In-ear, on-ear, over-ear, bluetooth: Loại tai nghe nào phù hợp nhất với bạn?

Khi bước chân vào thế giới tai nghe quá rộng lớn và rất đa dạng về kiểu dáng, giá cả và chất lượng. Người tiêu dùng dễ bị choáng ngợp và gặp khó khăn khi lựa chọn bởi số lượng thương hiệu và sản phẩm quá nhiều. 

Tuy nhiên, việc xác định mục đích sử dụng (ví dụ như nghe nhạc, chơi game) và địa điểm sử dụng (ví dụ như ở nhà hay đi đường) sẽ giúp người tiêu dùng có thể xác định cụ thể loại tai nghe phù hợp với nhu cầu của mình.

Nhìn chung, nếu xét theo các yếu tố hình thức, tai nghe được chia thành 5 loại, hãy cùng tìm hiểu về từng loại tai nghe:

Tai nghe in-ear / tên gọi khác là Earbud (tai nghe nhét trong tai)

  • Chủ yếu được bán kèm với các thiết bị nghe nhạc cầm tay và được yêu thích bởi đem đến chất lượng âm thanh tốt hơn so với các mẫu tai nghe Full-size (loại trùm kín tai).
  • Tai nghe in-ear được đeo trực tiếp vào vành tai bên ngoài hoặc gắn hẳn vào trong ống tai. Một số mẫu tai nghe còn được đệm lớp vòng cao su hoặc bọt xốp mềm để phù hợp với các kiểu tai khác nhau và hạn chế việc tai nghe bị rơi ra.
  • Ưu điểm: Thiết kế nhỏ gọn, kín đáo, nhẹ và phần lớn mẫu tai nghe in-ear còn được tích hợp microphone cùng các nút điều hướng. Tai nghe có khả năng cách ly tiếng ồn từ bên ngoài khá tốt, ít bị mắc vào tóc hay các phụ kiện như kính, khuyên tai.
  • Nhược điểm: Chất lượng âm thanh và âm bass thường không sánh được với các loại tai nghe Full-size, có thể gây khó chịu nếu sử dụng trong một thời gian dài. Ngoài ra một số mẫu tai nghe khó gắn hoặc khó bỏ ra khỏi tai, khiến cho loại tai nghe này không phải sự lựa chọn lí tưởng dành cho những ai muốn sử dụng chúng ở văn phòng. Bên cạnh đó, thiết kế dây cáp đôi thường dễ bị rối.
  • Tính năng nâng cao: Nút điều chỉnh âm lượng; sự đa dạng về kích thước và chất liệu của lớp đệm vòng (bọt xốp, cao su, silicon); các cài đặt cân bằng âm lượng.
     


Tai nghe on-ear (tai nghe đeo bên ngoài tai) / tên gọi khác: tai nghe Supra-aural (siêu âm thanh), tai nghe open-backed (tai nghe mở), tai nghe semi-open (tai nghe bán mở) hay tai nghe earpad  

Tai nghe on-ear thường có thiết kế bản tròn to phủ ngang vành tai, và người dùng có thể sử dụng chúng với các thiết bị cầm tay thông thường hay các thiết bị giải trí cao cấp tại nhà.

Tuy tai nghe on-ear cũng có thiết kế phủ kín tai, nhưng một số người tiêu dùng lại ưa thích kiểu tai nghe Full-size (trùm kín tai) hơn bởi loại này có khả năng cách âm cao hơn và không để lọt âm thanh ra ngoài. Tuy nhiên, để sử dụng ở các địa điểm như văn phòng thì tai nghe on-ear vẫn được ưa chuộng hơn, bởi người tiêu dùng có thể nghe được âm thanh từ bên ngoài.

  • Ưu điểm: Thoải mái, ít bị nóng tai hơn so với dòng Full-size, một số mẫu có thể gập gọn để đem đi dễ dàng.
  • Nhược điểm: Khả năng cô lập tiếng ồn kém hiệu quả so với tai nghe In-ear hoặc Full-size, âm bass không mạnh, để lọt âm ra bên ngoài.
  • Tính năng nâng cao: Tích hợp microphone và bộ điều hướng, đi kèm miếng đệm tai nghe, có hộp đựng, thiết kế gập, có thể cuộn gọn dây.
     


Tai nghe over-ear (tai nghe chụp tai) tên gọi khác: Tai nghe Circum-aural (tai nghe bao tròn), tai nghe Closed-back (tai nghe khép kín), tai nghe Earcup, tai nghe Full-size .

Tai nghe Full-size có thiết kế trùm kín tai, trông giống một chiếc cốc úp kín lên tai. Tai nghe dòng này thường có kích thước khá lớn và khả năng cách âm rất tốt.

Do đó, tai nghe Full-size thích hợp cho việc sử dụng tại nhà hơn là các mục đích di chuyển nhiều. Tuy nhiên, một số mẫu tai nghe Full-size gần đây lại có thiết kế tiện dụng cho việc di chuyển, ví dụ như tai nghe lọc tiếng ồn Monster Beats của Dr. Dre.

  • Ưu điểm: Chất lượng âm bass và âm lượng cao, khoảng âm lớn hơn, khả năng lọc tiếng ồn tốt.
  • Nhược điểm: Kích thước khá lớn không phù hợp với mục đích di chuyển, một số mẫu Full-size gây nóng tai, thiết kế vòng chụp đầu rộng gây bất tiện nếu người dùng đeo kính, khuyên tai hoặc dễ mắc vào tóc.
  • Tính năng nâng cao: Thiết kế gập, dây tai nghe có thể tháo rời, tích hợp microphone, nút điều hướng, nút chỉnh âm lượng, có thể thay thế miếng đệm tai, chân cắm 3.5 mm phụ cho phép nhiều người cùng kết nối và nghe.
     


 

Tai nghe lọc tiếng ồn (Noise Cancelling): 

Dòng tai nghe này khử tiếng ồn từ môi trường xung quanh bằng cách trang bị thêm một chiếc mic, mic được sử dụng để giám sát tiếng ồn xung quanh, tạo âm thanh với bước sóng hoàn toàn nghịch đảo bước sóng của âm thanh xung quanh, triệt tiêu phần nào tiếng ồn.

Một số mẫu tai nghe thuộc dòng này còn giảm thiểu một cách đáng kể tiếng ồn từ hệ thống điều hòa không khí của máy bay.

Dòng tai nghe này có thiết kế khá đa dạng, từ over-ear cho đến in-ear. Với loại tai nghe này, người sử dụng không còn phải vặn to âm lượng để át đi âm thanh bên ngoài nữa, mà có thể nghe với mức âm lượng thấp, giúp giảm nguy cơ suy giảm thính lực. Thêm vào đó, người sử dụng còn có được chất lượng âm thanh rõ nét hơn.

  • Ưu điểm: Công nghệ triệt tiếng ồn tự động giúp loại bỏ tiếng ồn từ môi trường xung quanh, phù hợp sử dụng các môi trường ồn, ví dụ như máy bay. 
  • Nhược điểm: Thay đổi chất lượng ban đầu của âm nhạc, tính năng khử tiếng ồn bằng sóng âm khiến một số người sử dụng cảm thấy buồn nôn.
  • Tính năng nâng cao: Kết nối không dây, hộp đựng tai nghe, pin có thể sạc lại, nút điều hướng và chỉnh âm lượng.


Tai nghe không dây / tên gọi khác: Tai nghe Bluetooth:

Tai nghe không dây được sử dụng phổ biến nhất trong các căn hộ nơi mà việc bật loa to không được cho phép, hoặc khi người dùng không muốn gặp "rắc rối" với dây tai nghe.

Cách truyền nhạc không dây phổ biến nhất đó là qua kết nối Bluetooth.

Tuy dòng tai nghe này có tính thuận tiện cao, nhưng người tiêu dùng sẽ không có được chất lượng âm thanh tốt nhất. Để cải thiện chất lượng âm thanh thì một số mẫu tai nghe không dây mới ra gần đây được tích hợp công nghệ aptX Bluetooth giúp mang lại âm thanh trung thực, sắc nét hơn.

  • Ưu điểm: Người sử dụng không còn bị vướng víu bởi dây tai nghe, giá bán giảm dần khiến tai nghe Bluetooth trở thành sự lựa chọn hợp lí khi tập thể thao hay cho mục đích di động.
  • Nhược điểm: Thời gian sử dụng phụ thuộc vào dung lượng pin của tai nghe, chất lượng âm thanh kém trung thực, các nút điều hướng và chỉnh âm lượng có kích thước nhỏ hơn, một số tai nghe chỉ tương thích với một số loại thiết bị nhất định.
  • Tính năng nâng cao: Tính năng khử tiếng ồn (Active Noise Cancelling), cổng kết nối 3.5 mm, dây cáp để sạc, có thể thay miếng đệm tai, hộp đựng tai nghe.


 

Hiện nay giá cả của tai nghe rất đa dạng và khá dễ chịu đối với hầu hết mọi người. Chỉ với khoảng 300.000 đồng là bạn có thể mua được một chiếc tai nghe khá tốt. Nhưng nếu bạn là người đam mê âm nhạc và có khả năng về tài chính, hãy cân nhắc dành khoảng ngân sách thích đáng cho loại tai nghe phù hợp.

Thông thường, các loại tai nghe với giá cao thường được chế tạo với những vật liệu cao cấp và chế tác tinh xảo, cải thiện rất nhiều chất lượng âm thanh.

Một chiếc tai nghe với giá tầm 30 USD có thể có chất lượng âm thanh tốt, những không thể nào bằng được một tai nghe gia 60 USD. Và với mức giá từ khoảng 80-90 USD, bạn sẽ có thể cảm thụ được những âm thanh nổi từ những bài nhạc mà trước giờ bạn không thể nghe bằng các loại tai nghe thông thường.

Một điểm đáng chú ý đi kèm với chất lượng là độ bền của chiếc tai nghe của bạn mua.

Hiện nay có rất nhiều người vẫn còn sử dụng những chiếc tai nghe được làm từ những năm 70-80 của thế kỉ trước mà vẫn hoạt động tốt, bởi vì nó được chế tác hoàn hảo và bền bỉ. Nên nhớ, khi mua một sản phẩm có thương hiệu, bạn không phải chỉ trả tiền cho một cái tên thương hiệu, mà là chi phí cho một chất lượng đáng tin tưởng.

Cảm nhận bằng đôi tai

Cách tốt nhất để biết được tai nghe thích hợp cho bạn là hãy nghe thử. Có thể sử dụng tai nghe của một người quen hoặc dùng thử tại các cửa hàng có uy tín (các cửa hàng bán tai nghe đa số đều cho phép đều này). Và hãy nhớ làm vệ sinh tai trước khi sử dụng thử các loại tai nghe.

 
Hãy sử dụng đôi tai của bạn. Bởi vì mục đích mua tai nghe cũng là thỏa mãn đôi tai của bạn. Nếu như bạn cảm nhận âm thanh từ một chiếc tai nghe giá 50 USD cũng không khác với một chiếc tai nghe giá chục triệu, thì tại sao lại phải tốn nhiều tiền mua chiếc tai nghe đắt tiền kia.

Chất lượng âm thanh không phải lúc nào cũng tùy thuộc vào giá cả đắt đỏ. Điều duy nhất cần quan tâm là chất lượng của chiếc tai nghe.
 

Dưới đây là những loại tai nghe tốt đang được giảm giá tại cửa hàng Techzones:

 

Tai nghe in-ear:

  •  Tai nghe Bluetooth Anker SoundBuds Sport [Giá cũ: 800.000đ - Giá mới: 640.000đ]
  •  Tai nghe thể thao Jabra SPORT PACE [Giá cũ :2.250.000đ - Giá mới: 1.912.000đ]
  •  Tai nghe thể thao JABRA PULSE [Giá cũ: 5.500.000đ - Giá mới: 4.675.000đ]
  •  JBL REFLECT CONTOUR [Giá cũ: 2.500.000đ - Giá mới:2.125.000đ]
  •  Tai nghe Jabra Halo Free [Giá cũ: 2.100.000đ - Giá mới: 1.785.000đ]
  •  SONY MDR-XB70BT [Giá cũ: 1.990.000đ - Giá mới: 1.791.000đ]
  •  SONY MDR-XB50BS [Giá cũ: 1.690.000đ - Giá mới: 1.521.000đ]
  •  JABRA HALO SMART [Giá cũ: 1.800.000đ - Giá mới: 1.530.000đ]
  •  SONY XB50AP – EXTRABASS [Giá cũ: 890.000d – Giá mới: 801.000d] 
  •  MDR-EX750AP [Giá cũ: 1.990.000d – Giá mới: 1.791.000d]
  •  JBL REFLECT AWARE [Giá cũ: 4.500.000d – Giá mới: 3.825.000d] 
  •  SONY MH1C [Giá cũ: 650.000d – Giá mới: 585.000d] 

Tai nghe on-ear:

  • JABRA MOVE WIRELESS [Giá cũ: 2.590.000d – Giá mới: 2.200.000d] 
  •  JBL EVEREST ELITE 700 [Giá cũ: 6.200.000d – Giá mới: 5.270.000d]
  • JBL EVEREST 300 [Giá cũ: 3.300.000d – Giá mới: 2.805.000d]  

Tai nghe over-ear:

  •  SONY MDR-Z7 [Giá cũ: 15.990.000d – Giá mới: 14.391.000d]
  • CHỐNG ỒN SONY MDR-1000X [Giá cũ: 9.990.000d – Giá mới: 8.991.000d]
  • SONY MDR-100ABN [Giá cũ: 7.490.000d – Giá mới: 6.741.000d]   

 

Tai nghe Bluetooth: 

  • APPLE AIRPODS  [Giá cũ: 6.400.000d – Giá mới: 5.200.000d]
  • JBL REFLECT CONTOUR  [Giá cũ: 2.500.000d – Giá mới: 2.125.000d]
  • SONY MDR-XB50BS  [Giá cũ: 1.690.000d – Giá mới: 1.521.000d]