Hướng dẫn tối ưu hóa sử dụng nhịp tim trên Apple Watch

Theo thời gian, Apple Watch đã dần phát triển thành một trong những chiếc Smart Watch tuyệt vời cho các hoạt động hằng ngày của bạn. Và bản cập nhật watchOS 4 cuối cùng thực sự bắt đầu cho một hành trình tối ưu hóa sử dụng nhịp tim ấn tượng của Apple Watch. Không những thế, hãng này còn mong đợi sự phát triển hơn nữa trong "siêu phẩm" watchOS 5 được ra mắt trong thời gian sắp tới.
Thông qua ứng dụng "Activity" của Apple, bạn có thể xem xét các chỉ số cơ bản chẳng hạn như: Lượng calo đã bị đốt cháy, số phút hoạt động và số giờ bạn di chuyển trong một ngày. Trong khi app "Workout" lại xử lý việc theo dõi thể thao chi tiết hơn rất nhiều. Và đây là "nơi" mà bạn có thể theo dõi nhịp tim của mình trên Apple Watch một cách tuyệt vời nhất. Nhưng làm thế nào để "em ấy" hoạt động được? Dữ liệu nào được hiển thị trên cổ tay và trên iPhone? Và việc theo dõi chính xác này như thế nào? Vâng! Tất cả câu trả lời về "trái tim" sẽ được "phơi bày" sạch sành sanh ngay sau đây.

 Làm thế nào Apple theo dõi nhịp tim của bạn

Hầu như những chiếc đồng hồ thông minh có khả năng theo dõi nhịp tim đều sử dụng cùng một công nghệ và Apple Watch cũng như thế. Với việc ứng dụng các tia LED xanh lá cây chiếu qua da với chu kỳ hàng trăm lần mỗi giây của công nghệ ảnh chụp quang phổ (photoplethysmography) để đọc lượng máu lưu thông trong mạch máu ngay trên tay bạn. Do máu có màu đỏ nên sẽ có khả năng hấp thụ ánh sáng xanh rất tốt. Vì thế, khi bạn thấy lượng tia sáng xanh được hấp thụ nhiều hơn có nghĩa là lượng máu của bạn được truyền đi nhiều hơn (khi tim đập). Cũng như ở khoảng thời gian nghỉ giữa mỗi nhịp tim thì lượng máu lưu thông sẽ ít hơn và các tia sáng cũng được hấp thụ ít hơn.

Và đây cũng chính là cách mà Apple Watch đo được chính xác thông tin nhịp tim của bạn. Công nghệ tuyệt vời này cũng được sử dụng trong app "Breath" để vừa giúp bạn thư giãn vừa ghi nhận được mức nhịp tim trung bình cũng như các thay đổi của nhịp tim. Từ đó có thể cảnh báo kịp thời trong trường hợp bất thường xảy ra một cách nhanh nhất.

Bạn đã hiểu về dữ liệu Apple Watch HR chưa?

 - Xem nhịp tim bất cứ khi nào bạn thích

Khi mang chiếc đồng hồ thông minh Apple Wacth trên tay bạn được đo và xem được nhịp tim liên tục trong suốt quá trình tập thể dục, và cũng có thể xem nhịp tim trung bình của bạn cho toàn bộ bài tập khi bạn đã hoàn thành xong. Nhưng nếu bạn đang ngồi chơi hay thậm chí là ở ngay trên bàn làm việc và muốn xem "trái tim" của mình đang hoạt động như thế nào? Hãy đến ứng dụng "Heart Rate" ngay trên chiếc đồng hồ của mình nhé! Ở đây, bạn sẽ được cung cấp thông tin chi tiết về các hoạt động, tập luyện thể thao, những lần nghỉ ngơi hay mức phụ hồi trong ngày dài tập luyện. Và ngay khi nhịp tim của bạn vượt ngưỡng cho phép (có thể tùy chỉnh trong menu Settings), Apple Watch sẽ tự động thông báo để có thể bạn điều chỉnh lại hoạt động của cơ thể sao cho phù hợp nhất. Bạn có thể tham khảo hiển thị màn hình dưới đấy để hiểu hơn nhé! Màn hình bên trái hiển thị các tiện ích nhịp tim trên mặt đồng hồ, màn hình ở giữa và bên phải hiển thị cách đọc nhịp tim. Trong đó, biểu đồ nhỏ phía trên phép đo sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về cách mà nhịp tim của bạn thay đổi trong cả ngày.

 - Nhịp tim "nghỉ ngơi" là gì?

Trên thực tế, nhịp tim khi nghỉ ngơi (Resting heart rate) là nhịp tim của bạn khi không thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất nào hoặc đang trong quá trình nghỉ ngơi. Nhịp tim bình thường dao động từ 60 - 100 nhịp/phút. Về cơ bản, giảm nhịp tim nghỉ ngơi là giúp hoạt động của tim hiệu quả hơn. Thông qua nhịp tim nghỉ ngơi này bạn có thể biết được "trái tim" mình có khỏe hay không. Nhịp tim nghỉ ngơi hàng ngày của bạn vô cùng thú vị và có thể xuất hiện ngay chỉ sau một vài giờ đeo thiết bị.
Dữ liệu nhịp tim trên iPhone

Nếu không thích xem chỉ số nhịp tim  trực tiếp trên đồng hồ thì chiếc iPhone sẽ là một lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Dữ liệu sẽ được truyền vào và hiển thị rõ ràng trên Apple Watch và càng hiển thị tuyệt vời hơn trên iPhone. Nếu bạn muốn xem dữ liệu nhịp tim của mình từ các bài tập đã hoàn thành, hãy đến ngay với ứng dụng "Activity". Tại đây, bạn sẽ được cung cấp một biểu đồ rõ hơn về nhịp tim dao động trong suốt quá trình tập luyện và cách mà trái tim của bạn phục hồi trong ba phút sau khi kết thúc bài tập luyện.
Ví dụ như hình bên dưới: Các điểm đánh dấu màu đỏ trên biểu đồ cho thấy nhịp tim bắt đầu tăng khi bạn dần "lấn sâu" vào bài tập của mình.

Mặc dù đồng hồ thông minh sẽ hiển thị cho bạn cái nhìn nhanh nhất về nhịp tim, nhưng vẫn còn một nhược điểm nhỏ là không thể giải thích chi tiết về dữ liệu đó. Sẽ không có một sự giải thích rõ ràng liên quan đến HeartRate Zone, VO2 Max (là tốc độ oxy được chuyển vào máu) một trong những thước đo chính xác nhất cho thể lực của bạn. Tuy nhiên, trên iPhone thì bạn hoàn toàn có thể. Bạn sẽ dễ dàng theo dõi việc chuyển từ dữ liệu nhịp tim bình thường qua việc theo dõi khi bạn luyện tập thể thao, bạn cũng có thể xem xét kỹ hơn tốc độ của nhịp tim nghỉ ngơi, nhịp tim trung bình khi đi bộ và nhịp tim tổng thể sau khi hoàn tất bài luyện tập. Và bây giờ hãy đến phần "Heart" của Apple Health, tại đây "em ấy" sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về từng chi tiết của các dữ liệu nhịp tim mà bạn mong muốn. Như hình dưới, bạn có thể chọn để xem "trái tim" của bạn đã hoạt động như thế nào trên một khung thời gian như: hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm.

Ứng dụng theo dõi nhịp tim của bên thứ ba
Bạn có thể có cái nhìn khá chi tiết về nhịp tim thông qua tính năng theo dõi riêng của Apple, nhưng vẫn có rất nhiều ứng dụng của bên thứ ba hỗ trợ rất tốt cho việc này. Bạn có thể tham khảo hai ứng dụng được rất nhiều fan lựa chọn chính là Cardiagram và HeartWatch. Ứng dụng này sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn trực tiếp và chuyên sâu hơn về nhịp tim như: Lịch sử nhịp tim, nhịp tim nghỉ ngơi, và những gợi ý tốt nhất cho việc cải thiện nhịp tim của bạn. Ngoài ra, chúng ta cũng có một nền tảng thể thao hỗ trợ theo dõi nhịp tim khá tuyệt chẳng hạn như Strava. Ứng dụng này có thể khai thác tất cả dữ kiệu để giải thích thông tin nhịp tim của bạn đầy đủ hơn, hoàn hảo hơn cho những ai không muốn sử dụng các ứng dụng theo dõi độc quyền của Apple.

Độ chính xác của cảm biến nhịp tim trên Apple Watch
Tuy sử dụng công nghệ tương tự với những chiếc smartwatch và fitness tracker khác nhưng kết quả của các bài test đều cho thấy giá trị đo mà Apple Watch mang lại đáng tin cậy hơn nhiều. Apple Watch cho các chỉ số nhịp tim với sai số không quá lớn so với các vòng đeo ngực (chest-strap) chuyên dụng. Và bạn hoàn toàn có thể dùng thông tin này để tính toán quy trình tập luyện của bạn nữa đấy. Dĩ nhiên "em ấy" vẫn không thể nào đạt được hiệu quả cao khi sử dụng trong các bài tập nặng HIIT, và đây là điều mà chiếc smartwatch hay fitness tracker nào cũng đều mắc phải. Nhưng bạn cũng nên lưu ý vị trí đeo Apple Watch trên tay mình sao cho đúng nhất để có được kết quả đo chính xác nhất. Đừng đeo quá lỏng hay quá chặt nhé!

Công nghệ cảm biến nhịp tim của Apple Watch nào sẽ ra mắt tiếp theo?
Không dùng lại ở đó, Apple hiện vẫn đang rất tích cực nghiên cứu mảng sức khỏe tim mạch và chú trọng vào một trong những triệu chứng nguy hiểm như: Rung tâm nhĩ vốn rất vô cùng nguy hiểm. Và một trong những cải tiến sắp tới còn có khả năng theo dõi ECG để vừa theo dõi nhịp tim vừa giúp phát hiện và cảnh báo các triệu chứng lạ về tim mạch. Tất cả sẽ có trong siêu phẩm Apple Watch Series 4, hãy cùng khám phá "em ấy" trong những số tiếp theo nhé!

Ngoài ra, bạn cũng có thể mua thêm phụ kiện AlivCor Kardia Band dành cho Apple Watch như một sự hỗ trợ tốt nhất cho việc theo dõi sức khỏe của bạn.
Bạn đã sẵn sàng lên kế hoạch cho một cuộc hành trình luyện tập thể thao với người bạn đồng hành vô cùng hữu ích này chưa? Còn chờ gì nữa mà không thử và cảm nhận xem nào!

Bạn có thể tham khảo bài viết:

>>> Hướng dẫn 23 "tuyệt chiêu" độc đáo giúp bạn sử dụng triệt để Apple Watch

>>> “Rò rỉ” thông tin Apple Watch Series 4 - thiết kế nổi bật hơn, nhiều tính năng mới

>>> Các ứng dụng theo dõi giấc ngủ tốt nhất đáng để tải xuống cho Apple Watch của bạn

Tham khảo: wareable
Phan Nhung