Review đồng hồ Garmin Fenix 5 [Phần 2]

Xem lại phần 1 tại ĐÂY 
 

Garmin Fenix 5: Hiệu ứng của tính năng theo dõi hoạt động và huấn luyện

Tính năng theo dõi sức khoẻ tổng thể và các dữ liệu đi hỗ trợ cũng là một phần lớn trong kế hoạch của Fenix 5, việc theo dõi bước đi và giấc ngủ đều được vận hành tự động, ngay cả nhịp tim nghỉ ngơi (RHR) cho 4 tiếng gần nhất và của 7 ngày trước đều được hiển thị đầy đủ trên màn hình, tất nhiên là dữ liệu sẽ luôn được ghi nhận vào Garmin Connect.

RHR được xem như một chỉ số tuyệt vời để cải thiện sức khoẻ, khi nhịp tim nghỉ ngơi cao thì cũng là lúc bạn cần phải có chế độ nghỉ ngơi vài ngày trong lịch tập luyện của mình. Chúng tôi cũng thấy được chỉ số RHR phù hợp khi so sánh với Fitbit Alta HR và không hề thay đổi.

Bạn có thể đi sâu vào các chỉ số thống kê hằng ngày của bạn trên đồng hồ, bao gồm số phút vận động, số bậc thang đã leo, số bước chân và năng lượng đốt cháy.

Cho những ai nghiêm túc trong việc tập luyện,ngoài các số thống kê thông thường khi tập luyện, Fenix 5 cũng hiển thị chỉ số VO2 Maxc của bạn, gợi ý thời gian tăng tốc và nghỉ ngơi hồi phục theo dự tính, đây là tính năng rất được ưu chuộng cho người chạy bộ và đạp xe chuyên nghiệp. Nhưng vẫn còn 2 chỉ số bạn cũng sẽ rất chú ý đấy. Đó là các chỉ số đo lường Mức độ luyện tập (Training Load) – đo số lần bạn sử dụng đồng hồ và có thể là sử dụng chưa đủ, tối ưu hoặc quá nhiều cho việc luyện tập, chỉ số dựa theo công nghệ FirstBeat, và đưa ra một số tuỳ chọn cộng với cường độ huấn luyện cho phiên tập tiếp theo của bạn, ví dụ bao gồm việc chạy bộ nhẹ nhàng hoặc để chế độ huấn luyện như thông thường.

Chỉ số thứ 2 là Tình trạng luyện tập (Training Status) cũng hỗ trợ tương tự với Mức độ tập luyện, nhưng sẽ cho bạn biết thêm nhiều thông tin quan trọng đi sâu vào chế độ huấn luyện của bạn: cơ thể bạn đã săn chắc chưa, hoặc bạn đã bị mập lên và mất dáng hay không? Đây là một động lực lớn, với các lần tập luyện kiên trì thì bạn sẽ được phản hồi là “tập luyện có hiệu quả”, bạn cũng sẽ nhận được các chỉ số cho việc “tập luyện không hiệu quả” của mình và “đạt đỉnh điểm” khi bạn đã thực sự có tiến bộ và đạt kết quả.

Sau khi tập luyện, bạn cũng nhận được mức điểm từ 1 đến 5 cho Hiệu Quả luyện tập (TE) và Hiệu quả luyện tập Anerobic. Đối với ai muốn trở thành vận động viên thì có lẽ các thông tin này sẽ là “quá nhiều”, nhưng bạn cũng nên biết thêm các thông tin như vậy, bởi vì hầu hết chúng ta đều biết việc luyện tập tác động lên cơ thể như thế nào nhưng một số khác lại mong muốn biết thêm các chỉ số thống kê tuyệt vời như 2 chỉ số trên.

 

Garmin Fenix 5: Độ chính xác của tính năng đo nhịp tim

Chúng tôi cũng mất khá nhiều giấy mực để đánh giá về mức độ chính xác của tính năng đo nhịp tim trên các bài của Wareable, và đây luôn là vấn đề được nêu lên nổi bật cho bất kỳ một thiết bị mới nào vừa được ra mắt.

Đồng hồ thông minh Garmin Fenix 5 sử dụng thiết bị cảm biến quang học Elevate của chính công ty, đã được tích hợp sẵn trước đây trong các bài kiểm tra của chúng tôi. Và đáng buồn là vấn đề tương tự vẫn còn tồn tại trên Fenix 5.

Nhưng chúng ta nên bắt đầu với những mặt tốt trước nhé, đó là nhịp tim nghỉ ngơi mà chúng ta đã đề cập, chỉ số này khá chính xác và ổn định khi chúng tôi cùng thử nghiệm so sánh với thiết bị của Fitbit tại cùng một thời điểm.

Thời điểm mà nhịp tim quang học tự điều chỉnh để cho kết quả đúng.

Khi bạn đeo Fenix 5 cho buổi tập chạy bên ngoài, mọi thứ bắt đầu “rơi rụng” – cũng như chúng tôi đã tìm thấy vấn đề này ở Garmin Forerunner 235, Vivoactive HR và Vivosmart HR, chiếc Fenix mất tầm 1 dặm/ khoảng 10 phút để đưa tín hiệu laser lên đến đai ngực. Trong khoảng thời gian này thì có thể chỉ số nhịp tim đã chậm hơn 20 nhịp so với thực tế và sau đó thì thiết bị sẽ bắt kịp với nhịp tim ngay lúc tập luyện. Nếu bạn không cần đọc các chỉ số trong thời gian này thì mọi việc đều sẽ ổn ở đây.

Về độ chính xác trong qua trình tập HIIT thì hơi kém. Chúng tôi chạy được 5 phút, nghỉ 1 phút giữa các đợt chạy với đai ngực của chiếc Fenix 3 và thấy bộ cảm ứng quang học của Fenix 5 có chỉ số khá rộng ở từng thời điểm. Khi chúng tôi đạt nhịp tim 192 nhịp, thì bộ cảm quang chỉ vừa ghi nhận mức 170 nhịp và cuối cùng chỉ đạt đỉnh điểm là 180 nhịp.

Độ chính xác của bộ cảm ứng Fenix 5 (phía trên) không thể khớp với đai ngực.

Sự thật là thiết bị cảm quang không phù hợp với cường độ huấn luyện nâng cao, và Fenix 5 cũng cung cấp thêm khả năng kết nối với ANT+ và cảm ứng đo nhịp tim bluetooth. Nếu bạn tập chương trình HIIT, bạn nên dùng đai ngực nhưng hoạt động của bộ cảm ứng Fenix 5 ngay từ ban đầu đã làm người ta nghi ngờ về mảng dữ liệu tuyệt vời đã biến đi đâu mất rồi. Ví dụ, khi so sánh đai ngực của Fenix 5 và Fenix 3 thì chúng tôi nhận được kết quả khá khác biệt, ngay cả VO2 Max cxung hơi khác biệt. Chỉ là khác biệt nhỏ nhưng chất lượng của bộ phận cảm quang cũng làm Fenix 5 mất điểm để trở thành thiết bị 5 sao trong mắt chúng ta.

 

Garmin Fenix 5: Phần mềm Garmin Connect

Garmin Connect không chỉ là một platform dành cho các dữ liệu của Fenix mà còn là cánh cửa mở ra của hàng loạt các công cụ và tính năng của hãng Garmin. Có 2 phần chính: ứng dụng điện thoại và bản tổng kết trên web với các chức năng hoàn toàn khác nhau.

Ứng dụng thì sử dụng để bạn xem được dữ liệu các hoạt động và lúc tập luyện, cung cấp các trải nghiệm trong quá khứ. Giao diện cũng không thuộc dạng dễ sử dụng nhưng bạn vẫn có thể xem được các chỉ số về bước đi, giấc ngủ, thời gian vận động và các chỉ số khác từ màn hình chính, thêm vào các chi tiết của buổi tập luyện, gồm các dữ liệu, bản đồ và biểu đồ.

Ngay cả một người chạy bộ thông thường với Garmin, tôi cũng có thể tải dữ liệu của mình vào Strava, bởi vì tôi thích thú trải nghiệm cách trình bày các chỉ số chạy bộ trên ứng dụng này. Vâng, nếu bạn muốn đi sâu vào các chỉ số chi tiết hơn (chuyển động thẳng đứng, nhịp bước chân, hiệu quả tập luyên) thì Connect sẽ là lực chọn duy nhất; nhưng với người chạy bộ không chuyên thì tôi có thể nhận được các chỉ số thống kê hữu ích trên Fenix 5 sau mỗi buổi chạy.

Còn về bảng tổng kết trên web là một câu chuyện khác. Ở đây, bạn có thể đào sâu vào chi tiết hơn cho mỗi buổi tập, tạo thời gian biểu và kế hoạch huấn luyện, tạo đường chạy bộ và sắp xếp thông tin các môn thể thao bạn chơi một cách gọn gàng, ngăn nắp.

Thứ tôi yêu thích ở đây là các công cụ, mặc dù bạn có thể ít sử dụng chúng khi xem các dữ liệu. Tính năng Khoá học, như đã nói bên trên, cho phép bạn tạo các đường chạy để theo dõi trên đồng hồ và các lực chọn Huấn luyện, bạn có thể tạo ra kế hoạch và thời gian biểu cho bất kỳ thứ gì trên đây.

Chúng tôi muốn xem xét lại các ứng dụng điện thoại để làm cho mọi  thứ trở nên trực quan hơn, và nỗ lực gỉam bớt lượng dữ liệu để cung cấp các bản phân tích mang tính thực tiễn hơn. Nói chung, chúng tôi là người hâm mộ của Garmin Connect và cảm nhận được người dùng cũng khá hài lòng với các trải nghiệm cùng ứng dụng này.

Garmin Fenix 5: Thời lượng pin

Mặc dù kích thước có thu nhỏ hơn Fenix 3, thời lượng pin của Fenix 5 không hề bị ảnh hưởng. Garmin tự hào tuyên bố bạn có thể sử dụng được trong 2 tuần. Nhưng lại không ai lại chi trả với giá 599 usd cho một chiếc đồng hồ. Tuy vậy, giá trị của Fenix 5 nằm ở số lượng các môn thể thao mà bạn có thể trải nghiệm được.

Chúng tôi nhận thấy khi chạy bộ, đạp xe hoặc đi bộ sử dụng thường xuyên thiết bị theo dõi GPS, Fenix có thể hoạt động được 14 tiếng – ít hơn số tiếng (20 tiếng) mà Garmin đã tuyên bố. Mặc dù vậy, với kết nối bluetooth và chế độ cài đặt tự động bạn có thể sử dụng thêm vài tiếng. Như vậy cũng đã giúp bạn tham gia các bài chạy đua nhiều chặng.

Chúng tôi cũng gặp phải vấn đề với UltraTrac, chúng tôi cũng có thử nghiệm tính năng này và không thể xác định được số giờ chính xác trên thực tế so với thời gian mà Garmin nói với chúng tôi là 60 tiếng, nhưng chắc chắn rằng chúng tôi sẽ còn thực hiện thêm nhiều bài kiểm tra phù hợp để cập nhật kết quả cho người dùng.

Xem lại phần 1 tại ĐÂY  
Nguồn: Wareable / by James Stables
Dịch: Techzones / HảiArt666