Review GoPro Hero 5 Black

Được cho ra mắt vào giữa năm 2016, đến nay đã được 2 năm, nhưng đây là một chiếc camera hành trình thực sự rất là tuyệt vời tính cho đến thời điểm này. 

Bài review này là bài review cực kỳ kỹ lưỡng của DC Rainmaker về chiếc camera này.Hãy xem chiếc camera 2 năm tuổi này có thể làm được gì.

Mặt trước chiếc camera sau một thời gian trải nghiệm của tác giả.

Sau đây là phần đánh giá chi tiết về GoPro Hero 5.

Mở hộp:
Dưới đây là chiếc GoPro Hero 5 ở trong hộp.
Cũng như phiên bản Hero 4, hộp của chiếc Hero 5 black được chia làm 2 phần, phần trên là phần nắp trong suốt, và chiếc camera, nhờ đó chúng ta có thể thấy được chi tiết chiếc camera của chúng ta mà không cần phải mở hộp. Phần dưới là phần hộp giấy kín chứa các giấy tờ và phụ kiện đi kèm.

Bây giờ chúng ta sẽ cùng mở ra xem ở bên trong có những gì.

Đầu tiên là chiếc camera của chúng ta cùng phần hộp ở dưới. 
Sau khi mở phần hộp giấy, chúng ta sẽ có các mount và cáp, sách hướng dẫn, pin.

Chúng ta sẽ tháo case xem chiếc Camera của chúng ta thực sự trông như thế nào.

Kế tiếp là phần mount và ốc vặn của chiếc GoPro.

Sách hướng dẫn sử dụng.


Usb Type C cable.

Case của Hero 5 rất khác cho case của Hero 4. Case của Hero 5 chỉ có tác dụng cố định chiếc GoPro của chúng ta vào các chân đế, còn case của chiếc Gopro Hero 4 còn có chức năng chống nước cho chiếc camera.

Tiếp theo là pin.

Và sau cùng là nhân vật chính của chúng ta, chiếc GoPro Hero 5.

Chúng ta sẽ so sánh xem chiếc Gopro Hero 5 này trông như thế nào so với phiên bản tiền nhiệm và các đối thủ cùng phân khúc.

So Sánh:

Có lẽ chúng ta chỉ cần xem ảnh và tự đưa ra nhận xét của từng người, mỗi người có mỗi cách nhìn nhận khác nhau cơ mà .

Đầu tiên là so sánh với phiên bản tiền nhiệm của em nó: Gopro Hero 4 black/ silver.

Gopro Hero 5 Session:


Garmin VIRB Ultra 30:

Như đã đề cập ở trước, chức năng chống nước đã được tích hợp sẵn lên chiếc camera, nên chiếc case của chiếc GoPro Hero 5 trong thật mảnh mai.

Dưới đây là phần so sánh nhẹ về trọng lương của chiếc Camera và các camera khác:
GoPro Hero5 Black 117g
GoPro Hero5 Black with frame case 144g
GoPro Session5 73g
GoPro Session5 with frame case 89g
GoPro Session4 73g
GoPro Session4 with frame older case 90g
GoPro Hero 4 Silver 88g
GoPro Hero 4 Silver with waterproof case 142g
Garmin VIRB Ultra 30 89g
Garmin VIRB Ultra 30 with waterproof case 158g
Có lẽ phần so sánh bên ngoài đã xong, bây giờ chúng ta nên đi sâu về đặc điểm chi tiết của nhân vật chính ngày hôm nay.


Các đặc điểm, tính năng mới.


So với phiên bản tiền nhiệm, độ phân giải của video và hình ảnh không thay đổi, ngoài ra thì có một số tính năng mới được cung cấp trên chiếc camera hành trình năm 2016 của GoPro. Nếu xét từng tính năng một, thì chỉ là một sự nâng cấp đáng kể so với phiên bản tiền nhiệm, nhưng khi xét tổng thể, thì việc nâng cấp từng chút một khiến chiếc Hero 5 thực sự vượt xa chiếc Hero 4 Black. Ở phần này tác giả chỉ tập trung quanh các tính năng mới trên chiếc Hero 5 và các nâng cấp mới trên phiên bản mới này.

Chống nước toàn diện: Có lẽ đây chính là sự khác biệt dễ thấy nhất so với chiếc Hero 4, chiếc Hero 5 hoàn toàn chống nước (giống như chiếc Hero 4 Session) mà không cần đến cái case trong suốt như chiếc Hero 4 black/silver. Bao phủ tổng thể chiếc camera là một lớp cao su mỏng nhằm hạn chế hiện tượng xước, vỡ phần vỏ nhựa như phiên bản trước.
Với việc chống nước hoàn toàn, chiếc camera này có thể lặn sâu đến tận 10 mét mà không phải lo lắng gì. Nếu muốn lặn sâu hơn thì bạn nên mua thêm 1 case chuyên dụng cho sản phẩm này Super Suite, với chiếc case chuyện dụng này thì chiếc camera có thể lặn sâu đến tận 60 mét.
Một điều thú vị nữa là phần kính trước của chiếc camera có thể thay thế được. Có nghĩa là trong trường hợp bạn làm xước phần kính trước, bạn có thể thay mặt kính này mà chiếc camera vẫn giữ nguyên tính năng chống nước nhưng bây giờ chỉ còn 3 mét. Nhờ vậy thì bạn sẽ không phải lo lắng về việc va chạm nhiều như trước nữa. Nhưng thực chất là việc tháo lắp mặt kính này cũng không phải là dễ dàng gì. Nếu như chiếc camera không va chạm mạnh ở tốc độ cao, rơi vỡ vào đá, hay dù sao đi nữa thì phần kính này không còn là mối quan ngại sâu sắc nữa.

Tôi nghĩ chúng ta nên quan tâm đến các cổng mở rộng USB-C/HDMI hơn. Nắp bật mở của chiếc camera có thể tháo ra được khi chúng ta gắn chiếc camera vào Gymbal hay là bào Drone, hay thường xuyên hơn là để sạc điện.


Nhưng chúng ta cũng không phải lo lắng về việc cái nắp này dễ dàng bị rơi ra trong quá trình sạc. GoPro cũng bán lẻ chiếc nắp này như là một phụ kiện (giá của chiếc này có hơi cao một chút), nhưng cũng nên mua thêm 1 cái để dùng backup trong bất kỳ trường hợp nào. Tác giả cũng đã một lần bị mất cái nắp này, khiến anh không thể chụp ảnh một cô gái mang bikini nóng bỏng ở dưới nước được, anh ấy đã rất tiếc về điều này và đã mua hẳn 1 cái để backup.

Tiếp tục về chuyện của những cái nắp, ngoài cái nắp cho các cổng mở rộng ở trên, chúng ta còn 1 cái nắp khắc, nơi để pin và thẻ nhớ mico-SD.  


Màn hình cảm ứng:
Đây cũng là một nâng cấp so với phiên bản đời trước, chiếc Hero 5 đã thừa hưởng chiếc màn hình cảm ứng trên chiếc Hero 4 Silver và nâng cấp nó lên một chút, chiếc Hero 4 Black lại không có màn hình cảm ứng thiết kế sẵn trên camera, mà phải mua một màn hình cảm ứng rời. Chính vì chiếc màn hình này mà chiếc Hero 4 silver được ưa chuộng hơn Hero 4 Black.

Chiếc màn hình cảm ứng trên chiếc Hero 5 cho người dùng trải nghiệm khác hoàn toàn so với trên chiếc Hero 4 Silver. Màn hình hiển thị menu được thiết kế rất thông minh, mang lại khả năng thao tác rất trực quan và rất dễ dàng theo dõi các thông số. Ví dụ như là , ở trong chế độ video, màn hình sẽ hiển thị độ phân giải và Frame Rate.
Người dùng chỉ cần chạm để thay đổi các thống số. Trên lý thuyết thì phần hiển thị này giúp cho màn hình trông đẹp và tiện lợi hơn, nhưng, theo thực tế thì, phần hiển thị này làm việc nhìn màn hình rất là vướng víu. Có lẽ là bởi vì việc sắp xếp những con số này quá gần nhau trên màn hình, khiến việc chạm trúng thông số mong muốn khá là khó khăn. 

Ở phía bên phải của màn hình, bạn có thể bật tắt rất nhiều tính năng mở rộng như là ProTune, Image Stablization, và Audio Control.

Ngoài ra tác giả cũng đưa thêm một video để giải thích về các chức năng kết nối Wifi, voice control và các chế độ xem ảnh ở trên màn hình hiển thị này.

Thật đáng tiếc là màn hình cảm ứng này không hoạt động khi ở dưới nước, hay thậm chí chỉ cần có nước trên màn hình, tay bạn bị ướt, nó cũng không hoạt động bình thường, vì thế nếu muốn chuyển chế độ thì chúng ta sẽ phải sử dụng nút bấm ở phía trên chiếc camera để điều chỉnh các chế độ. Có 2 nút bấm vật lý ở trên chiếc Hero 5, nút ở phía trên dùng để bật tắt quay video (hoặc nếu ấn và giữ trong một khoản thời gian thì camera cũng ngay lập tức quay video), và một nút ở bên hông, dùng để cài đặt các chế độ và tạo những highlight tag trong lúc quay video.

Màn hình của chiếc Hero 5 trên lý thuyết thì nghe có vẻ ổn, nhưng thực chất, để ổn trong quá trình sử dụng, nó cần một số chỉnh sửa. Thứ có lẽ cần được điều chỉnh có lẽ là việc bố trí các thông số trên màn hình khá sát nhau và việc chuyển mode trên màn hình thỉnh thoảng cũng khá lag. 

Voice Control

GoPro cũng mang đến tính năng Voice Control trên chiếc Hero 5 này. Người dùng chỉ cần dùng câu lệnh để ra lệnh cho nó hoạt động. Người dùng có thể dùng để bật tắt quay video, chụp ảnh, đổi chế độ, hay thậm chí là người dùng có thể highlight một vài câu nói mà không cần chạm vào màn hình. Nghe có vẻ hay và thú vị.

Người dùng có thể bật tắt tính năng này và nó hỗ trợ đến 7 ngôn ngữ (hy vọng sau này sẽ có tiếng việt). Nếu người dùng sử dụng chiếc điều khiển từ xa Remo, người dùng có thể nói thằng vào chiếc Remo này, không cần nói trực tiếp vào camera.
Nhưng, nghe có vẻ hay, nhưng tính năng này vẫn chưa ổn lắm. Phần lớn, tính năng này chỉ hoạt động khi người dùng đứng yên một chỗ. Nhưng khi người dùng bắt đầu di chuyển, tính năng này trở nên kém chính xác. Ở vận tốc 16km/h tính năng này gần như tèo luôn. 

Bù lại đó, GoPro có rất nhiều lệnh cho tính năng này, ngoài ra người dùng cũng có thể tự thêm vào các lệnh của mình nếu muốn. 

Cảm biển và GPS

Chiếc Hero 5 Black có hỗ trợ GPS. Nhưng có vẻ như GPS thì khá là vô dụng trên thiết bị này. Hiếm khi nó tự tag vào địa chỉ vào những bức ảnh và video. Nó chỉ làm những việc như là thông báo rằng bạn đang ở đâu khi bạn chụp những bức ảnh này. Thậm chí nó cũng không thông lưu lại hành trình của bạn hay là thông báo bạn đang di chuyển với tốc độ nào. Khả năng duy nhất của nó là thông báo rằng bức ảnh hay video của bạn được ghi lại ở đâu mà thôi.

Việc này khiến hầu hết mọi người thất vọng, đặc biệt là những người muốn tag lên video hay clip của họ rằng họ đang ở đâu, làm việc gì, đang đi với tốc độ nào, vân vân và mây mây. Sau cùng thì GoPro mang đến một ứng dụng tên Dashware, một ứng dụng giúp đưa các thông số trên vào clip của bạn. Icon hiển thị GPS ở trên góc trái của màn hình.

GoPro thông báo rằng các nhà sản xuất bên thứ 3 có thể được can thiệp vào tính năng này. Theo quan điểm cá nhân, thì việc này khá là nực cười đối với một hãng camera luôn dẫn đầu trong mảng camera hành trình như GoPro.  


Hệ thống cân bằng, chống rung, RAW photo, và Advanced Audio Track

Tác giả gom những mục có vẻ như không liên quan lại với nhau không phải là vì chúng phù hợp đứng với nhau, mà là vì tác giả muốn đi sâu về phân tích chúng hơn. Ngoài ra thì những tính năng này không có trên Hero 5 Session mà chỉ có trên Hero 5 Black.

Khả năng này cho phép người dùng ghi âm vào một file thứ 2 ở trên GoPro, hoặc thậm chí cho phép người dùng lưu trữ 3 file audio một lúc (mỗi cái cho mỗi micro lắp sẵn). Điều này thực sự rất là ấn tượng đối với việc edit video khi người dùng muốn chắc chắn rằng micro nào thu được chất lượng âm thanh tốt nhất. Theo mặc định của nhà sản xuất, các micro này sẽ tự động chuyển đổi qua lại, nhằm giảm tối đa âm thanh nhiễu từ gió và các tác nhân khác, và tính năng này quả thực rất ổn. Đôi lúc vẫn có lỗi giữa việc chuyển đổi các micro, nhưng ta cũng có thể điều chỉnh nó một cách thủ công được.
Ngoài ra Hero 5 cũng hỗ trợ chụp ảnh RAW và một chế độ chụp ảnh mới đó là WDR (Wide Dynamic Range), chế độ này giúp làm tăng độ tương phản sáng tối của bức ảnh. Về cơ bản thì nó khá là giống với tính năng HDR. Nhưng thực chất thì tính năng này hoạt động rất là ổn trên chiếc GoPro.
Chúng ta sẽ đi sâu thêm chi tiết về những gì mà các tính năng mới này mang lại.

Chi tiết chất lượng video và âm thanh:

Nhắc về GoPro thì không thể nào không đề cập đến chất lượng video, và chúng ta sẽ đào sâu kỹ hơn về chất lượng camera. Xét tổng thể thì các chế độ quay video trên chiếc Hero 5 này không khác gì trên chiếc Hero 4 Black, nó cũng có quay phim 4K ở 30FPS, và 720p ở 240FPS.
Chúng ta có thể để sang một bên những thông số ở trên, và bắt đầu đi vào phân tích các điểm khác biệt đáng chú ý hơn. Đầu tiên là chống rung video. Về mặt lý thuyết thì là “hệ thống chống rung hình ảnh điện tử”, nó hoạt động bằng cách chụp những bức ảnh có độ phân giải cao hơn so với độ phân giải của video và sau đó làm cho video mượt hơn bằng việc giảm độ phân giải của bức ảnh xuống. Về bản chất thì việc chống rung là cắt bớt đi phần rìa bên ngoài của bức ảnh và ghép nó vào video, làm cho video trở nên mượt hơn.
Để bật tính năng chống rung trên Hero 5, bạn chỉ cần vuốt nhẹ từ bên phải sang, và nó cũng sẽ cảnh báo người dùng về việc 10% view tổng quan của video sẽ bị cắt đi. 
Để nhận thấy rõ ràng được chức năng chống rung trên thiết bị này, tác giả đã làm một video về đạp xe dọc triền núi với 2 camera 1 chiếc bật và 1 chiếc tắt chức năng chống rung để đưa ra góc nhìn tổng quan nhất về chất lượng của tính năng này.

GOPRO HERO5 Black Image Stabilization TESTS!

Tính năng chống rung này thực sự rất hữu ích trong các trường hợp ghi hình khi chạy xe trên đường, hay là ghi hình lúc cầm camera trên tay và đi lại. Nhưng đây sẽ là sự đánh đổi giữa sự ổn định và độ phân giải của video. Thực tế thì quay video có chống rung sẽ cho kết quả tốt hơn với việc chụp ảnh trong trường hợp đó.
Điểm cộng kế tiếp là chiếc Hero 5 Black hỗ trợ ghi âm tốt hơn. Nó có 3 micros, vì thế nó cho phép ghi âm từ 3 hướng của chiếc camera. Việc sử dụng 3 micro này nhằm giảm nhiễu từ tiếng gió khi bạn di chuyển ở tốc độ cao. Tác giả đưa ra một minh chứng cho việc này, đó là ở video sau đây, khi anh di chuyển ở tốc độ cao, chiếc Hero 5 Black sẽ tự động loại bỏ âm thanh từ chiếc micro hướng trực tiếp với gió, và sẽ thu âm từ những micro còn lại, âm thanh thu được rất là ổn và rõ ràng.

Coros Linx SMART HELMET!

Điều thú vị hơn nữa là khi kích hoạt ProTune, bạn có thể ghi được âm thanh từ cả 3 video 1 lúc, và lưu chúng vào 3 file khác nhau. Với tính năng này, bạn có thể lữu trữ âm thanh ở 3 chế độ, Low/Medium/High.

Kết quả sau khi kích hoạt tính năng này ở mức Low, người dùng sẽ thu được đoạn audio với từng micro riêng biệt và video đi kèm. Tính năng này cho phép điều chỉnh video thêm đa dạng. Nếu người dùng k có hứng thú với tính năng này, thì có thể tắt tính năng này đi và tiếp tục với tính năng mặc định trên GoPro.

Ngoài việc điều chỉnh âm thanh, ProTune cũng cho phép người dùng điều chỉnh màu sắc, tốc độ màn trập, cân bằng trắng, cũng như độ chi tiết của video.

Việc tăng dung lượng pin trên chiếc Hero 5 cho phép ghi video được lâu hơn, với độ phân giải 4k, nhà sản xuất tuyên bố là nó có thể ghi được liên tục trong khoảng 1 tiếng. Nhung trong thực tế, tác giả đã kiểm chứng được rang, nó có thể kéo dài được khoảng 1 giờ 31 phút.

Dưới đây là khoảng thời gian chi tiết cho từng độ phân giải của video:
1080p 30 FPS (Wide): 2:07:41 (no Wifi/GPS), 1:50:52 (Wifi/GPS enabled)
2.7K 30 FPS (Wide): 1:45:05 (Wifi enabled).
4K 30 FPS (Wide): 1:31:10 (Wifi enabled).
Tất cả đều được quay ở nhiệt độ phòng, nên việc có khác thay đổi khác khi di chuyển hay nhiệt độ thay đổi sẽ không được tính đến. Nhưng các tác nhân khác sẽ không ảnh hưởng nhiều cho lắm so với các thông số đã được đo đạc trên.

Chế độ chụp:

So với chiếc Hero 4 Black, chiếc Hero 5 Black không cho ảnh có độ phân giải cao hơn, nhưng nó mang lại tính năng focus rất ấn tượng.  

Ngoài ra thì nó mang đến thêm 1 số chế độ chụp khác, Burst Mode, chụp nhiều ảnh một lúc, hay là chụp ảnh ban đêm. Chế độ chụp ảnh TimeLapse khác với chế độ quay phim TimeLapse, chế độ chụp ảnh timelapse cho ra một loạt các ảnh liền kề nhau, còn video timelapse cho ra một file video timelapse.
Ở trong từng chế độ chụp, bạn có thể thay đổi độ phân giải, góc nhìn. Độ phân giải mặc định được đặt ở 12MP, và góc nhìn thì có các option lựa chọn như là Wide (Rộng), Linear (Thẳng), Medium (Bình thường), Narrow (Hẹp). Option video Linear là option đáng chú ý nhất. Option này nhằm giảm hiệu ứng fisheye trên hầu hết các camera hành trình.
Dưới đây là ảnh mẫu về điểm khác nhau giữa các option độ rộng:

 

Burst mode cho phép người chụp có thể ghi lại hành động ở 30 frames trên giây. Người dùng có thể thay đổi tốc độ Burst rất dễ dàng bằng việc chọn trên màn hình.

 

Chế độ chụp ảnh 30 frames này cho ra ảnh khá là ổn. Tác giả vẫn chưa nghĩ ra được rằng người ta sẽ sử dụng những bức ảnh này để làm gì. Nhưng sẽ có những người sử dụng tinh tế khác sẽ sử dụng chế độ chụp này một cách hoàn hảo hơn. 

Kế tiếp là chế độ chụp WDR, Wide Dynamic Range. Chế độ này khá là tương tự với chế độ HDR (High Dynamic Range), cho phép tăng độ tương phản sang tối, nhằm làm cho bức ảnh trở nên đẹp hơn (thực tế thì GoPro cũng cho phép kích hoạt chế độ HDR khi người dùng kích hoạt chế độ chụp ảnh RAW). Với chế độ chụp WDR, GoPro làm cho bức ảnh trở nên rất là cân bằng và bắt mắt hơn hẳn so với chế độ thông thường.
Ở bức hình dưới đây, tác giả chụp nó lúc buổi chiều muộn của một này nắng, khi mà nơi mọi người đứng không còn đổ bóng, độ tương phản màu sắc dường như rất là đẹp. 

 

Chế độ chụp đáng chú ý nhất đó là chế độ chụp ảnh RAW, chế độ này giống với trên các chiếc máy ảnh DSLR, cho phép người dùng có thể hậu chỉnh lấy được nhiều chi tiết hơn bằng các ứng dụng chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp.

Khi kích hoạt chế độ chụp RAW (đương nhiên là chế độ chụp WDR sẽ bị tắt, và chế độ chụp RAW này sẽ chỉ hoạt động ở view Wide), bạn sẽ có một file ảnh .GPR đi kèm với 1 file ảnh .JPG như thường lệ. Các file này sẽ được thấy rõ ràng khi cắm vào máy tính. 

 

Những định dạng file mở rộng này sẽ giúp việc chỉnh ảnh trở nên rất thuận tiện, với độ chi tiết cao và chính xác.

Chú ý rằng chế độ chụp RAW, khác với ProTune, chế độ cho phép người dùng điều chỉnh cân bằng sáng cũng như tốc độ chụp trực tiếp trên chiếc camera. Chế độ này rất là tiện dụng đối với những người không muốn tốn nhiều thời gian vào công việc hậu chỉnh sản phẩm của mình. 

 

Xét tổng thể thì chiếc Hero 5 cho ra những bức ảnh video đẹp hơn so với phiên bản tiền nhiệm khá nhiều. Và chế độ chụp WDR cũng như RAW cho ra chất lượng chi tiết hình ảnh rất là cao, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng, từ những người muốn nâng cao khả năng hậu chỉnh hình ảnh của mình, đến những người muốn có bức ảnh trông đẹp ngay từ lần chụp đầu.

GoPro Apps:
Hiện tại thì GoPro có 4 ứng dụng hỗ trợ trực tiếp sử dụng với camera, đó là: Capture, Quik (Mobile), Splice and Quick (Desktop). Và có thêm ứng dụng GoPro Studio cho những ai muốn vọc vạch theo cách cũ.
Những ứng dụng này hỗ trợ chúng ta như thế nào:
Capture: Thực chất đây là GoPro App cũ, chỉ là người ta đổi tên cho nó. Từ đây chúng ta sẽ thay đổi các cài đặt trên camera từ điện thoại và cũng là nơi để download ảnh và video từ camera về điện thoại.
Quik (Mobile): Ứng dụng này dùng để chỉnh ảnh đã được tải sẵn xuống điện thoại. Ứng dụng này không thể kết nối trực tiếp đến camera.
Splice: ứng dụng này cũng dùng để chỉnh nhạc đã được tải sản xuống điện thoại của bạn, ứng dụng này gần giống như là ứng dụng iMovie. Nó cũng không kết nối trực tiếp đến camera của bạn. 
Quik (desktop): Đây là ứng dụng được cài đặt trên máy tính dùng để điều chỉnh ảnh, cũng như là để tải ảnh xuống máy tính. Nó cũng có thể được dùng để đẩy ảnh lên GoPro Plus (một dạng điện toán đám mây), cũng như là dùng để cập nhật Firmware cho camera. Và nó cũng có thể dùng để download ảnh từ GoPro Plus xuống.

Chúng ta sẽ cùng đi qua từng ứng dụng một để xem cách thức hoạt động của nó như thế nào, bắt đầu với ứng dụng mà có lẽ chúng ta sẽ sử dụng nhiều nhất Ứng dụng Capture, hay còn được biết đến cái tên GoPro App. Nếu bạn là một người dùng thân thuộc với GoPro App thì ứng dụng Capture mới này chỉ là thay đổi một chút giao diện người dùng về lô gô và tên ứng dụng. Đây là nơi bạn có thể chỉnh sửa các thông số cho camera ở các chế độ quay phim chụp ảnh, ngoài ra thì bạn cũng có thể xem trước được cảnh đang quay.

Việc điều chỉnh các thông số trên camera trở nên rất dễ dàng chỉ bằng một vài cái chạm là bạn có thể cài đặt được các thông số kỹ thuật ưng ý mà không cần dùng đến điều khiển từ xa.
Ngoài ra bạn cũng có thể tải ảnh từ camera trực tiếp về điện thoại của mình, bằng việc kết nối trực tiếp với camera thông qua WIFI. 
Tổng thể thì ứng dụng này hoạt động rất mượt mà. Một điều đáng tiếc là bây giờ bạn k thể đổi tên cho camera của bạn nữa, mà bạn sẽ nhận được một cái tên xấu xí như ở trên. 

Kế tiếp chúng ta sẽ nói về ứng dụng Quik (Mobile). Ứng dụng này được thiết kế nhằm chỉnh sửa video và ảnh. Nó cũng được dùng để thêm nhạc vào video. Ứng dụng này có thể lấy nguồn ảnh từ cloud hoặc từ ảnh download xuống bộ nhớ trong của máy, nhưng nực cười thay, nó lại không thể kéo trực tiếp từ camera xuống. Ứng dụng này hoạt động khá ổn, nhưng tác giả cảm thấy có một chút gì đấy khá là tẻ nhạt khi sử dụng ứng dụng này.

Kế tiếp là ứng dụng Splice (Mobile). Ứng dụng này được GoPro giới thiệu vào đầu năm 2016, nó khá là giống ứng dụng Quik, nhưng nó đem đến nhiều option cho việc chỉnh sửa video hơn là Quik mang lại. Không giống Quik, ứng dụng này không thể kết nối đến GoPro Cloud. Tác giả cảm thấy rằng ứng dụng này có vẻ như không hẳn là một sản phẩm chính thống của GoPro mà chỉ là một sản phẩm do nhà sản xuất bên thứ 3, ngoài ra thì ứng dụng này thường bị Crash liên tục khi tác giả chỉnh video.

Cuối cùng thì chúng ta sẽ bàn về ứng dụng Quik ở trên máy tính. Ứng dụng này khá là giống với Quik Mobile ngoài việc nó có nhiều tính năng hơn. Ngay khi bạn cắm camera vào, bạn có thể kiểm tra được phiên bản Firmware của thiết bị và có thể tải ảnh từ camera xuống để bắt đầu chỉnh sửa.

 

Ngoài ra, phiên bản máy tính này cũng cho phép upload ảnh lên GoPro Cloud, trong khi Quik mobile không cho phép. Trên lý thuyết, bạn sẽ thấy ảnh được upload lên ngay khi bạn kết nối camera vào máy tính nếu bạn chọn tính năng dưới đây. Tuy nhiên tác giả không thấy việc đó xuất hiện trừ khi tải các ảnh đấy được xuống máy tính. Và anh thực sự rất không thích điều này.  

Bạn cũng có thể truy cập trực tiếp vào điện toán đám mấy GoPro Plus bằng ứng dụng này. Khi ảnh có biểu tượng đám mây nhỏ ở phía dưới, có nghĩa là ảnh đó đã được đồng bộ lên đám mây.

Khi bạn chọn được nội dung bạn muốn chỉnh sửa, bạn có thể chọn và bắt đầu chỉnh sửa. Lưu ý rằng là bạn không được chọn một đoạn clip trực tiếp từ Cloud, trừ khi đoạn clip đó có sẵn trên bộ nhớ của máy.

Cuối cùng thì bạn sẽ có video của bạn hiển thị trên màn hình, bạn sẽ lựa chọn các điểm mà bạn thấy thú vị. Chưng trình này sẽ tự động cắt và điều chỉnh làm sao cho phù hợp với đoạn nhạc. Ứng dụng này hoạt động khá ổn và nó làm cho việc chỉnh sửa nhạc dễ dàng hơn so với việc cắt dán thủ công từng đoạn video. 

 

Với phiên bản trên máy tính như thế này, bạn sẽ chú ý hơn đến việc tạo một đoạn clip với một độ dài thời gian cố định (tác giả thường đặt là 1 phút). Sau khi chỉnh sửa bạn có thể share đoạn clip của mình lên bất kỳ phương tiện nào.

Theo quan điểm cá nhân tác giả, các ứng dụng này cần được nâng cấp và chỉnh sửa rất nhiều, nếu không việc chỉnh sửa video sẽ rất là chán nản.

GoPro Plus Cloud:
Quả thực GoPro Plus là nền tảng điện toán đám mây gây khó chịu nhất cho người dùng. Được giới thiệu cùng lúc với chiếc Hero 5, nhưng nó thực sự không đem lại một chút thiện cảm nào từ người sử dụng. Và nó thực sự rất là xấu.
Tôi sẽ giải thích điều mà GoPro muốn thực hiện, và cũng sẽ phân tích tại sao nó lại trở nên tệ đến như thế. Đầu tiên thì cái ý tưởng mà GoPro muốn đem lại đó là hệ thống điện toán đám mây GoPro Plus (tốn 5$ trên mỗi tháng để duy trì dịch vụ) đó là đồng bộ dữ liệu từ chiếc Hero 5 của bạn lên diện toán đám mây thông qua wifi. Từ đó bạn có thể chỉnh sửa được cái nội dung đấy ở bất kỳ đâu mà không cần phải cắm thẳng trực tiếp chiếc camera vào. Nghe có vẻ tuyệt đúng không nhỉ? 
Ban đầu chiếc camera hoàn toàn offline. Sau đó bạn phải kết nối nó với một mạng Wifi nào đấy.

Sau kết nối với wifi chúng ta chỉ cần bắt đầu đồng bộ.

À mà gượm đã. 
Làm sao để đồng bộ, khi không tìm thấy nút bấm start. Trên thực tế, bạn phải cắm sạc chiếc camera của bạn, và đợi đến khi nó sạc đầy, khi đó nó sẽ bắt đầu đồng bộ thư viện của bạn. Cũng không hẳn là nó sẽ upload chính xác toàn bộ dữ liệu của bạn, mà là nó sẽ upload một phiên bản có độ phân giải bé hơn. Nghe có vẻ khá là hợp lý vì việc upload dữ liệu nặng sẽ tốn rất nhiều thời gian. Khi nó hoàn tất việc đồng bộ dữ liệu, bạn sẽ tìm thấy dữ liệu đấy ở trang web của GoPro, nơi mà bạn đăng nhập vào.

Vậy là dữ liệu đã lên Cloud, chúng ta có thể bắt đầu edit chúng online được đúng không?

Thực chất thì là không.
Nếu bạn muốn edit những nội dung này, bạn phải tải ngược nó xuống thiết bị mà bạn dùng để chỉnh sửa 1 lần nữa. Ngoài ra thì chương trình chỉnh sửa nội dung trên điện thoại Splice thì lại không kết nối được với cloud, mà phải sử dụng chương trình Capture (tên mới của ứng dụng GoPro App, không một ai trên thế giới này có thể lý giải được việc Gopro lại đổi tên một ứng dụng quá đỗi quen thuộc với khách hàng, thành một cái tên ở đâu đó đem về).
Quay đi quay lại, đó cũng lại chính là cái app dở người mà chính bạn đã dùng nó để upload dữ liệu lên cloud, một lần nữa bạn lại dùng chính nó để tải dữ liệu xuống. Thật không thể tin nổi. 
Quay lại với công việc của chúng ta, với ứng dụng Capture, người dùng sẽ lựa chọn nội dung để download về máy. Khi tải xong, bạn sẽ có đặc quyền được sử dụng các ứng dụng khác, như là Quik hoặc Splice để chỉnh sửa chúng. Ồ, bắt đầu từ đây thì chúng ta có thể chỉnh sửa được rồi này.

 

Một điều khá buồn cười nữa là, sau khi cung cấp dịnh vụ như trên, GoPro cũng cho ra mắt Quik adapter với giá là $19, việc này khiến việc đóng $5 mỗi tháng cho GoPro Plus trở nên khá vô nghĩa. Tuy nhiên, GoPro Plus cũng rất đáng để sử dụng.
Theo DCrainmaker

AK