FITBIT thử nghiệm tính năng Theo dõi Huyết áp

Khi nhiều tên tuổi thương hiệu lớn bắt đầu tham gia vào thị trường thiết bị công nghệ cho sức khỏe, thì mới đây Fitbit đã thông báo họ đang bắt đầu thử nghiệm tính năng theo dõi huyết áp trên các thiết bị của hãng.

Quá trình thử nghiệm sẽ được thực hiện thông qua ứng dụng Fitbit Labs trên Fitbit Sense, dựa trên PAT (Pulse Arrival Time) sẽ xem xét thời gian và tốc độ máu di chuyển từ khi được tim bơm tới cổ tay của người dùng.

Từ 1 nghiên cứu trước đây, thì Fitbit đã tìm thấy mối liên hệ giữa PAT và huyết áp, và bây giờ họ đang muốn có thêm dữ liệu thông qua 1 nghiên cứu khác trên người dùng ở quy mô lớn. Ứng dụng Fitbit Labs sẽ được cài đặt sẵn cho người dùng Fitbit Sense ở Mỹ, và những ai đủ điều kiện tham gia.

Fitbit muốn xem xét tác động của PAT đối với những việc đơn giản như ăn uống, ngồi thiền, tắm nước ấm hoặc tắm vòi sen,….đây thường là các hoạt động không được hệ sinh thái thiết bị Fitbit theo dõi, nên người tham gia thử nghiệm sẽ cần được ghi chú nhật ký theo dõi hoạt động. Mục đính chính mà Fitbit muốn thử nghiệm là khám phá các mối liên quan có khả năng ảnh hưởng để theo dõi huyết áp.

Và Fitbit cũng đưa ra một số hoài nghi về khả năng theo dõi huyết áp của đồng hồ Samsung Galaxy Watch Active 2.

Samsung Galaxy Watch Active 2 với tính năng theo dõi huyết áp

“Mặc dù hiện nay có rất nhiều người dùng quan tâm tới việc đo và theo dõi huyết áp trên 1 thiết bị đeo tay, mà không cần dùng tới vòng bít quấn ngang, nhưng khá là khó khăn trong việc theo dõi, và độ chuẩn xác của các chỉ số huyết áp là không cao.”

Tính năng theo dõi huyết áp nhiều khả năng sẽ là đặc điểm trọng tâm chính trên các thiết bị đeo ra mắt trong năm 2021. Hãng Apple đã giành được bằng sáng chế theo dõi huyết áp, ít nhiều đã cho thấy sự quan tâm của hãng tới lĩnh vực theo dõi sức khỏe này, bên cạnh đó thì công ty Valencell (1 công ty công nghệ sinh trắc học có trụ sở tại Mỹ) cũng đã trình diễn công nghệ này tại CES.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền, thì COO của Zepp Health (tên cũ là Huami) cũng đã có chia sẻ về tính năng theo dõi huyết áp mà không cần dùng tới vòng bít đang thử nghiệm trên Amazfit, và ngoài ra vòng tay đo huyết áp tới từ  thương hiệu Aktiia cũng đã có thể đặt hàng qua trang web của hãng.

Một nghiên cứu của công ty Valencell cho thấy 31% người Mỹ bị tăng huyết áp, và họ chỉ sử dụng thiết bị đo huyết áp vài lần trong một năm. Và chỉ 4% người nghe theo lời khuyên của bác sĩ là đo huyết áp nhiều lần trong ngày. Lý do 1 phần vì sự cồng kềnh, vướng víu của các thiết bị đo, phải buộc vòng vào cổ tay hay bắp tay và đợi vòng siết chặt lại rồi tiếp tục đợi xem kết quả.

Việc những thiết bị đeo tay, vòng đeo tay nhỏ gọn như 1 món trang sức, có khả năng đo huyết áp tự động, và hiển thị dữ liệu trực quan, dễ dàng theo dõi sẽ hỗ trợ rất lớn cho những ai bị huyết áp cao.

Nguồn: Wareable

Techzones / Leo666