Đánh giá nhanh Acer Predator Orion 9000 - Thùng máy siêu quái thú dành cho các game thủ

Cái tên Predator gợi đến cho các bạn ấn tượng gì ? Với các bạn mê phim thì chắc hẳn đó là con quái vật có khả năng tàng hình, đến từ ngoài vũ trụ trong bộ phim cùng tên. Còn với các bạn game thủ, thì đó là tên 1 dòng các thiết bị chuyên dụng cho chơi game của hãng Acer. 

Tại triển lãm công nghệ IFA 2017 thì hãng này đã giới thiệu về dòng PC “cực khủng” dành cho các game thủ và những người làm công việc đồ họa, quay video phim ảnh,…. tên của nó là . Triển lãm IFA 2017 này quy tụ nhiều dòng laptop, máy tính xách tay siêu mỏng và các máy tính văn phòng với cấu hình mạnh mẽ. Tuy nhiên, tất cả sự chú ý và ánh hào quang đều đã bị đánh cắp bởi chiếc Predator Orion 9000, và màn thuyết trình ra mắt tuyệt vời của của Acer. Cũng vào cuối năm ngoái, thì hãng đã chính thức mang cỗ máy này về thị trường Việt Nam.

Acer cho biết đây là desktop mạnh nhất từ trước đến nay của họ. Và đó cũng sẽ là nhân vật trong bài viết này, mà Techzones sẽ có những trải nghiệm và đánh giá nhanh ngay sau đây, các bạn cùng theo dõi nhé.





Giới thiệu về Orion 9000 và Thiết kế bên ngoài
Thuộc dòng các thiết bị chuyên dụng chơi game Predator, thùng máy của Orion 9000 được thiết kế to lớn và rất hầm hố với nhiều chi tiết cắt gọt góc cạnh, hốc tản nhiệt hai tầng kích thước lớn cùng dãy đèn Led nổi bật, bắt mắt và lung linh khi nhìn vào trong tối. Tổng thể máy được sử dụng hai tông màu xám bạc và đen để tăng thêm sự mạnh mẽ và dữ dằn cho sản phẩm.
Tất cả linh kiện phần cứng nằm gọn bên trong thùng máy có trọng lượng là 15kg và kích thước là (702 x 300 x 643mm) 




Điểm đáng ghi nhận trong thiết kế của Orion là sự hầm hố của nó được tạo nên từ những đường nét đơn giản, gần như không có chi tiết thừa nên tránh được cảm giác phô trương của một số hệ thống thiết bị chơi game cùng phân khúc khác.
Ngay từ cái nhìn đầu tiên ở mặt nạ trước đã thể hiện một sự dữ dằn cho sản phẩm với các đường vát góc sắt bén. Mặt nạ được chia là 3 cụm chính với:

Một cụm là nơi đặt nút power và logo của thương hiệu Predator
Cụm thứ hai là khoang chứa ổ đĩa quang bên trong 1 lớp mặt nạ ngoài
Cụm thứ 3 đó là nơi mà 2 quạt trước hút luồng khí mát vào trong thùng máy để làm nhiệm vụ đối lưu không khí.  Hai bên mặt lưới được nẹp thanh nhựa phát ánh sáng xanh rất dịu mắt.






Toàn bộ vỏ ngoài thùng máy được làm bằng kim loại, riêng cạnh trái được trang bị kính cường lực trong suốt để có thể nhìn vào bên trong ruột máy. Tuy nhiên với các đường hoa văn tổ ong sẽ khó để người dùng nhìn thấy được toàn bộ các linh kiện bên trong nếu máy ở trạng thái tắt điện. Logo Predator đặt ở khắp nơi.



Hai nắp hông của Orion 9000 đều có tay nắm, cho phép dễ dàng tháo ráp. Đây là điều khá ngạc nhiên vì mình thấy đa phần các hãng sản xuất thùng máy hay nhiều hệ thống máy cùng phân khúc thường sử dụng thiết kế đóng, nhằm hạn chế người dùng tự mở máy. Acer thì ngược lại, có vẻ khuyến khích người dùng tuỳ biến.



Về khả năng kết nối, Predator Orion 9000 được trang bị 2 cổng USB 3.1 thế hệ 2 (1 cổng Type A và 1 cổng Type C), 8 cổng USB 3.1 thế hệ 1 hay còn gọi là USB 3.0  (7 cổng Type A và 1 cổng Type C) và 2 cổng USB 2.0 Type A. Acer thậm chí còn tích hợp cả cổng P/S 2 cho bạn nào vẫn thích xài chuột và bàn phím cổ đại.
Ngoài ra chúng ta cũng có 1 cổng ethernet, ngõ ra âm thanh quang và 6 jack 3.5 mm để xuất ra dàn âm thanh chất lượng cao. Máy cũng hỗ trợ 3 khe M.2 và 4 khe PCLe x16.



Nhìn vào số lượng cổng kết nối thì có vẻ như bản GTX 1080 Ti mà Orion 9000 sử dụng là hàng custom khi mỗi card được trang bị 1 HDMI và 3 DisplayPort, không có DVI. Mình cũng thấy 1 nút reset BIOS, chắc để cứu các ca overclock quá tay.




Bởi vì thùng máy khá nặng nên Acer tích hợp luôn bánh xe bên dưới. 
Trong trường hợp hệ thống đặt dưới bàn làm việc, bàn phím chơi game, khi cần lắp đặt, kéo ra vệ sinh hay đơn giản là cắm thêm kết nối phía sau máy, công việc lôi thùng máy ra ngoài của người dùng sẽ đơn giản hơn rất nhiều lần so với việc phải khom lưng lôi, kéo bưng bê nó ra ngoài. 
Vâng xách nguyên cái thùng to đùng này một mình thì chưa chắc, nhưng kéo thì mình nghĩ ai cũng làm được ! 



Ở trên nóc chúng ta có 2 cái quai làm bằng thép, được bọc carbon để tiện cho việc di chuyển Orion 9000 khi cần.





Acer còn tích hợp thêm nút Turbo để tăng tốc tối đa sức mạnh hệ thống chỉ bằng 1 nút bấm rất nhanh chóng. Phím nguồn cách điệu có kích thước lớn, bắt mắt tuy chỉ được trang bị đèn Led đơn sắc. Mặt nạ bên dưới có thể mở ra để lộ một ổ quang mà có lẽ giờ cũng chẳng ai xài. Có thêm giá treo tai nghe tích hợp ở đây.



Orion 9000 chỉ có các đèn trên main và trong lòng hệ thống mới được trang bị Led RGB tùy chỉnh. Phần nắp trước thì không, bật máy lên thì mặc định đèn sẽ sáng màu xanh đặc trưng của Acer Predator, màu sắc rất dịu mắt, không quá chói nhưng vẫn đủ để tạo nên sự chú ý từ người khác.


Nội thất Cấu hình bên trong
Bây giờ mình sẽ mở thử nắp máy ra nhé.


 

Chúng ta cũng có thể nhận thấy là không gian bên thùng máy cực kỳ thoáng. Các linh kiện phần cứng bên trong được bố trí và sắp xếp rất gọn gàng và ngăn nắp. Cũng như dễ dàng để bạn có thể nâng cấp, sửa chữa hay vệ sinh.
Được xem là cỗ máy PC mạnh và đắt nhất của Acer tính đến thời điểm hiện tại nên Orion 9000 sở hữu cấu hình phần cứng cũng không phải dạng vừa.



Phiên bản Orion 9000 mình đang có ở đây, mang cấu hình chưa phải là cấu hình mạnh nhất: CPU Intel Core i9-7900X với 10 nhân / 20 luồng kết hợp với 2 card GTX 1080 Ti 11GB chạy ở chế độ SLI. Hỗ trợ 8 khe gắn RAM tổng dung lượng tối đa lên đến 128GB DDR4 bus 2666MHz (trong máy là 64GB 4x16GB), đồng thời mức dung lượng ổ cứng tối đa 42TB (trong máy sử dụng 2 ổ SSD NVMe M.2 PCIe dung lượng 256GB, có cả một miếng tản nhiệt để kiểm soát nhiệt độ, và 1TB HDD có tốc độ 7200 vòng/phút).





Được trang bị 4 khe cắm x16 nhưng thứ tự các khe là x16/x16/x8/x8 mà không là x16/x8/x16/x8 thường thấy như trên các bo mạch chủ được bán trên thị trường. Chính vì việc 2 khe x16 quá gần nhau bạn thấy ở hình trên, sẽ làm cho card VGA đầu tiên rất khó trong việc hút luồng gió vào làm mát GPU.

Cục máy mình đang có đây tuy không phải là tuỳ chọn cấu hình mạnh nhất, nhưng sự kết hợp giữa thiết kế hầm hố cùng bộ xử lý Core i9-7900X với 10 nhân 20 luồng 3.3GHz – 4.3GHz (4.5GHz Turbo 3.0 lên tối đa), 64GB Ram (4x16GB) 2666MHz, và 2 card GTX 1080Ti 11GB chạy ở chế độ SLI chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu của hầu hết các bạn game thủ vượt qua được “rào cản nho nhỏ” về giá.



Cấu hình mạnh nhất của Orion 9000 được bán tại thị trường Việt Nam theo mình biết là: Chip core i9 – 7890XE, bộ vi xử lý mạnh nhất của Intel hiện nay với 18 nhân 36 luồng, có giá bán lẻ con chip là hơn 2000 USD, 2 card đồ họa GTX 1080Ti chạy ở chế độ SLI và mức dung lượng Ram lên tới 128GB DDR4.

Giới thiệu 1 chút nữa để các bạn biết thêm: tuỳ chọn cấu hình cao nhất trên thế giới của con Orion 9000 sẽ gần giống như trên, nhưng thay vì 2 con GTX1080Ti, thì sẽ là 4 card đồ họa AMD Radeon Vega chạy CrossFire X.

Về tản nhiệt thì main với bộ vi xử lý Core i9-7900X được cung cấp giải pháp làm mát AIO. Theo chia sẻ của Acer thì bộ case này cũng đi kèm 5 quạt tản kích thước 120mm, và 1 hệ thống tản nhiệt nước All in One được sản xuất bởi Cooler Master nổi tiếng nên người dùng hoàn toàn có thể yên tâm về hiệu quả tản nhiệt. Kế đó là hệ thống điều hướng không khí IceTunnel 2.0.




2 card GTX 1080Ti là loại custom sử dụng tản lồng sóc giúp dễ kiểm soát nhiệt độ trong thùng. Cục máy sử dụng loại ram phổ thông không đi kèm tản nhiệt, dĩ nhiên bạn có thể thay thế bất kỳ loại RAM RGB nào ngoài thị trường nếu như muốn tông xẹt tông với hệ thống, main hỗ trợ tối đa đến 8 thanh RAM và 4 kênh bộ nhớ.

Cấp điện cho tất cả các linh kiện khủng của Orion 9000 là bộ nguồn công suất 1500W, được giấu trong một ngăn riêng biệt. Mình chưa có cơ hội mở ra xem đó là nguồn hãng nào, nhưng theo quan sát trong thùng đựng thì nguồn có khá là nhiều dây ngoài, nên nhiều khả năng đây là loại nguồn dạng mô-đun.



Ngoài ra thì chúng ta còn một hộp phụ kiện bao gồm một bàn phím và một chuột quang được Acer tặng kèm Orion 9000 cho người dùng (các bạn không thể mua lẻ 2 sản phẩm này trên thị trường). Cả chuột và bàn phím đều được trang bị đèn Led nền màu xanh dương nhạt đồng bộ với máy, đậm chất Acer Predator. 
Tuy không phải là bàn phím cơ mà chỉ là cao su, nhưng chất lượng gõ phím cũng khá tốt, vỏ ngoài bằng chất liệu nhựa sần góc cạnh và chắc chắn. Chuột chơi game cho cảm giác cầm nắm tốt, điều chỉnh được độ nặng khi nhấn chuột là một trong những điểm độc đáo trên mẫu chuột mới của Acer.





Trải nghiệm nhanh hiệu năng
Thông số cơ bản về cấu hình của máy: Core i9-7900X với 10 nhân/20 luồng, 2 card GTX 1080 Ti 11GB chạy ở chế độ SLI


Một số thông tin cơ bản về con chip i9-7900X







So sánh core i9-7900X và core i7-8700K












So sánh chip core i9-7900X với 1 số dòng chip khác 





Thông số các ổ đĩa trong máy: 1 ổ HDD Sata và 2 ổ SSD NVMe PCIe 3.0x4







Tốc độ ĐỌC / GHI của 2 ổ SSD 



Một số đánh giá chung cơ bản (điểm Benchmark) của dàn máy









Thử nghiệm hiệu năng qua 3DMark: Fire Strike Ultra và Time Spy Extreme 














Đánh giá điểm hiệu năng qua Cinebench R15 
OpenGL: 153.42fps 
CPU: 2138cb
CPU (Single Core): 173cb
MP Ratio: 12.37X




Đánh giá điểm PCMark 10






Thử nghiệm máy qua các bài Stress test 

nhiệt độ máy trước khi test 



Stresstest CPU 



Stresstest GPU 





Stresstest qua Aida64






Hơi tiếc 1 tí là mình không kịp test qua nhiều game trên cục máy này, do chỉ mượn được hãng Acer 1 tiếng đồng hồ thôi, nhưng đọc qua phần cấu hình, cũng như kịp thực hiện 1 số bài test hiệu năng, thì các bạn cũng có thể cảm nhận phần nào giống như mình, là Orion 9000 mang sức mạnh khủng thế nào ! 
CPU Intel Core i9-7900X, RAM 64GB DDR4, GPU SLI GTX1080Ti, nó hoàn toàn dư sức “cân” các tựa game đồ họa nặng phổ biến hiện nay, với mức setting cao nhất mà không gặp bất kì khó khăn nào. Tuy nhiên cần lưu ý các bạn rằng, là không phải tựa game nào thì cục máy này cũng thể hiện tối ưu cả. 
 















Kết luận 
Nhìn chung, sự kết hợp giữa thiết kế hầm hố, tản nhiệt nước và dãy Led RGB độc đáo, cùng bộ xử lý Core i9-7900X với 10 nhân 20 luồng 3.3GHz – 4.3GHz (4.5GHz Turbo 3.0 lên tối đa), 64GB Ram (4x16GB) 2666MHz, và 2 card GTX 1080Ti 11GB chạy ở chế độ SLI, chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu của hầu hết các bạn game thủ vượt qua được “rào cản nho nhỏ” về giá.

Việc có nên mua Predator Orion 9000 hay không còn phụ thuộc vào nhu cầu người sử dụng. Với mức giá được Acer công bố lên đến 250,000,000 VND cho cấu hình như trên, với các game thủ chuyên nghiệp, dân thiết kế 3D, quay phim 4K,... hoặc người có "điều kiện", thì việc bỏ ra từng này tiền mình nghĩ là Ok ! I'm Fine !
Còn với người dùng phổ thông, chúng ta đơn giản chỉ là "đọc cho biết", "xem cho vui",....và lựa chọn mua hoặc tự build những cấu hình máy có chi phí mềm hơn ! 
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này. 

                                                                                                                                                 Techzones / HảiArt666