Đánh giá tai nghe in-ear 1More E1003

Trong lúc kinh tế khó khăn và sức mua giảm, nhưng các nhà sản xuất và nhà bán lẻ ở mảng đồ công nghệ đều đẩy mạnh phân khúc giá rẻ, vì đó là phân khúc có lượng khách hàng phổ thông đông, là xu hướng chung đang diễn ra trên toàn cầu, và các sản phẩm tai nghe nói riêng cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

1More là hãng sản xuất thiết bị âm thanh từ trung quốc, thành lập bởi cựu giám đốc điều hành Foxconn bằng một khoản đầu tư từ hãng điện thoại Xiaomi. 1More thành lập với mục tiêu cung cấp các sản phẩm âm thanh chất lượng cao với giá từ rẻ tới tầm trung, và tham vọng thách thức các sản phẩm của Apple ví dụ như tai nghe Beats....

Xiaomi đầu tư để 1More thiết kế lên một chiếc tai nghe, từ bên ngoài tới chất âm bên trong, sản phẩm đầu tiên của sự hợp tác được bán ra thị trường với cái tên Piston, đã nhận được đón nhận của người dùng trong nước và quốc tế, cùng với giải thưởng IF Product Desgin Award 2014. Khi nhìn trên hộp của Xiaomi Piston các bạn sẽ thấy có dòng "1More design" để thể hiện rõ đây là 1 sản phẩm của sự hợp tác giữa 1More và Xiaomi.
Sự hợp tác này tiếp tục mang lại nhiều thành công và lợi nhuận hơn nữa với sự ra đời của Piston 2.0 và Piston 2.1, tuy nhiên sau khoảng 2-3 năm làm mưa làm gió trên thị trường thì Xiaomi đã khai tử các mẫu tai nghe này và thay thế bằng những phiên bản cao cấp hơn. Nhưng 1More đã không để đứa con đẻ của mình bị quên lãng, họ quyết định tiếp tục cải tiến, nâng cấp và hoàn thiện phiên bản Piston mới với cái tên 1More Piston Classic E1003. Và đó sẽ là mẫu tai nghe mà Techzones.vn sẽ review sau đây.

Thông số kỹ thuật :

Frequency Range: 20-20000Hz  (Dải tần) 
Impedance: 32Ω  (Trở kháng) 
Sensitivity: 98dB  (Độ nhạy) 
Plug Type: 3.5mm gold Plated  (Giắc cắm) 
Rated Power: 5mW    (Công suất khuyên dùng) 
Cable length: 1.25m   (Chiều dài cáp)
Weight: 14g      (Trọng lượng) 

Giới thiệu về thiết kế bên ngoài và cảm quan chung sơ bộ sản phẩm: 

1More E1003 (hay còn được gọi là Piston Classic) là sản phẩm mới nhất hiện nay của 1More ra mắt thị trường quốc tế từ khoảng tháng 5/ 2016. Nếu các bạn đã từng dùng qua Xiaomi Piston 2.0 hay chỉ nhìn thấy thôi thì cũng dễ dàng nhận thấy rằng, mặc dù là phiên bản nâng cấp thuộc thế hệ sau nhưng E1003 hoàn toàn không có nhiều khác biệt bên ngoài so với các đàn anh. Vì điều này nêấn tượng ban đầu của E03 có l là không tốt cho lắm, chưa gây được ấn tượng v hình thức.
 

Hộp giấy bên ngoài làm từ giấy tái chế, bọc bên trong là 1 cuốn hướng dẫn bằng nhiều thứ tiếng và 1 hộp nhựa đựng tai nghe, tai nghe được cuốn cẩn thận trong một hộp đệm cao su, thường hay gọi là “xương cá” cuốn tai nghe, giúp hạn chế việc trầy xước tai nghe và cũng khá gọn gàng để mang theo hàng ngày. Bên dưới phần đệm cao su là 1 số phụ kiện đi kèm gồm:  4 bộ đệm tai cao su các kích thước (S, M và L) , cộng thêm một chiếc kẹp áo bằng nhôm khá đơn giản. Công dụng của chiếc kẹp áo để làm gì ? Lý do là phần nút điều khiển và micro được gắn ở vị trí chia dây tín hiệu trái/phải ở giữa, dẫn tới phần micro đặt khá xa miệng người dùng, nên khi đàm thoại thường phải dùng 1 tay để đưa micro lại gần hơn. Và chiếc kẹp áo dùng để cố định phần micro này ở gần cổ áo nếu muốn, mang lại khá nhiều thuận tiện.

Tai nghe 1More E1003 có phần housing dạng cord down, được làm từ nhôm rất nhẹ với mặt ngoài khá lớn cùng một lỗ nhỏ để thoát âm, hạn chế hiện tượng vọng và vang. Thân housing được thiết kế với nhiều đường rãnh tròn đồng tâm, có lẽ đây là thiết kế yêu thích của hãng nên các sản phẩm của 1More đều có chi tiết này. 2 bên tai nghe giống nhau, nhưng cũng có ký hiệu R và L khá nhỏ, tuy nhiên qua quá trình trải nghiệm thì không thấy sự khác biệt gì khi đeo ngược tai nên người dùng có thể đeo bên nào cũng được. 
Phần ống nozzle của tai nghe khá lớn, lớn hơn trung bình các tai nghe bây giờ một chút, nên cũng phải sử dụng các loại tips (đệm tai) có phần vào lớn hơn bình thường một chút, nếu dùng tips nhỏ hơn thì đôi khi sẽ hơi bị cấn tai một chút. Thay vì có phần mic trên dây làm tai nghe trở nên đầm hơn thì 1More tích hợp luôn phần điều khiển (control talk) được phay khá đẹp vào chung phần chia dây, với 3 phím điều khiển và một lỗ mic. 
Gi
ắc cắm là là giắc chữ I, đầu 3.5mm mạ vàng, phần dây tín hiệu phía dưới (từ phần điều khiển tới giắc cắm) được bọc sợi kevlar (tạm hiểu là dạng dây vải dù) hạn chế đứt, còn đoạn từ phần điều khiển tới tai nghe thì được bọc cao su TPE mềm mại và để hạn chế đứt ngầm, nhược điểm là cũng khá dễ rối. 
Đeo thử vào tai thì tai nghe cách âm khá tốt, micro hoạt động với độ nhạy ổn, đeo nhẹ tai, nhét được vào khá sâu nên có thể đội mũ bảo hiểm full face mà không bị vướng, tuy nhiên nếu công việc của các bạn phải đi lại, chạy xe nhiều ngoài đường thì nên sử dụng kẹp áo đi kèm khi dùng mic, vì tiếng gió rít. 

Nhìn chung E1003 có chất lượng hoàn thiện tốt trong tầm giá, các chi tiết thiết kế gọn gàng, không bị dư thừa, cảm giác tai nghe trọng lượng nhẹ nhưng chắc chắn. Vì vậy có thể hiểu phần nào tại sao 1More vẫn giữ gần như nguyên vẹn thiết kế của hãng, vậy thì điểm khác biệt chắc hẳn nằm ở phần cấu tạo bên trong và chất âm mang lại, cùng tìm hiểu tiếp nhé các bạn ! 

Cấu tạo bên trong và đánh giá về chất âm: 

1More Piston Classic E1003 có một điểm nâng cấp vượt trội so với bản cũ về tính năng, đó chính là giắc cắm 3,5mm mới có khả năng tương thích với hầu hết điện thoại hiện nay. Phiên bản cũ của họ chỉ sử dụng tốt với điện thoại Android, nên nhiều người dùng iPhone, iPad,.. chưa có cơ hội tiếp cận chiếc tai nghe này. Các phím bấm ở cụm míc làm việc hoàn hảo với hầu hết các hệ điều hành phổ biến như IOS, Android, Windowphone, nếu không tương thích thì thường chỉ có thể bấm nút gia để nhận cuộc gọi hoặc dừng nhạc, còn khi nhận diện đầy đủ thì có thể chuyển bài, tăng giảm âm lượng tùy thích. (Play/Pause: nhấn 1 nút giữa 1 lần ; Next track: nhấp nút giữa 2 lần ; Previous track: nhấp nút giữa 3 lần,...).
Một chi tiết nhỏ khác cũng được đánh giá cao là giắc cắm 3.5 được thiết kế khá nhỏ gọn dù được bọc nhôm phía ngoài, nên các bạn sẽ không gặp khó khăn với các điện thoại sử dụng ốp lưng bọc bên ngoài.

1More E1003 dùng driver Dynamic đã được cải tiến, thay vì sử dụng màng loa Beryllium thì 1More đã cải tiến thành màng dual Diaphragm được làm bằng Mylar PET phủ titan, được cho là nhẹ và đáp ứng âm thanh tốt hơn, cho dải tần từ 20Hz-20KHz. Đồng thời với trở kháng 32 Ohm cùng độ nhạy 98dB giúp E1003 có thể dễ dàng sử dụng với các thiết bị di động và nhiều nguồn nhạc. Và 1More cũng hợp tác với nghệ sĩ Luca Bignardi nổi tiếng từng đạt giải Grammy để tinh chỉnh âm thanh cho phiên bản này.

Nhìn lại Piston 2.0 và 2.1 trước đây, theo ý kiến của người viết và có lẽ cũng là ý kiến chung của một số bạn đã có dịp sử dụng là thiết kế của những mẫu này không quá cầu kỳ, màu sắc, công nghệ sử dụng cũng không phải cao cấp như Hi-res,... nhưng lại được nhiều người dùng đón nhận vì chất âm mà tai nghe mang lại cho cảm giác xứng đáng với mức giá họ bỏ tiền ra mua. Và phiên bản tiếp theo E1003 vẫn có được chất âm mà rất nhiều người thích đó, về tổng thể chung thì tai nghe không nhấn nhiều vào dải nào, chất âm chuyển sang hướng cân bằng hơn , tiếng bass tốt, đầm nhưng vẫn đảm bảo có tiếng treb giàu năng lượng nên chất âm rất sang, tạo được cảm giác tự nhiên hơn.

Bass:
Bass t
ốt, d nghe nhiều loại nhạc, âm bass được chơi khá gọn tại một điểm chứ không lan rộng sang 2 bên tai. Có thể cảm nhận lực dội và rung ở màng tai [Work from Home- Fifth Harmony], upper bass hơi thiếu lực, bù lại bass được cân bằng khá tốt, không quá nhanh hay quá chậm. Độ chi tiết ở dải này vẫn được giữ khá tốt, nghe các thể loại rock nhanh và nặng như [You Only Live Once - SUICIDE SILENCE] thì tiếng trống đập xuống làm người nghe cảm nhận được độ rung tuy khá đanh nhưng không thành "một đống" khó nghe. 

Mid: 
Bass được làm gọn gàng nên phần mid có không gian, không bị bass che lấp v
à ngược lại 2 dải khá hoà quyện với nhau. Mid làm khá sáng, có nhấn nhẹ vào dải high mid, giọng ca sĩ luôn nổi bật, ngay cả những tiếng lấy hơi, khàn giọng đều được thể hiện ra, dễ nhận biết. Đây là một âm mid khá hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu nghe nhiều thể loại nhạc. Nhưng theo người viết thì khuyên dùng cho những thể loại nhạc mộc, giọng ca sĩ thật, không có nhiều sự tác động chỉnh sửa của điện tử. [Hurt – Christina Aguilera] [No One – Alicia Keys]

Treble: 
Để chất âm cân bằng thì bass và mid đều phải được làm tự nhiên nhất có thể, nhưng hãng đã làm ra một âm treble mà ít tai nghe ở tầm giá này có thể làm được. Treble khá giàu năng lượng, phong phú, dễ nhận ra những nốt trong tiếng đàn ghita, tiếng piano, độ chi tiết khá rõ dù đôi khi hơi gắt một chút. Với những ai muốn có chất âm cân bằng, với dải treble tốt nhất có thể ở tầm giá này thì E1003 là một tai nghe không thể bỏ qua. [Hotel California- Eagles] và [Tears in Heaven – Eric Clapton]. 

Âm trường ở mức khá, có thể chấp nhận được. 

Kết luận: 
Một thiết kế không mới nhưng tiện dụng và chắc chắn, chất âm đầy đặn dễ nghe, mic dễ sử dụng với đầy đủ nút bấm, giá thành rẻ. Đó là những gì có thể nói về 1More Piston Classic E1003.

Ưu điểm
- Thiết kế tiện dụng, nhỏ gọn và chắc chắn
- Phù hợp nhiều loại điện thoại 
- Chất âm đầy đặn, tự nhiên, dễ nghe được nhiều thể loại nhạc
- Giá hợp lý với những gì mang lại 

Nhược điểm
- Thiết kế không mới, ít nổi bật
- Dây cáp hơi dễ rối 1 chút 
- Nút mic ở khá xa với miệng người dùng 

C
ác bạn có thể tới trải nghiệm miễn phí sản phẩm 1More Piston Classic E1003 tại cửa hàng Techzones, sản phẩm đang được bán với mức giá: 550.000 đồng. 

 

Bài viết: www.techzones.vn / HaiArt666