. Chi tiết về sản phẩm các bạn có thể coi thêm trên website Techzones.vn.

Techzones / HảiArt666