RTX 2060 và i3-8100: "Ăn nằm" với nhau được không ?!

Bài viết sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về sự kết hợp giữa RTX 2060 và i3-8100, cũng như mang tới những đánh giá hiệu năng của thùng máy Techzones Glaber 2060, đã được Techzones build với sự trang bị 2 thành phần trên. 

Cấu hình cụ thể:

  • CPU: Intel Core i3-8100
  • Main: Gigabyte H310M DS2
  • RAM: Kingmax ZEUS Dragon Heatsink 8GB DDR4 Bus 2400 – 2666 - 3000MHz
  • VGA: Palit Geforce RTX 2060 6GB Stormx
  • SSD: WD SATA III 120GB
  • HDD: tùy chọn thêm khi mua dàn máy
  • PSU: Aerocool VX Plus 600
  • Case: Aerocool Cylon Mini

Các thiết bị mình sử dụng kèm thêm bao gồm: màn hình Thinkview G240 (Full HD, tấm nền IPS, tần số quét 60-75Hz), chuột Krom Kahn, bàn phím Rantopad MXX (dạng TKL).

thùng máy Techzones Glaber 2060

Đầu tiên mình thử sức với tựa game online, thể loại Battle Royale

PUBG (PlayerUnknown's Battlegrounds)

Màn hình độ phân giải Full HD, thiết lập cao nhất trong game là Ultra, đẩy Render Scale lên tối đa 120. 

FPS Max: 130 (khi trên máy bay), Min: 80 (khi giao chiến, bắn súng, chạy xe,..), Avg: 85 - 100.

Tựa game online tiếp theo mình chơi là 1 "huyền thoại"

CS:GO (Counter-Strike: Global Offensive)

Đây là 1 tựa game online không nặng, thế nên nhà sản xuất thường đã đẩy sẵn các thiết lập đồ họa lên mức cao nhất. Tuy nhiên do có sự chênh lệch "nhẹ" giữa card RTX 2060 và con chip i3-8100.

Thế nên trong phần lớn thời gian mình chơi game này, và trong các cảnh game thì mình nhận thấy là thường con chip i3-8100 hoạt động ở mức 70, 75% cho tới gần 100% (96%), trong khi card RTX 2060 thì cao nhất cũng chỉ hoạt động ở mức dưới 60%. Từ đó dẫn tới việc là mức FPS thường không quá ổn định, và cũng không quá cao như mình hình dung ban đầu.

FPS Max: 260 (thường ở khoảng thời gian đầu trận), Min: 170 - 180, Avg: 190 - 230.

Đến với các tựa game offline có thể coi là mới ở thời điểm hiện tại

Devil May Cry 5

Màn hình độ phân giải Full HD, tần số quét 60Hz, thiết lập Max

Mức độ chênh lệch giữa CPU và GPU không gây ảnh hưởng nhiều ở tựa game này, do game chủ yếu ăn GPU, nhưng không nhiều tức là vẫn có, thế nên FPS trồi sụt là chuyện đương nhiên, tuy nhiên vẫn cho trải nghiệm khá mượt mà. 

FPS Max: 260 (chủ yếu ở các đoạn cắt cảnh, tình huống sắp diễn ra,..), Min: 70, Avg: 90 - 120

Điều tương tự cũng xảy ra khi chơi tựa game Far Cry 5, đó là sự chênh lệch về "sức mạnh" của CPU và GPU, có ảnh hưởng đôi chút tới mức FPS, nhưng mức FPS vẫn ở mức khá cao, thế nên chơi game vẫn ổn định. 

Far Cry 5

Màn hình Full HD, tần số quét 60 Hz, thiết lập Ultra

Test game qua chức năng Benchmark sẵn trong game, FPS Max: 101, Min: 60, Avg: 80

Chơi game thực tế,

FPS Max: 120 (chủ yếu ở những đoạn các nhân vật nói chuyện, những đoạn trong phòng kín, ít chi tiết,..), Min: 43 (các đoạn khói lửa, cháy nổ, nhiều chi tiết và nhân vật,..), Avg: 55 - 85

Kế đến là tựa game được đánh giá thuộc loại khó nhất hiện nay, game rất khó, có thể với mỗi người thì cách cảm nhận độ khó của game khác nhau. Người thì thấy game khó đến mức kinh dị, khó đến bất công, người thì lại bảo game dễ thở hơn nhiều so với Dark Souls. Nhưng không ai có thể phủ nhận được rằng Sekiro đúng là một tựa game có độ khó cao.

Sekiro: Shadows Die Twice

Thiết lập Max, màn hình Full HD, tần số quét 60Hz

Có vẻ như game được thiết lập mức FPS dựa vào tần số quét của màn hình, hoặc có thể thiết lập đồ họa Max thì mức FPS sẽ là 60, thế nên khi chơi game mức FPS mình ghi nhận được chỉ quanh quẩn mức 55 - 60 mà thôi. 

Tiếp tục là 1 tựa game còn rất mới, và đây cũng là tựa game hiện tại có hỗ trợ 2 công nghệ mới trên dòng card RTX là: Ray Tracing và DLSS. 

Battlefield V (Battlefield 5)

Được ra mắt vào cuối năm ngoái, Battlefield 5 là 1 trong những tựa game hiếm hoi ở thời điểm này, có hỗ trợ 2 công nghệ mới trên dòng card RTX, tuy nhiên trong thời gian đầu là việc bật 2 tính năng này lên sẽ làm tụt mức FPS khá nghiêm trọng. Vậy còn thời điểm hiện tại thì sao ? Với cấu hình như trên liệu có thể chiến tốt game này không ?

Màn hình độ phân giải Full HD, tần số quét 60Hz, thiết lập Ultra, có bật Ray Tracing và DLSS

Sau khoảng 45 phút chơi game này, mình nhận thấy tình trạng "nghẽn cổ chai" đã làm ảnh hưởng khá nhiều tới trải nghiệm khi chơi, mức FPS đạt được rất thấp, có khi ở mức gần như rất khó để chơi (10 FPS).

Trong khoảng 10 phút đầu thì CPU phải chạy ở mức hiệu suất cao, trong khi GPU thì khá nhàn hạ. Sau đó thì GPU cũng đã thể hiện vai trò "gánh team" của mình, nên mức FPS dần dần cao lên. Tuy nhiên để có chất lượng chơi game tốt hơn, đỡ giật lag, và vẫn trải nghiệm được 2 công nghệ mới, thì các bạn nên để mức thiết lập là High, khi đó FPS sẽ dao động trong tầm: 30 - 60

Shadow of the Tomb Raider, đoạn kết cho cuộc tình dài 3 phần xuất phát từ phiên bản năm 2013.

Đây là tựa game mà mình chơi thoải mái nhất, dễ chịu nhất, ngoài yếu tố đây là 1 trong những tựa game yêu thích của mình. Thì việc cả CPU và GPU đều hoạt động tốt, đúng khả năng của mình, thế nên trải nghiệm chơi game càng được nâng cao. 

Shadow of the Tomb Raider

Màn hình độ phân giải Full HD, tần số quét 60Hz, thiết lập Max (Custom) 

Test qua tính năng Benchmark sẵn trong game, mức FPS trung bình: 65 

Chơi game thực tế

FPS Max: 130 (chủ yếu ở các đoạn cắt cảnh), 105 (khi chơi game), Min: 68 - 70, Avg: 75 - 95

Tổng kết

Hiện tượng Nghẽn Cổ Chai - Bottlenecking là luôn có thể xảy ra ở mọi hệ thống, và đôi khi không thể tránh khỏi. Các bạn không cần quá lo lắng, căng thẳng, và tìm cách loại bỏ nó 100% mà thay vào đó, hãy tìm cách để hạn chế tối đa hiện tượng nghẽn cổ chai với các tác vụ bạn thường xuyên sử dụng. Đối với chơi game, bạn sẽ chỉ cần quan tâm chủ yếu tới Card đồ họa. Tuy nhiên đối với các tác vụ năng như dựng 3D, video thì CPU cũng cần được quan tâm không kém.

Những cách đơn giản để có thể có những lựa chọn tốt, 1 là lên các diễn đàn công nghệ để tham khảo các ý kiến đánh giá của những người dùng có kinh nghiệm về công nghệ, 2 là tham khảo các video đánh giá trên Youtube để có cái nhìn chân thực nhất. 3 là có thể tới cửa hàng Techzones để được các bạn kỹ thuật tư vấn, và tham khảo các dàn máy được build sẵn như Techzones Glaber 2060 mà mình vừa đánh giá sơ bộ ở trên. 

Nhưng, các bạn cũng nên lưu ý rằng tất cả các đánh giá chỉ ở mức tương đối, người quyết định cuối cùng và sử dụng máy tính chính là các bạn. Do đó trước khi mua hay build cho mình một chiếc máy tính, hay xem xét lại nhu cầu sử dụng và tài chính một cách kỹ càng để có quyết định chính xác nhất.

Techzones / HảiArt666