Đánh giá Dell G3 2020: cũ nhưng vẫn tốt, chiến game vẫn mượt và thiết kế vẫn hợp thời

Vào thời điểm mà Dell G3 ra mắt, cái bóng của Inspirion hay Alienware vẫn còn quá lớn, cho đến thời điểm hiện tại thì chiếc laptop dòng gaming này vẫn còn nằm giữa ranh giới laptop gaming và laptop văn phòng.

Bài viết trên website Techzones hôm nay của mình sẽ cùng các bạn đánh giá lại Dell G3, chiếc laptop gaming dành cho sinh viên có kinh tế eo hẹp như hiện nay. Một điểm cần lưu ý là tuy cũ nhưng hiệu suất mà nó mang lại cho người dùng dường như vẫn rất tốt.

Thiết kế Dell G3: khá cứng cáp nhưng không hợp với thời điểm hiện tại

Đầu tiên chúng ta có thể thấy chiếc laptop gaming này trông khá cứng cáp, màu đen nhám càng khiến cho chiếc laptop này trở nên chắc chắn hơn. Ngoài ra mặt ngoài nhám cũng khiến cho việc bám vân tay rất khó, điều này cũng là một điểm nhấn khiến chiếc laptop này được người dùng yêu thích.

Mình cũng đã thử nghiệm va đập vào mặt ngoài vỏ laptop và thấy khá chắc chắn. Những va đập cũng không gây ra bất cứ trầy xước gì quá đáng, tuy nhiên trong một lần lỡ tay hơi mạnh mà mình khiến lớp vỏ bị trầy khá sâu nhưng vẫn không ảnh hưởng đến máy. Có thể nói mẫu Dell G3 này có sức thu hút hơn 2 người anh em của nó là Dell G5 và Dell G7.

Từng đường nét của Dell G3 được chạy CNC một cách chăm chút, điển hình là các đường thẳng song song tương tự như HP Pavilion, hay như phần khe thoát nhiệt giúp cho chiếc laptop trông lại càng hầm hố hơn.

Phần bản lề màn hình của máy có thể nói là tạm được và trọng lượng màn hình cũng khá nặng (từ 2020 nên cũng hông đòi hỏi gì nhiều nha bé ơi). Khi gập màn hình lại thì ở phần cuối của lộ trình màn hình sẽ được đà và tự đống gập lại, thêm vào đó là khe hở do bản lề tạo ra cũng khá lớn nên trông cũng không được ưng cái bụng cho lắm.

Mặc dù bề ngoài của chiếc laptop gaming Dell G3 khá lạc hậu so với thời điểm hiện tại, nhưng có thể nói nó vẫn còn khá đẹp mắt và cũng khá bền chắc khi sử dụng. Một điểm nữa là máy nặng 2.34kg chưa tính củ sạc, dày 22mm nên có lẽ sẽ phù hợp hơn với các bạn nam nhá.

Màn hình Dell G3: tần số làm tươi 120Hz là điều tuyệt vời chó dòng máy đời cũ

Không như nhiều dòng sản phẩm khác với 120Hz ở những bản nâng cấp, Dell G3 đã cho ngay bản mặc định của mình mang tần số làm tươi 120Hz, đây quả thật là một sự ưu ái cũng như điểm nhấn đột phá của Dell dành cho sản phẩm. Ở những chiếc máy khác thì tần số mặc định có thể là 90Hz và nâng cấp tốn 1 mớ tiền đề lên 144Hz hoặc hơn ở ngay thời điểm hiện tại.

Tần số mặc định cao nhưng nhìn chung chất lượng màu sắc và hình ảnh cũng không quá nổi trội (bởi nó cũ). Từ độ phủ màu, độ sáng, tương phản hay độ sai lệch DeltaE... Tất cả đều ở ngưỡng trung bình, khi làm việc hay giải trí cũng sẽ ở mức đủ nhìn mà thôi. Bên cạnh đó thì độ sáng của máy không cao, cho nên bạn sẽ không dễ làm việc nếu ở môi trường có độ sáng mạnh.

Và có một điểm trừ của mình dành cho Dell G3, mặc dù nếu so về thời điểm ra mắt thì đây không phải điểm trừ nhưng chúng ta lại đang so sánh với thời điểm hiện tại. Viền màn hình Dell G3 khá dày, cho nên phần màn hình trông có vẻ bị bóp nhỏ lại rất nhiều.

Bàn phím và TouchPad Dell G3 không có sự thay đổi, có đèn bàn phím

Với mẫu G3 của Dell năm 2020 thì bàn phím và touchpad dường như chẳng có gì thay đổi so với các mẫu trước đây. Vì vậy mình cũng không có gì để nói quá nhiều về phần này của máy. Mình chỉ nói đôi điều là phím khá bé và người có tay lớn như mình thao tác hơi khó khăn, cảm giác nhấn không sâu không đã, bù lại thì có đèn bàn phím giúp mình có thể thao tác trong môi trường thiếu sáng.

Touchpad thì cũng không có gì quá nổi bật trong tầm giá này, cảm giác di chuột và thao tác cũng rất bình thường. Tuy rẻ tiền nhưng mình cảm giác nó được build khá chắc chắn chứ không lỏng lẻo như nhiều dòng máy khác trên thị trường.

Hiệu năng tốt nhưng có vẻ tản nhiệt không đấu lại rồi

Dell đã trang bị cho phiên bản Dell G3 2020 hệ thống phần cứng có thể nói mới nhất lúc bấy giờ, bao gồm CPU Intel Core i7-10750H, 16GB RAM, 512GB SSD NVMe và card đồ họa GTX 1660Ti. Theo lý thuyết thì đây là một trong những cấu hình có hiệu năng mạnh nhất vào lúc bấy giờ. Tuy nhiên khi đưa cấu hình này vào một bộ khung không có gì thay đổi như Dell G3 thì lại trở thành một điểm yếu chí mạng cho cỗ máy.

Hệ thống tản nhiệt của máy không có gì thay đổi từ những phiên bản trước, so với cấu hình hiện tại thì dường như đã quá sức đối với một ông già như nó. Khi hoạt động thì nhiệt độ tăng cao và hệ thống hạ nhiệt không hoạt động tốt dẫn đến máy hoạt động không được ổn định. Thậm chí khi mở ra bên trong thì hệ thống tản nhiệt dường như không thể bao phù hết các mạch tụ. Và một giải pháp dành cho điều này là ngồi phòng lạnh 16 độ với full quạt đã giúp mình không ít.

Đấy là nói vui thôi chứ kì thực khi hoạt động thì nhiệt độ thường không dưới 70 độ, nhất là khi hoạt động các tác vụ nặng thì mức nhiệt độ này còn có thể cao hơn. Nóng là thế nhưng bù lại thì hệ thống phần cứng sẽ được ăn điện max speed để có thể đạt được tối đa hiệu suất (truyền thống nhà Dell rồi).

Mức nhiệt độ cao cũng cho thấy máy đang hoạt động hết sức để mang lại hiệu năng cao cho người dùng, tuy nhiên việc gánh nhiệt độ cao trong thời gian dài cũng không tốt lắm cho độ bền của máy. Đôi khi một lúc nào đó mình bỗng giật nảy mình khi ngón tay chạm phải vào bàn phím và cảm thấy thật "ấm nóng".

Mặt khác chiếc card màn hình GTX 1660 Ti vẫn có thể cân tốt các tựa game hiện nay với mức cấu hình Hight/Ultra, cấu hình này cho mức nhiệt độ 80 - 83 độ, nhìn chung vẫn khá tốt dành cho những fan game ít kinh phí hiện nay.

Mặc dù vậy thì độ ồn của máy cũng là một điểm trừ khá lớn, khi thực hiện tác vụ nặng hay chơi game thì tiếng ồn phát ra có lẽ sẽ gây khó chịu cho một số bạn, tuy nhiên không sao cả, đeo tai nghe vào là hết thôi.

Quá nhiệt hãy cẩn thận với bộ nhớ trong của máy

Mặc dù được trang bị bộ nhớ trong 512GB SSD NVMe từ WD, tuy nhiên ở Dell G3 thì tình trạng quá nhiệt do hệ thống tản nhiệt kém có thể nhận thấy rõ ràng. Mình thì hài lòng với bộ nhớ trong này từ tốc độ đọc ghi cho đến hiệu suất hoạt động. Nhưng mình cũng lo lắng vấn đề quá nhiệt có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ không chỉ ổ cứng trong mà còn tất cả các linh kiện bên trong máy.

Đa dạng và đầy đủ cổng kết nối

Ở bản Dell G3 nếu không bàn về kích cỡ của máy thì mính khá là hài lòng với số lượng cổng kết nối mà máy mang đến cho người dùng, khá nhiều và khá đa dạng. Cả 2 bên cạnh máy sẽ bao gồm 2 cổng USB 2.0, 1 cổng USB 3.1, 1 cổng USB 3.1 Gen 2, 1 cổng Thunderbolt 3, 1 HDMI, 2 DisplayPort, khóa Kensington, jack 3.5 combo và cuối cùng là khe thẻ SD. Với nhiêu đây cổng kết nối thì chắc chẳng còn phải đòi hỏi gì với việc giải trí đúng không mọi người.

Thời lượng pin vừa phải cho sinh viên

Khi đánh giá về laptop gaming thì mình không có thói quen đi sâu vào pin cho lắm, bởi ai cũng biết để chơi game tốt thì laptop gaming cần phải cắm nguồn điện trực tiếp vào máy. Tuy nhiên mình cũng có thử nghiệm sơ đôi chút về thời lượng pin, máy cho mình 4 giờ sử dụng với độ sáng màn hình 50%, tác vụ nhẹ văn phòng được xử lý khá tốt. Một điểm trừ khác là cục sạc 240W của máy khá là nặng.

Tạm kết cho Laptop Gaming Dell G3

Tóm lại thì Dell G3 Gaming vẫn là một chiếc laptop tốt nhất trong phân khúc vào thời điểm hiện tại. Với khoảng 20 triệu thì bạn đã có ngay một chiếc máy tính vừa học tốt lại vừa chơi game mượt mà. Có thể nói nếu Dell cải tiến phần tản nhiệt thì chắc bạn cũng chẳng thể mua được một con laptop gaming ngon như thế, với màn hình mặc định 120Hz với mức giá như thế đâu.

Nhớ lúc mới ra mắt, Dell G3 lúc đấy là một trong những dòng Laptop Gaming Best Seller tại cửa hàng Techzones, tuy nhiên qua năm tháng thì sự phát triển công nghệ đã không cho nó còn chỗ đứng rồi.

 ✅ Để chào mừng ngày Techzones trở lại thị trường với nhiều sự đổi mới. Giảm giá nhiều sản phẩm cùng nhiều quà tặng sẽ được gửi đến khách hàng như một lời cám ơn trong suốt thời gian quan. Nhằm phục vụ tốt hơn Techzones nay đã thay đổi với nhiều thứ mới mẻ khác.✅

👉🏻 Mua sắm thả ga tại:

- Website: https://techzones.vn/

- Shopee: https://shopee.vn/techzones.official

📞 Gọi ngay khi bạn cần:

- Hotline: 1900 9064