Rồng đỏ MSI GTX 1050Ti liệu đã "già" hay chưa ?!

Đối với 1 dàn PC để chơi game, thì card đồ họa rời đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải bạn game thủ nào nhà cũng có “điều kiện”, hoặc túi tiền dư dả để mua những chiếc card cao cấp, chiến max settings tất cả các tựa game, chưa kể các linh kiện khác trên dàn PC cũng cần phải đủ “khỏe” để tận dụng được tối đa sức mạnh hệ thống.

Với tầm tiền 8 – 10 triệu, không quá nhiều mà cũng không quá ít, thì theo Techzones các bạn nên lựa chọn các linh kiện ở mức khá, để cho hệ thống vận hành cho ổn định, chứ không nên chọn 1 món thật cao mà hy sinh những thứ khác. Và đây là 1 combo mà mình gợi ý các bạn: Intel Pentium Gold G5400 và MSI Geforce GTX 1050Ti Gaming X.

Với sự xuất hiện của “rồng đỏ” GTX 1050Ti, thì liệu dàn PC này có đủ sức chiến các tựa game online lẫn offlien nặng hay không ? “Rồng đỏ” 1050Ti liệu đã “già” hay chưa ? Đầu tiên chúng ta sẽ đi vào phần cấu hình:

Cấu hình chính:

Intel Pentium Gold G5400 (3.7GHz) + MSI GTX 1050Ti Gaming X (4GB GDDR5) + 8GB Ram 2400MHz (Single)

Các thành phần còn lại như mainboard, ổ cứng, nguồn, case,....các bạn có thể tự build theo sở thích, hoặc dùng lại những món cũ mà các bạn đang có. Còn nếu chưa có gì thì có thể tham khảo build nguyên bộ theo gợi ý của Techzones như sau:

  • Mainboard: MSI H310M Gaming Plus
  • Nguồn (PSU): Segotep SG-B450HDL
  • Ổ cứng: SSD Gigabyte 120GB Sata III
  • Case: Sama Canty-V Black Red hoặc Aerocool Cylon (Tempered Glass)

Về các thứ khác nữa như: Màn hình, gear (chuột, bàn phím,..) thì cũng tùy sở thích và khả năng của mỗi bạn, chỉ cần màn hình độ phân giải Full HD và tần số quét 60Hz trở lên là ok.

Chơi game:

Đầu tiên là tựa game online FPS quen thuộc và yêu thích của mình

CS:GO (Counter-Strike: Global Offensive)

Là tựa game FPS không quá nặng, thế nên khi vào game các thiết lập mặc định đã được chỉnh sẵn ở mức cao nhất. Sau khoảng 1 tiếng lia súng, ngắm tỉa,…thì mình ghi nhận được các thông số FPS như sau:

Màn hình độ phân giải Full HD, tần số quét 60Hz

FPS Max: 230 – 240 (thường ở thời gian đầu trận, trong các pha bắn súng ngắm), Min: 130 (những pha di chuyển nhanh, bắn súng liên tục, nổ bom,..), Avg: 160 – 190

Tiếp tục với 1 tựa game bắn súng, nhưng thuộc thể loại sinh tồn

PUBG (PlayerUnknown's Battlegrounds)

Cấu hình của dàn máy trên cho các bạn chơi tốt ở mức thiết lập High, với mức FPS ổn định trong khoảng từ 55 – 70, trên màn hình độ phân giải Full HD, tần số quét 60Hz.

FPS Max: 90-100 (trên máy bay), Min: 55, Avg: 60 – 75

Đến với tựa game phiêu lưu, giải đố yêu thích của mình Tomb Raider với 2 phiên bản: Rise of the Tomb Raider, và Shadow of the Tomb Raider. Đây là tựa game thường có yêu cầu mức cấu hình từ khá trở lên, để các game thủ có thể cảm nhận được vẻ đẹp trong game, với các khung cảnh ấn tượng, hoành tráng, có độ chi tiết cao, và quan trọng là để có trải nghiệm chơi game mượt mà, cùng mức khung hình ổn định.

Rise of the Tomb Raider

Ở phiên bản này, mình chơi ở 2 mức thiết lập High và Very High, các thiết lập khác thì mình để mặc định, tắt V-Sync, trên màn hình độ phân giải Full HD, tần số quét 60Hz.

Thiết lập High, FPS Max: 72, Min: 40, Avg: 50 – 60

Thiết lập Very High, FPS Max: 55, Min: 29, Avg: 35 – 45

Mình có thử chơi game ở mức thiết lập High, nhưng tăng thêm mức khử rang cưa (Anti – Aliasing) lên mức tối đa (SSAA 4x), vẫn tắt V-Sync và để các thiết lập khác mặc định.

FPS Max: 32, Min: 20, Avg: 24 - 28

Shadow of the Tomb Raider

Phiên bản Tomb Raider được ra mắt khoảng giữa năm 2018, 1 tựa game nặng, thế nên ở thiết lập High, màn hình độ phân giải Full HD, tần số quét 60Hz, game “vắt” rất nhiều sức của chú “rồng đỏ” MSI GTX 1050Ti.

Gần như toàn bộ quá trình mình chơi game này thì chiếc card phải hoạt động hết công suất (98 – 100%), đôi khi mức FPS bị tụt, nguyên do là khoảng thời gian giữa các khúc chuyển cảnh và khúc tiếp tục chơi diễn ra nhanh, card đồ họa không xử lý nhanh kịp nên mức FPS tụt, dẫn tới vài cảnh game bị giật lag.

Thiết lập High, FPS Max: 60 (trong các đoạn chuyển cảnh), Min: 22 (đôi khi bị giật lag, mức FPS tụt xuống còn khoảng 10-15 khoảng vài giây), Avg: 30 – 42

Card đồ họa đôi khi không xử lý kịp, dẫn tới bị tụt FPS, gây nên tình trạng giật lag.

Devil May Cry 5

“Quỷ có thể khóc”, 1 trong những series game hành động, đi cảnh, chặt chém được rất nhiều người yêu thích, nhờ vào sự đa dạng của gameplay, các chuỗi combo đẹp mắt trong từng pha chém hay bắn súng, thậm chí các đoạn cắt cảnh cũng được đầu tư kỹ lưỡng.

Với thiết lập High, vẫn trên màn hình Full HD và tần số quét 60Hz, cấu hình máy mang lại trải nghiệm mượt mà, rất ít khi gặp hiện tượng giật lag, mức FPS đa phần trên 50.

Thiết lập High, FPS Max: 150 (ở các đoạn cắt cảnh ngắn) – 90 - 95 (ở các cảnh camera góc rộng, khung cảnh không quá chi tiết), Min: 50 – 52 (các cảnh camera cận mặt, các cảnh nhiều chi tiết, các hiệu ứng ánh sáng, các cảnh nhiều nhân vật giao tiếp,..), Avg: 60 – 85.

Doom (2016)

Mình tiếp tục thử thách dàn máy qua tựa game “ma quỷ” khác là Doom (2016), với thiết lập Ultra, trên màn hình Full HD, mình không gặp khó khăn trở ngại gì trong những pha tàn sát, hành hạ lũ quỷ, nhảy nhót bay lượn !

Thiết lập Ultra, FPS Max: 94, Min: 60, Avg: 65 – 80

Sekiro: Shadows Die Twice

Đến với tựa game mới được ra mắt hồi đầu tháng 3 – 2019, Sekiro - một trong những tựa game bán chạy nhất trong lịch sử của FromSoftware, sau 10 ngày ra mắt đã bán được 2 triệu bản (theo nhà phát hành Activision).

Mức FPS bị khóa ở ngưỡng 60, nhưng nhìn chung đây là 1 game tương đối nhẹ, với cấu hình dàn máy mình test thì dù thiết lập mức đồ họa cao nhất, cũng vẫn cho trải nghiệm hình ảnh đẹp mắt, các cảnh hành động, các pha combat mãn nhãn,…

Trừ việc game có độ khó rất cao, đòi hỏi kỹ năng điều khiển và phản xạ nhấn nút cản đòn đúng thời điểm của người chơi. Bản thân mình lúc mới chơi ở ngay em boss nhỏ đầu tiên (tướng Naomori Kawarada), đã gục ngã trên dưới 9 – 10 lần.

Thiết lập Max, FPS Max: 60, Min: 40, Avg: 44 – 55

Far Cry 5

Vẫn là tựa game hành động, bắn súng, đi cảnh “gà đẻ trứng vàng” của hãng Ubisoft, không gian game rộng lớn, vũ khí có thể custom, nhiệm vụ đa dạng, các nhân vật mang màu sắc riêng,…

Test bằng tính năng Benchmark sẵn trong game, màn hình Full HD, 60Hz, thiết lập Ultra:

FPS Max: 52, Min: 39, Avg: 44

Chơi game

FPS Max: 64, Min: 36, Avg: 40 - 55

Battlefield V (Battlefield 5)

Thêm 1 tựa game nặng, mới ra mắt chưa lâu để thử tiếp “sức mạnh rồng đỏ” GTX 1050Ti, Battlefield 5 là tựa game bắn súng, lấy bối cảnh thế chiến thứ 2.

Về cốt lõi, lối chơi thì không có quá nhiều khác biệt so với những phiên bản tiền nhiệm, nhà phát triển chỉ bổ sung một số cải tiến: mỗi loại vũ khí đều có trọng lượng riêng biệt, mang đến âm thanh riêng và tác động đến cả tầm nhìn của người chơi, các trận chiến bộ binh trở nên khốc liệt hơn, khi đường đạn bay đã được nhà sản xuất thiết kế lại (độ lệch đạn ngẫu nhiên đã bị bỏ đi),…

Thiết lập High, FPS Max: 56, Min: 34, Avg: 38 - 45

Kết luận

Vừa rồi là 1 số đánh giá khả năng của Techzones về chiếc card MSI GTX 1050Ti Gaming X nói riêng, và của dàn máy đã được Techzones build sẵn nói chung.

Ở thời điểm hiện tại, GTX 1050Ti có thể được xem là chiếc card đồ họa tầm trung, phổ thông có hiệu năng trên giá thành tốt. Có rất nhiều hãng sản xuất lớn để các bạn lựa chọn như MSI, Gigabite, EVGA, Palit, Colorful, Asus,…đều có chất lượng sản phẩm tốt, người dùng có thể yên tâm sử dụng lâu dài.

Techzones / HảiArt666

MSI Geforce GTX 1050Ti Gaming X 4G

MSI Geforce GTX 1050Ti Gaming X 4G

3.999.000 ₫
  • Chip: GeForce GTX 1050 Ti
  • Boost: 1493 MHz
  • PSU: 300W
  • Chân nguồn: 6-pin x 1
  • G-SYNC