Đánh giá hiệu năng Asus TUF Gaming A15: NGON TRONG TẦM GIÁ !

Như các bạn đã biết, đã tìm hiểu qua, đã sử dụng qua, thì những mẫu laptop gaming TUF từ trước giờ được hãng Asus định hướng vào phân khúc phổ thông, tầm trung với mức giá vừa phải để các game thủ dễ tiếp cận hơn, nhưng vẫn đảm bảo máy có được 1 cấu hình phần cứng đủ tốt để chiến game.

Để đạt được điều này thì hãng đã phải “hy sinh” lược bỏ đi 1 số yếu tố như thành phần vật liệu cấu tạo, màn hình thể hiện trung bình, độ hoàn thiện và độ cứng cáp, bền chắc sản phẩm chỉ ở mức vừa đủ.

Với mẫu laptop gaming TUF mới nhất 2020: Asus TUF Gaming A15 (phiên bản mình sử dụng có mã FA506IU-AL010T) chắc chắn sẽ vẫn có những hoài nghi về chất lượng của nó, liệu sản phẩm đã có cải thiện hay chưa ?

Có tạo được sự khác biệt tốt hơn hay chưa so với những phiên bản cũ để người dùng sẵn sàng bỏ tiền ra mua ? Bài đánh giá sau đây của Techzones sẽ cho các bạn thêm nhiều thông tin để tham khảo trước khi quyết định.

Cấu hình chi tiết ASUS TUF Gaming A15 FA506II-AL016T

  • Chip xử lý: AMD Ryzen R7-4800H (8 nhân 16 luồng), xung nhịp: 2.9 - 4.2GHz
  • Ram: 8GB (DDR4 – 3200 MHz), tổng cộng 2 khe, nâng cấp tối đa: 32GB
  • Card rời: Nvidia GeForce GTX 1650Ti (4GB – GDDR6)
  • SSD: 512GB (M.2 NVMe PCIe 3.0 x 4), trong máy chỉ có 1 khe M.2 và 1 khay 2.5inch

Chơi game

  • Do đây là máy mới toanh và thời gian mượn máy không được lâu, thế nên mình phải nhanh nhanh thử khả năng của chiếc máy này qua việc chơi game, laptop gaming mà !
  • 4 tựa game mình lựa chọn để chơi đều ra mắt chưa lâu, thuộc thể loại đi cảnh, hành động và bắn súng, theo cảm nhận của mình đây là những game có hình ảnh đồ họa đẹp mắt, chi tiết, chân thực, cùng lối chơi cuốn hút, hấp dẫn.
  • Và chúng đều có yêu cầu cấu hình phần cứng khá cao, cũng có thể gọi là “sát thủ phần cứng” ví dụ như là Assassin’s Creed: Odyssey, hay Battlefiled 5, và Shadow of the Tomb Raider…
  • Ngay cả khi chưa chỉnh lên mức cao nhất trong tất cả các thiết lập, thế nhưng với mức đồ họa cao (Very High trong game Assassin’s Creed: Odyssey và Tom Clancy's Ghost Recon Wildlands, thiết lập High kèm “combo” Ray Tracing và DLSS trong Battlefiled 5) thì những tựa game này đều là những “thách thức” không hề nhỏ với những mẫu laptop gaming phổ thông cho tới tầm trung hiện nay.
  • Vậy thực tế khả năng chiến game của TUF Gaming A15 sẽ ra sao ? Các bạn có thể xem qua các con số FPS mà mình ghi nhận được qua những hình ảnh chụp lại trong quá trình trải nghiệm game. 
  • Bên cạnh đó mình cũng có để thêm chỉ số FPS của 1 số mẫu máy khác mình đã từng test qua, có cấu hình gần tương tự để các bạn tham khảo: Acer Nitro 5 2020 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB), MSI GF63 (i7-9750H và GTX 1650 Max-Q 4GB), Asus TUF Gaming FX505 (i5-8300H và GTX 1060 6GB), HP Pavilion Gaming 15 2019 (i7-9750H và GTX 1650 4GB).

Game Assassin’s Creed: Odyssey

  • Độ phân giải Full HD 144Hz, thiết lập Very High, tắt V-Sync, pin High Performance, quạt Turbo.
  • Test qua benchmark sẵn trong game, mức FPS cao nhất: 71, thấp nhất: 24, trung bình: 46
  • Chơi game thực tế, mức FPS cao nhất: 65, thấp nhất: 35, trung bình: 45 - 50
  • Acer Nitro 5 2020 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB) chơi thực tế, mức FPS cao nhất: 76, thấp nhất: 25, trung bình: 46
  • MSI GF63 (i7-9750H và GTX 1650 Max-Q 4GB) chơi thực tế, mức FPS cao nhất: 50, thấp nhất: 26, trung bình: 35
  • Asus TUF Gaming FX505 (i5-8300H và GTX 1060 6GB) chơi thực tế, mức FPS cao nhất: 50, thấp nhất: 27, trung bình: 40
  • HP Pavilion Gaming 15 2019 (i7-9750H và GTX 1650 4GB) chơi thực tế, mức FPS cao nhất: 57, thấp nhất: 27, trung bình: 35

Game Battlefiled 5

  • Độ phân giải Full HD 144Hz, thiết lập High, tắt V-Sync, bật Ray Tracing và DLSS, pin High Performance, quạt Turbo.
  • Mức FPS cao nhất: 75, thấp nhất: 38, trung bình: 50 - 60
  • Acer Nitro 5 2020 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB) mức FPS cao nhất: 64, thấp nhất: 41, trung bình: 52

Game Shadow of the Tomb Raider

Độ phân giải Full HD 144Hz, thiết lập High, tắt V-Sync, pin High Performance, quạt Turbo.

Test bằng tính năng Benchmark trong game, mức FPS cao nhất: 145, thấp nhất: 42, trung bình: 53

 Chơi game thực tế, mức FPS cao nhất: 72 (không tính các đoạn video cắt cảnh), thấp nhất: 47, trung bình: 60

Acer Nitro 5 2020 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB) chơi game thực tế mức Highest, mức FPS cao nhất: 68, thấp nhất: 40, trung bình: 55

MSI GF63 (i7-9750H và GTX 1650 Max-Q 4GB) chơi game thực tế mức Highest, mức FPS cao nhất: 60, thấp nhất: 27, trung bình: 38

Asus TUF Gaming FX505 (i5-8300H và GTX 1060 6GB) chơi thực tế, mức FPS cao nhất: 65, thấp nhất: 42, trung bình: 52


Game Tom Clancy's Ghost Recon Wildlands

Độ phân giải Full HD 144Hz, thiết lập Very High, tắt V-Sync, pin High Performance, quạt Turbo.

Mức FPS cao nhất: 70, thấp nhất: 40, trung bình: 50

HP Pavilion Gaming 15 2019 (i7-9750H và GTX 1650 4GB) mức FPS cao nhất: 60, thấp nhất: 30, trung bình: 39

Qua các chỉ số FPS ghi nhận được ở trên, các bạn game thủ hoàn toàn có thể chơi tốt và ổn định ở các thiết lập đồ họa cao trong các tựa game nặng hiện nay, Asus TUF Gaming A15 đáp ứng được từ mức khá trở lên trong việc xử lý mượt mà các khung cảnh đồ họa đẹp mắt, các hiệu ứng ánh sáng, bóng đổ phức tạp,....

Nói chung tùy theo cảm nhận và trải nghiệm của mỗi bạn, có bạn thích FPS cao càng cao, còn có bạn thì lại thích đồ họa đẹp mắt nhất có thể, thế nên chúng ta có thể tùy chỉnh thiết lập ở mức High và Medium.

Mình cũng ghi nhận được trong quá trình chơi game, card rời GTX 1650Ti trong máy thường xuyên chạy ở mức hiệu suất cao: 95 – 98%, còn CPU chỉ “nhẹ nhàng” ở mức 30 – 45%, thỉnh thoảng lâu lâu mới lên tới 50 - 60%, nên mình đánh giá rằng Ryzen R7 4800H khá “dư sức” để “gánh” 1 con card rời hiệu năng cao hơn nữa: ví dụ như GTX 1660Ti, hay RTX 2060.

Hiệu năng qua các bài Benchmark

Không chỉ chơi game, sự kết hợp sức mạnh của con chip tới từ AMD là Ryzen R7 4800H và con card GTX 1650Ti tới từ “đội xanh lá” Nvidia hiển nhiên còn mang lại nhiều khả năng khác cho người sử dụng: từ xử lý nhanh chóng và dễ dàng các công việc văn phòng, tới việc chạy các phần mềm thiết kế đồ họa và kiến trúc 2D-3D, rồi chỉnh sửa ảnh, cắt ghép video,..vv…

Hiện tại thì cửa hàng Techzones có tặng kèm thanh ram 8GB 3200MHz khi các bạn mua các mẫu Asus TUF Gaming A15 (mặc định phiên bản mình đang sử dụng chỉ có sẵn 8GB), chúng ta nên tận dụng món quà này để lắp luôn vào máy, từ đó có thể khai thác  tốt hơn hiệu năng của hệ thống, mà cụ thể là CPU trong máy.

Giờ thì chúng ta sẽ đi sâu hơn về hiệu năng của mẫu A15 này với các công cụ benchmark, cũng như tiếp tục so sánh điểm số với 1 số mẫu máy khác.

 PCMark 10: 5115

MSI GF63 (i7-9750H và GTX 1650 Max-Q 4GB): 4739

HP Pavilion Gaming 15 2019 (i7-9750H và GTX 1650 4GB): 4347

Asus TUF Gaming FX505 (i5-8300H và GTX 1060 6GB): 3853

Final Fantasy XV Windows Edition Benchmark (Standard Quality, Full HD): 5421

HP Pavilion Gaming 15 2019 (i7-9750H và GTX 1650 4GB): 5148

Acer Nitro 5 2020 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB) High Quality, Full HD: 4326

3DMark

3DMark Time Spy: 3878

Acer Nitro 5 2020 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB): 3791

Asus TUF Gaming FX505 (i5-8300H và GTX 1060 6GB): 3584

HP Pavilion Gaming 15 2019 (i7-9750H và GTX 1650 4GB): 3710

3DMark Time Spy Extreme: 1772

Acer Nitro 5 2020 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB): 1742

3DMark Fire Strike: 9052

Acer Nitro 5 2020 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB): 9059

MSI GF63 (i7-9750H và GTX 1650 Max-Q 4GB): 7246

HP Pavilion Gaming 15 2019 (i7-9750H và GTX 1650 4GB): 8252

Asus TUF Gaming FX505 (i5-8300H và GTX 1060 6GB): 9284

3DMark Fire Strike Extreme: 4467

Acer Nitro 5 2020 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB): 4429

HP Pavilion Gaming 15 2019 (i7-9750H và GTX 1650 4GB): 4069

3DMark Fire Strike Ultra: 2094

Acer Nitro 5 2020 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB): 2123

MSI GF63 (i7-9750H và GTX 1650 Max-Q 4GB): 1666

3DMark Night Raid: 26487

Acer Nitro 5 2020 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB):  25396

3DMark Sky Diver: 25682

Acer Nitro 5 2020 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB): 23364

HP Pavilion Gaming 15 2019 (i7-9750H và GTX 1650 4GB): 24633

Sức mạnh đa nhân của Ryzen R7 4800H (8 nhân 16 luồng) thể hiện rất rõ khi mình thử nghiệm máy ở bài test V-Ray, Corona Render và Cinebench R20, khi mà thậm chí điểm số ghi nhận được còn cao hơn cả Intel core i7-9750H (6 nhân 12 luồng).

V-Ray Next Benchmark: V-Ray: 10515, V-Ray GPU: 103

Acer Nitro 5 2020 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB):: V-Ray: 6139, V-Ray GPU: 95

I7-9750H: V-Ray: 9192

Corona Benchmark (ver 1.3), thời gian render: 0:02:21

Acer Nitro 5 2020 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB): 0:03:55

Cinebench R20: điểm đa nhân CPU: 3913, đơn nhân CPU: 485

Acer Nitro 5 2020 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB) đa nhân: 2222, đơn nhân: 446

I7-9750H đa nhân: 2576, đơn nhân: 427

Thêm điểm số của Asus TUF Gaming A15 qua bài test Geekbench 5 (ver 5.1.0)

Xem kết quả đo tốc độ của ổ SSD 512GB trong A15, các bạn có thể thấy nó hoạt động khá tốt, tốc độ ĐỌC/GHI các tập tin từ bình thường cho tới 4K đạt kết quả khá cao, nếu so sánh với các sản phẩm laptop trong cùng tầm giá, cùng phân khúc thì tốc độ ổ SSD trong Asus TUF Gaming A15 cũng không phải dạng vừa đâu !

 

Tốc độ khởi động win của máy mình ghi nhận được từ lúc bấm nút khởi động cho tới màn hình đăng nhập là gần 10s, còn tới giây thứ 27 thì máy đã hoàn toàn “ready” sẵn sàng để bạn sử dụng. Việc load game, ứng dụng, mở file thư mục full hd không che,…vv…cũng nhanh chóng, tạo sự thoải mái và hứng khởi cho người dùng !

Hoạt động của tản nhiệt

Thông qua quá trình sử dụng máy, kiểm tra benchmark và chơi game, thì mình cũng theo dõi nhiệt độ của máy thay đổi lên xuống như thế nào, qua đó đánh giá khả năng của hệ thống tản nhiệt bên trong Asus TUF Gaming A15.

Trong máy có 2 quạt tản cho CPU và GPU, cùng 4 ống đồng, sử dụng máy trong điều kiện phòng quạt 32 độ, chế độ quạt Turbo, pin chế độ Performance, sau gần 2 tiếng chơi game liên tục mình ghi nhận được nhiệt độ của GPU chỉ loanh quanh mức 75-76 độ C trở xuống, còn CPU thì có thể do AMD chưa hỗ trợ hiển thị nhiệt độ qua ứng dụng MSI Afterburner nên mình không xem được.

Thông thường ở đa phần các mẫu laptop gaming thì nhiệt độ CPU sẽ cao hơn nhiệt độ GPU khoảng 15 độ C, nên chúng ta có thể tạm ước chừng nhiệt độ của CPU trong A15 là khoảng hơn 90 độ C. Mức nhiệt độ có thể coi là khá cao, tuy nhiên thực tế mình sử dụng, thì phần bàn phím cụ thể là khu vực các phím W A S D mình không cảm thấy nóng, khó tính lắm thì chỉ thấy hơi ấm ấm nhẹ, khu vực kê tay cũng mát mẻ, không ảnh hưởng tới trải nghiệm, thêm 1 phần nữa là hướng lỗ thoát nhiệt, hơi nóng được thổi chủ yếu ra phía sau.

Trong khi đó qua các hình ảnh trong game mình chụp lại được thì con chip Ryzen R7 4800H đã “thể hiện” sức mạnh rất ổn định, xung nhịp giữ ở mức cao, thế nên để có trải nghiệm chiến game tốt hơn, mà lại muốn máy đỡ nóng hơn, và các bạn cũng đỡ thấy “xót” máy hơn thì chúng ta nên sử dụng trong phòng máy lạnh, kê đít máy lên cao hơn hoặc sử dụng thêm đế tản nhiệt, quạt hút gió..

Chuyển qua “hành hạ” A15 bằng các bài stress test cường độ cao, chế độ quạt vẫn là Turbo, mình ghi nhận nhiệt độ cao nhất của CPU lên tới 95 - 96 độ C, còn GPU vẫn giữ “phong độ” ổn định ở mức 75 độ C. Nhiệt độ cao là thế, nhưng A15 vẫn vượt qua khá tốt trong thời gian 15 – 30 phút, với mức xung nhịp khá ở mức 2,9GHz cho tới 3,5GHz, thế nên đối với các công việc cần render như là dựng video clip, thiết kế nhà cửa nội thất,..trong tầm giá 20 – 26 triệu thì người dùng có thể tham khảo và xem xét mẫu laptop này. Tiếng quạt vẫn kêu khá to ở chế độ Turbo là điều khó tránh khỏi.

Laptop gaming chơi game hoặc sử dụng cho các tác vụ nặng trong thời gian dài là sẽ phải nóng rồi, chủ yếu là trải nghiệm thực tế và mức độ “chấp nhận” của mỗi người thế nào: với người này nhiệt độ như này là cao, người kia như thế lại là bình thường, quan trọng là chúng ta mua máy với mục đích để phục vụ bản thân, chỉ cần lưu ý sử dụng máy 1 cách điều độ, và khoảng 6 tháng 1 năm cho em ấy đi spa !! 

Stress test bằng Aida64 sau 30 phút

Stress test bằng FurMark + Prime95 sau 17 phút

Thời lượng pin

Phiên bản ASUS TUF Gaming A15 mình sử dụng vẫn được trang bị viên pin 48 Whr tương tự như FX505 trước đây, mức dung lượng có thể coi là trung bình khá so với mặt bằng chung. Sử dụng thực tế máy thì sao ?

Ở độ sáng 25%, pin ở chế độ Cân bằng (balanced), bàn phím có bật đèn nền, nếu không dùng máy, chỉ để nguyên đó thì sau hơn 8 tiếng máy sẽ tắt. Khi thiết lập độ sáng 50%, làm các công việc văn phòng như là gõ văn bản word, bảng tính excel, thêm lướt web đọc báo, thỉnh thoảng có sử dụng photoshop để chỉnh vài tấm hình thì máy mang tới cho người dùng 4 tiếng sử dụng.

Thời lượng pin sẽ là hơn 3 tiếng chút, với độ sáng 75% khi dùng máy để xem liên tục video độ phân giải Full HD trên Youtube. Còn chơi game thì để vừa tốt cho máy, vừa tốt cho trải nghiệm không bị tụt FPS thì cắm sạc máy nhé các game thủ ! Bộ sạc hãng Asus trang bị có công suất tới 180W, cung cấp đủ điện năng cho máy hoạt động ở mức tối đa.

Tạm tổng kết

Vừa rồi là những trải nghiệm và đánh giá của mình về hiệu năng chiếc laptop Asus TUF Gaming A15 (mã FA506II-AL016T), có thể thấy ngay từ cái tên của sản phẩm đã cho người dùng thấy rằng nó là 1 laptop chuyên cho chơi game và giải trí, và cũng không quá lời khi cho rằng nó đã làm rất tốt nhiệm vụ đó: cấu hình tốt với sự kết hợp giữa đội đỏ và đội xanh lá, sức mạnh đa nhân của chip Ryzen, màn hình 144Hz cho trải nghiệm chơi game mượt mà, mức giá vô cùng hợp lý có thể nói là rẻ so với những gì nó mang lại.

Hy vọng qua bài đánh giá sơ bộ này, các bạn quan tâm sẽ có thêm nhiều thông tin để tham khảo và xem xét, cân nhắc có bỏ tiền ra mua mẫu laptop này hay không. Cảm ơn các bạn đã đọc bài đánh giá này, Techzones sẽ sớm có thêm bài đánh giá về ngoại hình cũng như 1 số trải nghiệm sử dụng khác trên mẫu laptop gaming phổ thông tầm trung đang rất hot của Asus.

Techzones / HảiArt666