Hướng dẫn phân biệt các loại màn hình laptop

Màn hình laptop chính là bộ phận quan trọng nhất mà bạn phải kiểm tra khi đi mua máy tính bất kể thiết bị mới hay cũ. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ sản xuất màn hình (Monitor Display), ngày càng nhiều mẫu laptop hiện nay sở hữu màn hình chất lượng cao với mức giá hợp lý hơn.

Tuy vậy, với sự xuất hiện của nhiều loại màn hình khác nhau khiến cho người dùng dễ bị nhầm lẫn khi mua màn hình từ đó dẫn đến chọn được sản phẩm không vừa ý. Để hình dung rõ hơn về các loại màn hình hiện đang có mặt trên thị trường, các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây nhé! 

I. Phân biệt màn hình theo công nghệ:

1. Màn hình LCD

  • Màn hình LCD được viết tắt bởi từ Liquid crystal display, đây là loại màn hình hiển thị được cấu tạo bởi các điểm ảnh bên trong có chứa các tinh thể lỏng có thể thay đổi tính phân cực của ánh sáng nhờ đó khi kết hợp với các kính lọc phân cực nó có thể thay đổi được cường độ ánh sáng truyền qua.
  • Ưu điểm của loại màn hình này là hình ảnh sống động, trung thực và tiết kiệm điện năng. Ngoài ra với thiết kế dạng phẳng nên những thiết bị sử dụng màn hình LCD sẽ có kiểu dáng mỏng và gọn nhẹ hơn.
  • Hiện nay, màn hình LCD đang được sử dụng khá phổ biến trên các thiết bị điện tử. Công nghệ LCD được đánh giá vượt trội hơn so với công nghê CRT trước đây về chất lượng hình ảnh cũng như sự tiện dụng.
  • Mặc dù vậy, màn hình LCD vẫn có một số nhược điểm như về khả năng hiển thị ngoài trời, góc nhìn hẹp hay chất lượng màn hình giảm xuống sau một thời gian sử dụng.

Hướng dẫn phân biệt các loại màn hình laptop 4

2. Màn hình CCFL

  • CCFL là một biến thể khác của màn hình LCD, tuy nhiên thay vì sử dụng bóng đèn led thì CCFL lại sử dụng bóng đèn neon để làm đèn nền cho màn hình.
  • Nhược điểm của màn hình CCFL là nó tỏa ra khá nhiều nhiệt trong quá trình sử dụng, bên cạnh đó nó tiêu tốn điện năng nhiều hơn màn hình led cũng như có độ bền kém hơn. Chính vì có quá nhiều nhược điểm nên hiện nay màn hình CCFL ngừng sản xuất và không còn được sử dụng rộng rãi.

3. Màn hình TN (Twisted Nematic) 

  • Màn hình TN được viết tắt bởi cụm từ Twisted Nematic, đây là màn hình sử dụng cấu trúc tinh thể đã có mặt trên thị trường cách đây khá lâu và thường được trang bị trên những dòng TV, máy tính tầm thấp.
  • Ưu điểm của màn hình này là mức giá rẻ tuy nhiên nhược điểm trên màn hình TN là có góc nhìn rất hẹp. Do đó nếu không ngồi đối diện màn hình, người dùng sẽ thấy hình ảnh trông nhạt rõ rệt.
  • Điểm mạnh duy nhất của màn hình TN là tốc độ phản hồi nhanh chóng, hơn cả màn hình IPS.
  • Chính nhờ thế mạnh này mà màn hình TN hiện được sử dụng khá nhiều trên các mẫu laptop gaming. Ngoài ra, công nghệ màn hình này còn cho phép hiển thị hình ảnh với độ phân giải 4K cùng tần số quét lên đến 240 Hz.

Hướng dẫn phân biệt các loại màn hình laptop 6

4. Màn hình IPS

  • Thêm một biến thể nữa của màn hình LCD đó chính là công nghệ màn hình IPS. Đây là loại màn hình thường được trang bị trên nhũng thiết bị công nghệ cao cấp, sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật so với những loại màn hình LCD thông thường khác.
  • Màn hình IPS cũng có những thành phần chính của LCD tuy nhiên về cấu tạo đã có một số thay đổi, các lớp tinh thể lỏng bây giờ đã được bố trí theo hàng ngang song song với 2 lớp kính phân cực nằm ở trên và dưới thay vì đặt vuông góc như trước đây.
  • Chính vì sự thay đổi này giúp giảm thiểu đáng kể lượng ánh sáng tán xạ, cung cấp góc nhìn rộng lên đến 178 độ cũng như màu sắc hình ảnh hiển thị sống động và trung thực hơn.
  • Nhờ những ưu điểm vượt trội trên, màn hình IPS thường được trang bị trên những thiết bị cao cấp, phù hợp với những ai sử dụng để thiết kế đồ họa vốn đòi hỏi khắt khe về chất lượng hiển thị.

Bài viết liên quan:

Hướng dẫn phân biệt các loại màn hình laptop 3

5. Màn hình OLED/AMOLED:

  • OLED được viết tắt bởi cụm từ Organic Light-Emitting Diode, màn hình này sử dụng công nghệ LED được sản xuất dành cho TV, điện thoại và máy ảnh,… Ưu điểm của màn hình OLED là chất lượng hình ảnh cao, ít tiêu tốn điện năng cũng như tốc độ phản hồi nhanh chóng.
  • Màn hình này sử dụng 1 tấm phim carbon được đặt bên trong panel của màn hình. OLED sẽ tự phát ra ánh sáng khi có dòng điện truyền qua, trong khi trên màn hình LCD sẽ phải sử dụng đến đèn nền để phát sáng. Samsung là hãng phát triển công nghệ này đầu tiên và đặt tên là màn hình AMOLED.
  • Do phần lớn màn hình AMOLED sử dụng công nghệ OLED nên bạn cũng có thể gọi chúng là màn hình AMOLED. Hiện nay công nghệ OLED đã được trang bị trên những mẫu laptop cao cấp như: HP Spectre X360 13 inch, Lenovo Thinkpad X1 Yoga, Dell Alienware 13 inch...

Hướng dẫn phân biệt các loại màn hình laptop 2

6. Màn hình Retina

Retina là công nghệ màn hình được trang bị trên các dòng Macbook Pro của Apple từ năm 2012, hỗ trợ độ phân giải lên đến 2560x1600 pixel cho mật độ điểm ảnh đạt 232,22 ppi đối với phiên bản 13 inch và 2880x1800 pixel cho mật độ điểm ảnh đạt 226,42 ppi đối với phiên bản 15.4 inch.

Hướng dẫn phân biệt các loại màn hình laptop 1

II. Phân biệt màn hình theo độ phân giải:

  • Màn hình tỷ lệ 16:9 : Đây là tỷ lệ màn hình phổ biến được áp dụng các dòng laptop trên thị trường hiện nay hỗ trợ trên 3 độ phân giải bao gồm: 1367x768, 1600x900 và 1920x1080.
  • Bên cạnh đó, một số mẫu laptap sở hữu màn hình độ phân giải cao hơn như 2560x1440 và 3840x2160 cũng áp dụng tỷ lệ màn hình này.

Hướng dẫn phân biệt các loại màn hình laptop

  •  Màn hình tỷ lệ 16:10 : Tỷ lệ màn hình này thường được áp dụng trên dòng Macbook của Apple. Với dòng Macbook Pro, Apple đã trang bị thêm công nghệ Retiana độc quyền cung cấp độ phân giải lên đến 2560x1600 pixel với phiên bản 13.3 inch và và 2880x1800 pixel với phiên bản 15.6.
  • Tuy nhiên, dòng Macbook Air lại không được ưu ái như vậy, Apple vẫn chỉ cung cấp màn hình với độ phân giải khiêm tốn chỉ là 1367x768 pixel hoặc 1440x900 pixel.

Xem thêm:

 Nguyễn Tuấn