PC Gigabyte AORUS - Nâng tầm trải nghiệm, Khẳng định đẳng cấp !

Thời điểm hiện nay, với mức độ đa dạng và hoàn thiện của hệ sinh thái Gigabyte Aorus, các bạn game thủ là fan của đội “chim cút” hoàn toàn có thể xây dựng 1 dàn PC Gaming hoàn chỉnh với toàn bộ các sản phẩm của Gigabyte (trừ bộ vi xử lý ra).

Với cấu hình dàn PC Gigabyte Aorus mà Techzones giới thiệu trong bài viết này, người dùng hoàn toàn có thể chiến tốt những tựa game đỉnh nhất hiện nay, trên màn hình độ phân giải Full HD và 2K, thậm chí là cả 4K, ngoài ra với khả năng của dàn PC này, các bạn còn có thể làm những công việc nặng khác như thiết kế, đồ họa,…cũng như trở thành 1 streamer chẳng hạn !

Thùng máy Gigabyte Aorus Z390 2070

Sau đây là cấu hình cụ thể:

  • Mainboard: Gigabyte Z390 Designare
  • Chip: Intel Core i5-9400F (xung nhịp 2.9GHz – 4.1GHz)
  • Ram: Gigabyte Aorus RGB (16GB – Dual Channel – Bus: 3200MHz)
  • VGA: Gigabyte Aorus GeForce RTX 2070 Xtreme 8G
  • Ổ cứng: Gigabyte Aorus RGB M.2 NVMe SSD (256GB)
  • Tản nhiệt CPU: Gigabyte Aorus ATC700
  • PSU: Gigabyte G750H 80 Plus Gold (750W)

Thùng máy Gigabyte Aorus Z390 2070

Các thiết bị ngoại vi như màn hình, gear (bàn phím, chuột, tai nghe,...) thì các bạn có tùy chọn hoặc sử dụng lại các thiết bị mà các bạn đã có sẵn. Mình chọn 1 màn hình có độ phân giải 2K, tần số quét 60Hz, sử dụng gear của Gigabye Aorus luôn. 

Thùng máy Gigabyte Aorus Z390 2070

Mainboard: Gigabyte Z390 Designare

Nếu các bạn có sự quan tâm thì chắc hẳn đều biết thông tin về dòng bo mạch chủ (mainboard) mới, sử dụng chipset Z390 của các hãng sản xuất, đã lần lượt ra mắt thị trường thế giới cũng như ở Việt Nam. Và Gigabyte - 1 thương hiệu cao cấp, cũng đã trình làng những “siêu phẩm” của mình, với thiết kế đặc trưng, các tính năng cao cấp, socket 1151 hỗ trợ cho các dòng vi xử lý mới nhất của Intel (chip core i9), và đặc biệt theo thông tin từ hãng, tất cả các mẫu mainboard mới sẽ đều được thiết kế để có thể OC lên mức xung 5 GHz với tất cả các nhân CPU.

Z390 Designare ngay từ cái tên thì có thể hình dung sơ được đây là mẫu mainboard sẽ được trau chuốt hơn về mặt thiết kế, có thể độ hầm hố, bắt mắt thì không bằng những mẫu main gaming,. Nhưng theo cá nhân mình đánh giá thì Z390 Designare có vẻ ngoài lôi cuốn, hấp dẫn hơn, bớt lòe loẹt như 1 số mẫu Z370 trước đây (như Aorus Gaming 3, hay Gaming Ultra,..)

(Nguồn: Gigabyte)

Thùng máy Gigabyte Aorus Z390 2070

Một trong những điểm đáng chú ý trên mẫu main Z390 Designare, đó là nó được trang bị số lượng phase nguồn nhiều hơn, khá là “khủng” lên tới 12 + 1 phase Digital Power Design (bao gồm cả bộ điều khiển PWM kỹ thuật số và DrMOS), và đầu cắm nguồn CPU 8 + 4 (solid pin) hứa hẹn mang lại hiệu suất năng lượng đầy đủ cho các linh kiện, và cho phép người dùng có thể đạt được hiệu suất tối đa hết mức có thể trên các dòng chip mới nhất của Intel. Khu vực cắm nguồn lớn hơn với thiết kế bảng mạch PCB 2 lớp đồng (2x Copper PCB), cũng giúp tăng cường sự ổn định nguồn điện.

(Nguồn: Gigabyte)

Thùng máy Gigabyte Aorus Z390 2070

Hệ thống tản nhiệt VRM hoạt động bằng cách ghép đôi các lá tản lại (multiple heat dissipation fins) với một ống dẫn nhiệt trực tiếp (direct-touch heatpipe). Tấm tản nhiệt dày hơn cũng giúp giảm nhiệt sinh ra bởi mô đun DrMOS, giữ cho máy tính luôn ở trạng thái mát mẻ để tăng hiệu quả, và bảo đảm hiệu năng hệ thống không bị ảnh hưởng khi thực hiện các công việc, tác vụ nặng.

Thiết kế Ultra-Durable đặc trưng của Gigabyte ở bo mạch chủ mới này được tăng cường mức độ cao hơn, với khe cắm PCIe x16 dành cho card đồ họa rời (các khe PCIe khác cũng thế), và các khe DIMM cắm Ram đều được bọc kim loại gia cố, vừa giữ các linh kiện này kết nối chắc chắn hơn, vừa giúp chịu được trọng lượng của các mẫu card đồ họa to bự, hoặc các thanh RAM có kèm cả tản nhiệt nặng.

Thùng máy Gigabyte Aorus Z390 2070

Để nâng cao hiệu năng đồ họa, thì mẫu mainboard này có thể cho bạn gắn 2 card đồ họa rời (SLI với card NVIDIA, và CrossFire với AMD), tuy nhiên do đặc thù riêng của chipset, thế nên khi các bạn sử dụng chế độ này (Multi-GPU) thì băng thông sẽ chạy ở x8/x8 hoặc x8/x4/x4.

Z390 Designare có 4 khe Ram (tối đa 64GB), hỗ trợ mức xung nhịp cao lên tới 4.266MHz (OC) và có thể hơn nữa ! Led RGB trên khe Ram vốn quen thuộc của Gigabyte không có trên mẫu main này, có lẽ do Led RGB đã quá phổ biến, và hãng muốn làm điều gì đó khác biệt chăng !?

Trên Z390 Designare, thì cả hai khe cắm Ultra M.2 cũng được bọc khung kim loại bảo vệ, bản thân các thanh M.2 này cũng được thiết kế tản nhiệt với bề mặt tạo rãnh, nhằm tăng hiệu quả tản nhiệt cho thanh SSD cắm vào.

Trên website của Gigabyte, thì hãng quảng cáo rằng mẫu mainboard mới này rất tốt, về hiệu năng, khả năng tương thích và tính linh hoạt. Cụ thể là theo hãng, người dùng có thể build 1 hệ thống chạy Raid 0 bằng cách kết hợp giữa SSD Add-in Card (AIC, kết nối vào dàn máy qua khe PCI Express mà người dùng thường dùng để cắm card đồ họa rời) và 2 thanh SSD (PCIe NVME), từ đó có thể mang lại tốc độ Đọc / Ghi tuần tự (Sequential Read/Write) là 3.5GB/s (Read) và 3GB (Write), phù hợp với nhu cầu cần truy cập nhanh các tập tin, dữ liệu có dung lượng lớn. Tiếp theo là có thể gắn Dual 2 thanh SSD M.2 PCIe Gen3 x 4 (loại 22110), cho người dùng cần hiệu năng cao, dung lượng cao, tốc độ băng thông trên lý thuyết theo hãng giới thiệu là 32GB/s.

Bo mạch chủ này cũng được các chuyên gia đánh giá cao khả năng truyền tải dữ liệu, nhờ tích hợp 2 bộ USB Type-C Thunderbolt 3 ở tấm Shield I/O phía sau, và hỗ trợ USB 3.1 Gen 2 thế hệ mới (10 Gbps) - vốn là một tính năng đã có từ lâu trên chipset dòng H, nhưng đến giờ mới có mặt trên dòng Z300 cao cấp, cung cấp tốc độ truyền dữ liệu lên tới 40Gb/s (so với 20Gb/s của Thunderbolt 2). Mainboard này vẫn tương thích tốt với USB 3.0, USB 2.0, và PS/2…

Thùng máy Gigabyte Aorus Z390 2070

Hỗ trợ Display Port 1.2, qua Thunderbolt 3 thì Z390 Designare có thể xuất lên 2 màn hình độ phân giải 4K, hoặc 1 màn hình độ phân giải 5K. Ngoài ra, Thunderbolt 3 qua USB Type-C có các tính năng mà bản thân mình chưa từng thấy trên mainboard PC, đó là hỗ trợ sạc Power Delivery 2.0, và khả năng kết nối chuỗi (daisy chain) lên đến 12 thiết bị nhờ các cổng USB Type-C kép.

Mainboard Z390 Designare cũng là mẫu bo mạch chủ cung cấp cổng Display Port input đầu tiên cho card đồ họa gắn ngoài (eGPU – External Graphic Card), và Thunderbolt hỗ trợ công nghệ NVIDIA GeForce RTX DP 1.4, mang tới độ phân giải hàng “khủng” là 8K (7680 x 4320 pixel).

Z390 Designare trang bị kết nối mạng không dây Intel Next-Gen: CNVi 802.11ac Wave 2 160MHz 2×2. Wifi đạt tốc độ lên tới 1,73Gbps, giúp người dùng sử dụng Wifi nhanh, làm việc hiệu quả, chơi game và truyền phát video mượt mà, ít bị rớt kết nối. Nó cũng dùng Bluetooth 5 nhanh hơn và có độ phủ sóng rộng gấp 4 lần Bluetooth 4.2. Với cả hai lợi ích của Intel Gigabit Ethernet kép và Intel CNVi 2×2 Wifi, người dùng có thể tận dụng tối đa khả năng kết nối mạng và tính ổn định mạng.

Sự đẹp mắt, lôi cuốn của Z390 Designare còn đến từ tấm Shield I/O phía sau, không còn là 1 tấm thép sáng bóng đơn điệu nữa, mà đã làm nổi bật, cách điệu hơn: Các đường hoa văn trang trí, cùng dòng chữ Designare có tích hợp Led nền đẹp mắt, tạo vẻ sang chảng hơn cho sản phẩm, ngoài ra là các cổng USB và cổng âm thanh nhiều màu sắc, 2 lỗ cắm cho ăngten wifi được mạ vàng bắt mắt,..Tấm I/O được bắt thẳng vào main rất gọn gàng, đỡ mất thời gian cho người dùng trong công đoạn lắp ráp máy, lượng cổng kết nối, xuất hình ảnh, âm thanh,..đa dạng phục vụ cho nhiều nhu cầu.

(Nguồn: Gigabyte)

Thùng máy Gigabyte Aorus Z390 2070

Chip: Intel Core i5-9400F

I5-9400F là con chip thuộc dòng chip thế hệ thứ 9 mới nhất của Intel (Coffee Lake Refresh), được sản xuất trên tiến trình 14nm và trang bị cho mình 6 nhân, 6 luồng (không hỗ trợ Hyper-Threading: siêu phân luồng). Hậu tố F thể hiện cho việc Intel đã quyết định cắt bỏ chip đồ họa tích hợp (iGPU) trên con chip này, đây là điểm khác biệt so với thế hệ trước i5-8400.

(Nguồn: Google)

Thùng máy Gigabyte Aorus Z390 2070

Có 1 số ý kiên cho rằng, những mẫu chip mới này có GPU tích hợp nhưng không hoạt động. Do sự phức tạp của việc sản xuất chip cũng như do nhu cầu CPU cao của thị trường, Intel không thể đảm bảo GPU tích hợp hoạt động tốt trên những mẫu chip này. Vì thế, họ quyết định vô hiệu hóa để tiết kiệm thời gian phát triển, và xuất xưởng CPU nhiều nhất có thể !

Thùng máy Gigabyte Aorus Z390 2070

Về cơ bản, thì i5-9400F có thể coi là phiên bản i5-8400 được nâng nhẹ mức xung nhịp cơ bản (2.8GHz lên 2.9) và mức xung Turbo Boost (4.0GHz lên 4.1GHz), các thông số còn lại ví dụ như bộ nhớ đệm, công suất TDP,…thì đều giống nhau. Thế nên xét về mặt hiệu năng thì i5-9400F sẽ nhỉnh hơn một chút (khoảng 10-15%), tuy nhiên cũng tùy vào việc người dùng sử dụng cho tác vụ nào, cũng có thể coi hiệu năng gần như tương đương i5-8400.

Điểm số Cinebench R15

Điểm PCMark 10

Với mức giá 4.650.000 vnd của i5-9400F, so với 5.250.000 của i5-8400 (ngày 22/04/2019 tại cửa hàng Techzones), thì i5-9400F là 1 trong những con chip 6 nhân có mức giá rẻ nhất trên thị trường hiện nay. Và cũng giống như vai trò của i5-8400, mẫu chip mới phù hợp với những bạn mong muốn sở hữu dàn PC chơi game tầm trung trở lên, với mức đầu tư vừa phải.

VGA: Gigabyte Aorus GeForce RTX 2070 Xtreme 8G

Ra mắt vào khoảng cuối năm ngoái, GeForce RTX 2070 XTREME có thể được coi là 1 trong những mẫu card đồ họa đẹp nhất năm 2018 của thương hiệu Gigabyte Aorus. Mẫu card mới này không chỉ ngầu, mà còn tạo cho riêng mình 1 đẳng cấp khác biệt.

Thùng máy Gigabyte Aorus Z390 2070

Với những bạn muốn khoe ra vẻ đẹp của mẫu card to nạc, hầm hố, thì hãng sản xuất có tặng kèm trong hộp các phụ kiện để lắp thành giá đỡ cho card khi gắn vào thùng máy, giúp khoe ra “mặt tiền” của card. Lưu ý là do kích thước khá lớn của mẫu card này, nên các bạn sẽ cần phải đầu tư 1 thùng case có kích thước lớn vừa đủ.

Thùng máy Gigabyte Aorus Z390 2070

Card đồ họa Gigabyte Aorus RTX 2000 series phiên bản Xtreme, cũng là những mẫu card có số lượng cổng xuất nhiều nhất hiện nay, với mẫu GeForce RTX 2070 XTREME thì chúng ta có tổng cộng 7 cổng: bao gồm 3 cổng DisplayPort 1.4, 3 cổng HDMI 2.0, và 1 cổng Type C. Mình thì chưa thử nghiệm, nhưng qua tìm hiểu thông tin từ “chị” Google thì người dùng chỉ sử dụng được 4 màn hình ở mỗi chế độ mà thôi: 3 DisplayPort + 1 HDMI, và 3 HDMI + 1 DisplayPort.

Thùng máy Gigabyte Aorus Z390 2070

Về mặt hiệu năng, thì dòng card RTX 2070 nói chung của các hãng, và mẫu GeForce RTX 2070 XTREME nói riêng của Gigabyte Aorus, đều được quảng bá là cho khả năng chiến game, làm đồ họa,..ngang ngửa tương đương với dòng card GTX 1080, hoặc thậm chí gần tiệm cận sức mạnh của 1080Ti.

Thế nên các tựa game online không thể làm khó được mẫu card RTX 2070 này, còn ở các tựa game offline mới và có yêu cầu đồ họa cao, khi chơi trên màn hình độ phân giải 2K, thì RTX 2070 vẫn đủ sức “cân” với mức FPS khá ổn định, từ 50-60FPS trở lên, đảm bảo trải nghiệm mượt mà cho người chơi.

Vài điểm số Benchmark mình ghi nhận được qua các bài kiểm tra hiệu năng

Cinebench R15

Unigine Superposition Benchmark

Final Fantasy XV Windows Edition Benchmark

V-Ray Benchmark

3DMark - Time Spy

3DMark - Time Spy Extreme

3DMark - Fire Strike

3DMark - Fire Strike Ultra

Ram: Gigabyte Aorus RGB (16GB)

Dàn máy mình sử dụng được trang bị 2 thanh Ram DDR4 chạy Dual Channel, mang thương hiệu Gigabyte Aorus RGB, mỗi thanh 8GB với tốc độ bus 3200MHz. Mức Ram cùng tốc độ bus này mình đánh giá nó đủ nhanh để xử lý các yêu cầu công việc, giải trí ở thời điểm hiện tại.

Điểm thú vị của mẫu Ram này, đó là khi các bạn mua nguyên bộ (2 thanh 8GB – 3200), sẽ được Gigabyte tặng kèm thêm 2 thanh Ram nữa tương tự. Vâng ! Các bạn không đọc nhầm đâu, mua 2 thanh tặng 2 thanh là có thật, tuy nhiên 2 thanh tặng kèm chỉ là 2 thanh giả, không có chân tiếp xúc như đồ thật. Và hãng gọi chi tiết này bằng thuật ngữ “Dummy Kits” (Dummy: nghĩa là hình nhân, bù nhìn,..), điều này sẽ mang lại cho người dùng những gì: thứ 1 là các bạn có thể lấp đầy 4 khe Ram trên mainboard, giúp tiết kiệm 1 khoảng chi phí. Thứ 2 là tạo sự đồng bộ đẹp mắt, rực rỡ nhờ hệ thống Led RGB, mà các bạn nếu chọn những mẫu Ram khác gắn thêm vào khó có thể “tông xuyệt tông” được !

Thùng máy Gigabyte Aorus Z390 2070

Thanh Ram AORUS RGB hỗ trợ rất nhiều chế độ chiếu sáng, góp phần tạo nên phong cách độc đáo và sự “tỏa sáng” cho hệ thống PC của bạn. Sử dụng tiện ích phần mềm RGB Fusion để các bạn tùy chỉnh hiệu ứng ánh sáng (hiệu ứng, tốc độ, độ sáng,..) của các thiết bị có đèn Led RGB trên hệ thống.

Gigabyte Aorus RGB có tản nhiệt bằng nhôm (Anodized – nhôm anod hóa), từ đó mang lại cho vẻ ngoài của thanh ram sự tinh tế, thanh mảnh, nhưng vẫn có sự cứng cáp, chắc chắn cần thiết của kim loại. Trên bề mặt có khá nhiều rãnh răng cưa hỗ trợ thêm cho hiệu quả tản nhiệt, thêm biểu tượng đầu chim đại bàng Aorus được khắc laser, càng tăng thêm sự nổi bật về thương hiệu cho sản phẩm.

Ổ cứng: Gigabyte Aorus RGB M.2 NVMe SSD 256GB

Gigabyte với dòng sản phẩm Aorus trước giờ vốn quen thuộc với người dùng Việt Nam trong các sản phẩm linh kiện máy tính như: mainboard, card đồ họa,..Thì trong khoảng 1 năm đổ lại đây thì hãng này còn muốn mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm của mình hơn, hãng đã phát triển và sản xuất thêm về gaming gear, giờ là cả những mẫu SSD tốc độ cao, và mẫu mới nhất + màu mè nhất cũng được trang bị trên dàn máy mình sử dụng, với tên gọi Gigabyte AORUS RGB SSD (M.2 NVMe dung lượng 256GB).

Thùng máy Gigabyte Aorus Z390 2070

Aorus RGB M2 NVMe SSD có kích thước phổ biến, khá nhỏ gọn, sử dụng chuẩn M.2 NVMe PCIe Gen3 x4 có băng thông lớn nhất và tất nhiên là nhanh nhất hiện tại. Aorus RGB M2 NVMe SSD có tốc độ đọc ghi tuần tự nhanh, các bạn có thể tham khảo hình ảnh bên dưới. Bên cạnh đó là tốc độ đọc ghi ngẫu nhiên cũng khá ổn, giúp khởi động win hay mở các phần mềm làm việc, đồ họa nhanh chóng, rồi tải game cũng nhanh đỡ mất thời gian chờ đợi.

Thùng máy Gigabyte Aorus Z390 2070

Thùng máy Gigabyte Aorus Z390 2070

Để tăng thêm sự ấn tượng cũng như nổi bật, thì hãng sản xuất đã thiết kế lớp tản nhiệt của SSD sơn màu kim loại, nhìn rất bắt mắt với logo đầu chim Aorus quen thuộc có led RGB đổi màu (được đồng bộ chung với hệ thống thông qua phần mềm RGB Fusion).

Thùng máy Gigabyte Aorus Z390 2070

Tản nhiệt CPU: Gigabyte Aorus ATC700

Nhìn vào thùng máy này, 1 trong những điểm đầu tiên đập vào mắt mình đó là tản nhiệt cho CPU: Gigabyte Aorus ATC700, cũng tương tự với mẫu card RTX 2070 Xtreme gắn chung thùng máy, thì sự to nạc, hầm hố cũng như logo đầu chim đại bàng Aorus phát sáng Led RGB nổi bật trên phần cover (được đồng bộ chung với hệ thống thông qua phần mềm RGB Fusion) là những ấn tượng ban đầu về “cục” tản nhiệt này.

Thùng máy Gigabyte Aorus Z390 2070

Sản phẩm được trang bị 3 ống đồng cỡ lớn, cùng với đó là những lá tản nhiệt siêu mỏng, 2 quạt gió cỡ bự kích thước 12cm cho tốc độ vòng quay là 1.700 RPM – revolutions per minute (± 10 %), độ ồn phát ra ở mức thấp (31dB) mà thôi.

Thùng máy Gigabyte Aorus Z390 2070

Về hiệu quả tản nhiệt thì để hình dung rõ ràng và cụ thể hơn, các bạn hãy xem qua các hình ảnh bên dưới, mình đã thực hiện stress test hệ thống qua Aida64 và FurMark sau thời gian từ 10 cho tới 30 phút.

Stress test hệ thống qua Aida64 sau 10 phút

Stress test hệ thống qua Aida64 sau 30 phút

Stress test qua FurMark sau 10 - 20 phút (chủ yếu là GPU)

PSU: Gigabyte G750H 80 Plus Gold (750W)

Thêm 1 sản phẩm thuộc hệ sinh thái Aorus của Gigabyte, nguồn G750H đạt chứng nhận 80 Plus Gold, điều này đồng nghĩa là nó sẽ có điện năng hiệu dụng đạt mức 90%, so với tổng công suất điện mà bộ nguồn cung cấp, sẽ giúp tiết kiệm tiền điện hơn so với những mẫu nguồn 70% trong cùng 1 điều kiện sử dụng. Đi cùng với đó là thời gian bảo hành lên đến 5 năm, sản phẩm đang có mức giá: 2.725.000vnd (ngày 22/04/2019 tại cửa hàng Techzones).

(Nguồn: Gigabyte)

Thùng máy Gigabyte Aorus Z390 2070

Thùng máy Gigabyte Aorus Z390 2070

Có thiết kế dạng mô đun (modular) quen thuộc và nhỏ gọn (D160 x W150 x H86 mm), bộ nguồn trang bị đường Single Rail 12V với chuẩn ATX, đảm bảo đầu ra nguồn tốt, khả năng cấp điện ổn định +12V cho các linh kiện. 100% tụ điện trong bộ nguồn đều do Nhật sản xuất mang lại hiệu suất cao, giúp lọc nhiễu tốt hơn, ngoài ra là các thành phần linh kiện cao cấp, cho độ bền và thời gian sử dụng lâu dài, tích hợp thiết kế bảo vệ mạch OVP/OPP/SCP/UVP/OCP/OTP.

Thùng máy Gigabyte Aorus Z390 2070

Bộ nguồn Gigabyte G750H 80 Plus Gold được đầu tư quạt tản nhiệt thông minh, giúp tối ưu hóa việc giảm tiếng ồn và hiệu suất, tiết kiệm điện năng. Tốc độ quạt được điều chỉnh theo mức hoạt động của nguồn. Quạt tản có kích thước đường kính cánh quạt là 140mm, sử dụng hai ổ bi kép (Double Ball Bearing Fan) nên có thời gian sử dụng lâu lên đến 50.000 giờ.

(Nguồn: Gigabyte)

Thùng máy Gigabyte Aorus Z390 2070

Khả năng chiến game

Game Assassin's Creed Odyssey 

Màn hình độ phân giải 2K (2560 x 1440), cấu hình Ultra High: mức FPS cao nhất 80, thấp nhất 45, trung bình 55-70

Game Battlefield V

Màn hình độ phân giải 2K (2560 x 1440), cấu hình High, có bật 2 tính năng Ray Tracing và DLSS: mức FPS cao nhất 105 - 90 (chủ yếu ở các cảnh bắn súng ngắm, xe tăng ngắm bắn), thấp nhất 60 - 62, trung bình 70 - 85.

Game Devil May Cry 5

Màn hình độ phân giải 2K (2560 x 1440), cấu hình Ultra: mức FPS cao nhất 300 (ở các đoạn cắt cảnh ngắn) - 180 tới 200 FPS (ở các cảnh giới thiệu quỷ mới, huấn luyện combo đòn đánh mới,..), bình thường là 160, thấp nhất 85 - 90, trung bình 105 - 130. 

Game Sekiro: Shadows Die Twice

Màn hình độ phân giải 2K (2560 x 1440), cấu hình Max: mức FPS cao nhất 60 (do game này khóa FPS ở mức 60), thấp nhất 55. 

Game Shadow of the Tomb Raider

Màn hình độ phân giải 2K (2560 x 1440), cấu hình Highest, đẩy mức Khử răng cưa (Anti - Aliasing) lên cao nhất (SMAA4x): mức FPS cao nhất 60, thấp nhất 40, trung bình 45 - 55.

Techzones / HảiArt666

 

Ram Gigabyte Aorus RGB

Ram Gigabyte Aorus RGB

2.150.000 ₫
3.190.000 ₫
Gigabyte AORUS GeForce RTX 2070 XTREME 8G

Gigabyte AORUS GeForce RTX 2070 XTREME 8G

Giá: Liên hệ
18.690.000 ₫
  • Chip: GeForce RTX 2070
  • Boost: 1815 MHz
  • PSU: 550W
  • Chân nguồn: 8-pin x 1, 6-pin x 1
  • G-SYNC
Quạt CPU Gigabyte Aorus ATC700

Quạt CPU Gigabyte Aorus ATC700

2.150.000 ₫