FC660C - Bàn phím cơ Topre đầu tiên của Leopold: Đắt có xắt ra miếng ?!

Giới thiệu chút về Leopold, đây là 1 thương hiệu bàn phím cơ được thành lập khoảng năm 2006, tại xứ sở kim chi.

Tới nay, thì công ty Hàn Quốc này đã đạt được nhiều thành công, tạo sự tin tưởng, quan tâm của rất nhiều người dùng, qua các sản phẩm bàn phím có chất lượng và độ bền cao, mức giá khá tốt, nhiều cải tiến và nâng cấp đáng giá. Không chỉ sử dụng loại switch cơ học Cherry, Leopold còn bắt tay vào sản xuất những chiếc bàn phím cơ sử dụng switch Topre. 

Trong bài viết dưới đây, Techzones sẽ giới thiệu cho các bạn, và đưa ra các đánh giá về một mẫu bàn phím như thế, được thiết kế kiểu dáng mini, tối đa diện tích cho những người sử dụng thích sự gọn gàng, đơn giản, mà tinh tế. Đó là chiếc Leopold FC660C. 

 

ĐẶC TÍNH VÀ THÔNG SỐ KĨ THUẬT

 

  • FC660C là bàn phím Leopold đầu tiên sử dụng công tắc điện dung độc đáo Topre. Layout (cách sắp xếp phím) quen thuộc là ANSI (hay gọi nhanh là layout US), khá đơn giản dễ sử dụng được các loại keycaps khác để tạo cho phong cách riêng bản thân. 
  • Bàn phím dạng Mini với 67 phím, loại bỏ hoàn toàn dãy phím F1 đến F12, và khu vực phím số bên phải.
  • Dễ dàng mang đi khi sử dụng mà không hề vướng víu trong mọi tình huống.
  •  Các phím bị mất đi vẫn được bố trí xen lẫn trên bàn phím, các bạn có thể nhìn thấy, nhờ có các ký hiệu nằm ở mặt trước cạnh dưới của phím. Việc bố trí siêu nhỏ gọn cho phép người dùng có thể sử dụng các chức năng của một bàn phím kích thước đầy đủ.
  • Theo nhà sản xuất Leopold thì keycap của FC660C sử dụng chất liệu nhựa PBT (là chất liệu cứng và bền để dùng trong keycap, trong top 3 loại tốt nhất là ABS, PBT và POM), và công nghệ in Dye Sub (công nghệ in nhiệt-dùng nhiệt để đưa mực vào keycaps) giúp cho phím không bị bám vân, xuống cấp, ngả màu,...sau khi sử dụng thời gian dài.
  • Các kí tự khắc trên phim đều sắc nét, và cũng không có dấu hiệu bị bong màu hay kí tự. 
  • Ngay cả bàn phím Filco của Nhật cũng chưa được đầu tư kĩ như vậy. Keycap gốc của Leopold theo đánh giá cá nhân của mình là bộ keycap theo bàn phím tốt nhất thị trường hiện nay. 
  • Dây cáp cũng là dây rời để bạn dễ dàng mang đi làm hay đi chơi, sử dụng kết nối mini USB, to và cứng cáp hơn dây micro USB như các bàn phím khác hay sử dụng. 
  • Khung bàn phím tuy chỉ là nhựa, nhưng được gia công rất chắc chắn, qua bài viết này mình khó miêu tả hết độ “phê” độ “đã” của nó được, các bạn nên tới cửa hàng của Techzones để cảm nhận trực tiếp.
  • Từng cú gõ, cú nhấn, cú đè.. xuống bàn phím mà bàn phím vẫn rất ổn định, không hề có tình trạng ọp ẹp, hay lỏng lẻo như những chiếc bàn phím cơ rẻ tiền.

  • Độ hoàn thiện có thể nói là hoàn hảo 100% nếu không bị 1 số khuyết điểm nhỏ, đó là mặt dưới không có khoét 1 khe hở để cuộn dây cáp gọn gàng lại như 1 số dòng bàn phím cơ khác của Leopold.
  • Thử tưởng tượng khi bạn mang laptop và bàn phím ra ngoài quán cafe sử dụng: dây sạc laptop, dây bàn phím, dây chuột,.. lằng nhằng 1 nùi trước mặt !!!
  • Và bàn phím này không đèn nền Led, đang là xu hướng hiện nay, chỉ có Led đỏ dưới 2 phím CapsLock và Insert (2 phím này sẽ có 1 dấu chấm mờ trên mặt phím, Led đỏ xuyên qua được, chính chi tiết này sẽ giúp các bạn phân biệt được FC660C với mẫu bàn phím Leopold FC660M) 
  • Mặt dưới của Leopold FC660C chúng ta có 4 chân đế ở 4 góc được bọc cao su, mình không có quá nhiều thời gian để test kỹ, nhưng mình cảm giác chất lượng cao su tốt, cố định bàn phím không trơn trượt.
  •  Bên cạnh đó là 2 đế nâng, giúp nâng cao phần phía trên bàn phím lên, theo đánh giá cá nhân của mình thì yếu tố này, có cũng được mà không có cũng không ảnh hưởng gì, nhưng nó cũng thể hiện sự đầu tư của Leopold vào sản phẩm này. 
 

Topre switch

 
 Leopold FC660C sử dụng swtich Topre. Vậy switch Topre là gì ? 

 

Topre switch hay còn có tên gọi Capacitive non-contact switch (công tắc điện dung không tiếp xúc) do Topre Corporation, 1 hãng của Nhật Bản sản xuất, lần đầu tiên xuất hiện trên chiếc bàn phím Realforce.

Về cơ bản, Topre được xem là dạng switch lai, khi kết hợp các đặc tính giữa đệm cao su (Membrane) và lò xo cơ học (Mechanical), bên dưới là lớp bo mạch cảm ứng. Khi bạn gõ phím, lò xo bị nén xuống, và cơ chế cảm ứng với độ chính xác cao sẽ phát hiện sự thay đổi điện trở, chuyển thành tín hiệu và gửi về bộ xử lý. 

Đây là loại switch nhận được rất nhiều những đánh giá cao từ các trang web chuyên review thiết bị công nghệ. Các bạn có thể tìm hiểu về cơ chế hoạt động của loại switch Topre qua hình ảnh dưới đây

 
  • Keycap: là phím nhựa tiếp xúc trực tiếp với ngón tay của người dùng
  •  Plunger (Keyswitch Plunger): Khớp nhựa giúp keycap được cố định chắc chắn
  • Housing (Keyswitch Housing): Bộ khung bảo vệ các thiết bị bên trong, được gắn cố định vào steel plate
  • Steel Plate (Switch Mounting Plate): Miếng kim loại để cố định tất cả các switch
  • Rubber Dome (Tactile Rubber Dome): Miếng cao su có thiết kế chóp tu, chính là bộ phận đem lại cảm giác gõ phím gần giống với các bàn phím thông thường
  • Conical Spring (Spring): Nhân vật chính của chúng ta, chiếc lò xo làm nên sự thành công của những chiếc bàn phím cơ Topre switch , không giống với ở Cherry, chiếc lò xo cũng được đầu tư rất độc đáo, tạo nên cảm giác gõ đặc biệt hơn rất nhiều
  • Capacitive Sensors: Cảm biến điện dung
Circuit Board: Bảng mạch của chiếc bàn phím

ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU NĂNG SỬ DỤNG

  • Thực tế, điểm làm nên tên tuổi của Topre switch không phải chính bản thân switch Topre, mà là bộ cảm ứng đặc biệt với độ chính xác đến mức khó tin, nhằm phát hiện sự thay đổi điện trở khi nhấn phím xuống một nửa, mà không cần bất kỳ một điểm tiếp xúc nào.
  • Cũng giống như Cherry MX, Topre cũng được chia làm nhiều loại phím với lực nhấn từ 30 gram cho đến 55 gram (của FC660C là 45g), và tuổi thọ của switch dao động từ 30 cho đến 60 triệu lượt nhấn.
  • Lựa chọn sử dụng Topre cho game hay cho công việc văn phòng cũng là tùy thuộc vào sở thích của mỗi người, song switch Topre luôn mang lại cảm giác cho đa phần người dùng là: thao tác gõ phím rất mượt mà, chất lượng gõ khá và nhạy, êm ái, thanh thoát hơn và cũng không gây ra tiếng lạch cạch khi người dùng nhấn phím chạm đáy. 
  • Độ đàn hồi đủ tốt để mang lại cảm giác phím khi gõ văn bản với tốc độ nhanh mà không sợ nhầm phím.
  • Một trải nghiệm gõ phím “bấm đâu sướng đó”, khó lẫn vào đâu được ! Tuy vậy bạn lại khó cảm giác được điểm giữa phím so với các phím Cherry MX, do phần gờ được thiết kế hơi khác một chút.
  •  Keycap sử dụng profile thấp, tương tự như Cherry, cảm giác gõ của bạn là rất khác, nó không hề bị quá cao như OEM profile làm mỏi tay khi gõ.
  • Profile hơi thấp nhưng không hề bị khó chịu, cảm giác gõ của profile này cứ như thể bạn đang lướt tay trên bàn phím vậy, tốc độ gõ tăng lên khá nhiều.
  •  Trên khung bàn phím, ở canh trước chúng ta còn thấy được 1 công thức toán học, nếu bạn nào có học qua đại học thì có thể nhận ra đó là 1 ma trận chuyển vị (ma trận chuyển vị là một ma trận ở đó các hàng được thay thế bằng các cột, và ngược lại). Thôi khó quá bỏ qua nha !!! 
  •  Tuy bản thân là người thích sự uyển chuyển từ các khớp lò xo không có khấc cản, nhưng khi tiếp xúc với loại switch Topre, có lẽ nào mình sẽ thay đổi sở thích phím cơ ?!
  • Trải nghiệm nhanh Leopold FC660C, mình thực sự thực sự rất muốn giữ lại nó cho bản thân bởi vì đây là một chiếc bàn phím tốt, một chiếc bàn phím dù bạn có chơi theo kiểu nguyên bản, hay bạn có chơi thêm keycap, lube lại dầu phím, mod o-ring, mod Led,….Leopold vẫn cân tốt tất cả.
  • Topre hoàn toàn không mới, nó chỉ mới ở chỗ là được các nhà sản xuất khác chú ý và xây dựng nên các sản phẩm đặc sắc mà thôi, tương tự như các dạng nút bàn phím cơ khác.
  •  Có khả năng nhận đồng thời 6 phím với kết nối USB, theo thông tin từ nhà sản xuất thì nếu sử dụng phiên bản kết nối PS/2, thì bàn phím này có thể nhận hoàn toàn 100% các phím cùng một thời điểm, và có tốc độ phản hồi tín hiệu lên tới 1000hz tương đương với chỉ 1ms !!! Quá khủng !!! 
  • Được làm ra để dành cho những đôi tay khó tính nhất khi làm việc (ví dụ như gõ văn bản, viết code), trải nghiệm chơi game của chiếc bàn phím không được tối ưu nhiều với các thể loại game FPS và MOBA.
  • Vì những thể loại game này cần spam nút phím rất nhiều, và thiết kế của loại switch Topre lại chưa đáp ứng được tốt điều này.
  • Bên dưới bộ bàn phím là một bảng DIP switch (bảng chuyển mạch), cho phép bạn tắt và điều chỉnh các phím như Ctrl + Alt + Windows theo công thức trong cuốn hướng dẫn sử dụng.
 
  • Đối với dân chơi game thì nút Windows nhiều khi là thảm họa, nên bạn có thể vô hiệu hóa đi nút bên trái bằng cách gạt DIP 1 On – DIP 2 Off – DIP 3 On, ngoài ra dàn DIP switch này còn giúp cho những ai sử dụng Mac tùy chỉnh cho bàn phím mình dễ sử dụng hơn.
 
 Tính năng của đống DIP Switch này cho các bạn nào lười đọc user manual:

 

Lưu ý: Bàn phím phải KHÔNG cắm dây kết nối với máy tính, thì các bạn mới thực hiện chuyển mạch được. 

Và các phím chức năng khác

 KẾT LUẬN

  • Người Hàn Quốc vốn nổi tiếng là khắt khe trong việc lựa chọn sản phẩm để sử dụng lâu dài, nên việc trang bị keycap Thick PBT, dây cáp có thể tháo rời, switch Topre trải nghiệm quá tuyệt vời,… cùng với mức giá hợp lý chính là những tiêu chí tạo nên sự thành công của Leopold FC660C
  •  Với mục đích hướng tới những người sử dụng cần sự thoải mái tối đa, cảm giác gõ phím tuyệt đỉnh, Leopold FC660C thực sự là một lựa chọn tốt cho những người sử dụng khó tính.
  • Nếu bạn là một người thường xuyên phải làm việc hàng giờ bên chiếc máy tính, thường xuyên phải đi công tác xa, cần một chiếc bàn phím vừa gọn gàng, vừa đáp ứng được sự thoải mái, thích thú trong khi làm việc, FC660C rất xứng đáng được nằm trên bàn làm việc của các bạn !


Sản phẩm đang có sẵn tại cửa hàng Techzones để các bạn tới trải nghiệm thực tế. Xem thêm thông tin trên website Techzones.vn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này. 

                                                                                                                                                        Techzones / HảiArt666