
Bạn là một người sử dụng PC – Laptop – SmartPhone thì chắc chắn
đã nghe qua bộ nhớ RAM, ngoài CPU, GPU ra thì RAM cũng là một
trong những bộ nhớ quan trọng của một thiết bị điện tử thông minh. Vậy nó là gì
và chúng ta nên lựa chọn RAM thế nào
cho đúng và tốt?
Bộ nhớ RAM là gì?
RAM được
viết tắt từ Random Access Memory - một
trong những yếu tố hết sức quan trọng bên cạnh vi xử lý. RAM là bộ nhớ tạm của máy giúp lưu trữ thông tin hiện hành để CPU
có thể truy xuất và xử lý. RAM không thể lưu trữ được dữ liệu khi mất nguồn điện
cung cấp. Nếu như thiết bị bị mất nguồn, tắt máy thì dữ liệu trên RAM sẽ bị
xóa.

RAM hoạt động thế nào?
Khi
chúng ta mở một ứng dụng trên smartphone hay trên máy tính bảng, dữ liệu của phần
mềm sẽ được truyền từ ổ cứng và lưu trữ tại RAM, lúc này CPU sẽ truy xuất và lấy
dữ liệu từ RAM để hiển thị vào đáp ứng
lại thao tác của người dùng.

Bao nhiêu dung lượng RAM là đủ?
Đây
là câu hỏi mà nhiều người sẽ thắc mắc khi nói về RAM. Thực tế, RAM nhiều
hay ít phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng.
Đối
với các nhu cầu chỉ cần đáp ứng các tác vụ thông thường như lướt web, xem phim
hay thậm chí chơi một số loại game nhẹ thì RAM
2 GB đến 3 GB là quá đủ.
Còn
với nhóm khách hàng đòi hỏi yêu cầu cao hơn như thao tác các ứng dụng nặng hay
chơi game có mức đồ hoạ trung bình trở lên thì RAM ít nhất từ 4 GB trở lên sẽ
là hợp lý hơn.

Có bao nhiêu loại RAM đã được công bố ra
thị trường?
+
SDRAM (Synchronous Dynamic Random
Access Memory - Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động đồng bộ)
+
DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM -
SDRAM tốc độ dữ liệu kép )
+
DDR2 SDRAM (Double Data Rate Two
SDRAM - SDRAM tốc độ dữ liệu kép 2)
+
DDR3 SDRAM (Double Data Rate Three
SDRAM - SDRAM tốc độ dữ liệu kép 3)
+
DDR3 SDRAM (Double Data Rate Fourth
SDRAM - SDRAM tốc độ dữ liệu kép 4)
+
DDR5 - Con quái vật đã ra đời!

Lựa chọn RAM phù hợp với bộ xử lý trung
tâm CPU
Bo mạch chủ có giới hạn mức ram hỗ trợ RAM và CPU cũng vậy. Nhưng cũng giống
như với bo mạch chủ, giới hạn này sẽ không thành vấn đề với CPU 64 bit hiện đại
thường hỗ trợ RAM tối đa 64 GB hoặc 128 GB, như với Intel Core thế hệ thứ 9 mới
nhất và AMD Ryzen thế hệ thứ 3. Miễn là bạn có CPU 64 bit tương đối mới, bạn
không thực sự cần phải lo lắng về các giới hạn RAM do CPU hoặc hệ điều hành giới
hạn.
Tốc độ BUS
Được đo bằng MHz, giống như tốc độ xung nhịp của CPU
hoặc GPU, tốc độ xung nhịp của RAM
xác định tốc độ có thể xử lý dữ liệu, điều này phản ánh rõ ràng về hiệu suất.
Nói chung, tốc độ xung nhịp cao hơn luôn tốt hơn, nhưng dung lượng luôn quan trọng
hơn tốc độ khi chơi game.
Tốc độ xung nhịp cao hơn và RAM được ép xung thực sự
có thể tạo nên sự cải thiện hiệu suất, nhưng nó sẽ giảm xuống một vài khung
hình tốt nhất. Vì vậy, bạn thật sự không cần thiết phải chi thêm một khoản lớn
cho các thanh RAM siêu khủng với bộ tản nhiệt hào nhoáng nếu không có
nhu cầu ép xung chúng. Xét cho cùng, DDR4 sẽ vẫn là DDR4 và không có sự khác biệt
lớn giữa RAM 3200 MHz và 2400 MHz nếu bạn chỉ xây dựng một cấu hình máy
tính chơi game.

Nên sử dụng bộ nhớ đa kênh
Các chuyên gia máy tính thường khuyên chúng ta nên sử
dụng hai hoặc bốn thanh RAM kết hợp để đáp ứng dung lượng RAM mong muốn. Ví dụ như bạn cần 16 GB DDR4 ,việc mua hai thanh 8 GB sẽ mang lại hiệu suất tối
ưu hơn thay vì một thanh 16 GB. Một lưu ý, khi sử dụng RAM đa kênh đó là
nên lựa chọn các thanh RAM có cùng
thương hiệu, cùng tốc độ và xung nhịp cơ bản. Bạn cũng có thể sử dụng các thanh
RAM có thông số khác nhau vì hệ thống sẽ tự điều chỉnh các thông số sao cho phù
hợp. Tuy nhiên, nó sẽ điều chỉnh về mức xung nhịp thấp hơn và điều đó hoàn toàn
không tốt cho hệ thống của bạn phải không?
Và nếu bạn không quan tâm lắm đến chi phí bỏ ra đề đầu
tư vào RAM, Techzones khuyên bạn nên chọn những loại
RAM được tích hợp bộ tản nhiệt. Một số thương hiệu cung cấp RAM máy tính được
tích hợp bộ tản nhiệt như Corsair, Kingston, Crucial và G.Skill... Tuy
nhiên những loại RAM này chỉ phù hợp với máy tính để bàn mà thôi.

