Thực tế ảo (VR) và Thực tế ảo tăng cường (AR) khác nhau thế nào?

Bạn đã từng nghe đến công nghệ thực tế ảo (VR) hay thực tế ảo tăng cường (AR), thậm chí là thực tế ảo hỗn hợp (MR)? Chúng thực sự là gì?

 

Thực tế ảo (VR) và Thực tế ảo tăng cường (AR) khác nhau thế nào? ảnh 1


Thực tế ảo (VR) và Thực tế ảo tăng cường (AR)

 


Hãy bắt đầu tìm hiểu các công nghệ trên bằng cách phân biệt VR và AR, 2 công nghệ được phổ biết nhất hiện nay. Theo một cách dễ hiểu, VR sẽ mang bạn hoàn toàn vào thế giới ảo với hình ảnh dựng lên hoàn toàn bằng kỹ thuật số. Trong khi đó, AR vẫn giữ bạn tại thực tế, và chỉ đem các thành phần ảo vào khung cảnh thực đó.

Các thiết bị VR (Virtual reality) thường sử dụng 1 hay 2 màn hình đặt sát mặt bạn, đủ để đảm bảo bao phủ hoàn toàn tầm nhìn của bạn bằng màn hình đó. Đồng thời, trên thiết bị sẽ có các cảm biến theo dõi cử động đầu hay thậm chí toàn cơ thể của người dùng trong không gian thực và tái tạo lại thông tin điều hướng trong không gian ảo mà nó tạo ra.

 

Thực tế ảo (VR) và Thực tế ảo tăng cường (AR) khác nhau thế nào? ảnh 2
Một số thiết bị thực tế ảo như HTC Vive cho phép người dùng không chỉ nhìn thấy không gian ảo mà còn có thể di chuyển thực sự trong nó hay như Oculus Rift có thể bám sát chuyển động thực tế của người dùng và tái hiện lại với mức độ "giống thật" cực kỳ cao. Gear VR, Daydream View hay Google Cardboard đều là các thiết bị thuộc thể loại thực tế ảo truyền thống này.

 

Trong khi đó, các thiết bị thực tế ảo tăng cường Augmented reality (AR) sẽ sử dụng 1 trong 2 kính (hoặc camera) của thiết bị để cho phép người dùng nhìn thấy thế giới xung quanh họ theo thời gian thưc. Cái còn lại có nhiệm vụ thể hiện các phần tử kỹ thuật số (các hình ảnh, vật thể 3D...) ngay trong không gian thực tại đó. Các thiết bị AR hay VR có điểm tương đồng khi đều sử dụng các cảm biến theo dõi chuyển động cơ thể của người dùng. Tuy nhiên AR thường đòi hỏi sức mạnh phần cứng ít hơn vì không phải render (kết xuất đồ hoạ) toàn khung cảnh như VR, vì thế giá thành các thiết bị AR thường thấp hơn nhiều.

AR được phát triển dựa trên "computer vision" - một công nghệ cho phép thiết bị "hiểu" về thế giới thực xung quanh, từ đó có thể "đặt" các vật thể ảo kỹ thuật số đúng vào vị trí phù hợp trong không gian. Thậm chí, trong thời gian tới, các thiết bị AR còn có thể theo dõi vị trí từ trong ra ngoài mà không cần tới vị trí người dùng làm vật mốc quy chiếu. Hay nói theo cách khác, nó không cần hiển thị cho người dùng thấy nhưng vẫn có thể sử dụng các thông tin về môi trường xung quanh. Google Glass là thiết bị tiêu biểu cho trường hợp này.

 

Thực tế ảo (VR) và Thực tế ảo tăng cường (AR) khác nhau thế nào? ảnh 3
Tựa game Pokemon Go cũng áp dụng thực tế ảo tăng cường (AR) để hiển thị một chú Pokemon đang xuất hiện trên bàn phím người dùng.
Trong thực tế, AR được phổ biến nhất dưới dạng sử dụng SDK (bộ công cụ phát triển phần mềm) trên các thiết bị di động. Bạn không cần mua thêm các thiết bị đeo thêm đắt tiền mà có thể trải nghiệm AR ngay trên chính các ứng dụng quen thuộc như Pokemon Go, hay thậm chí các bộ icon trang trí trong camera cũng là một trong những ứng dụng của AR.

Nhìn chung, AR và VR không phải là 2 công nghệ cạnh tranh với nhau, mà chúng góp phần thúc đẩy nhau phát triển và hỗ trợ các công nghệ khác trong tương lai gần.


Thực tế ảo hỗn hợp Mixed reality (MR) là gì?

MR thực chất khá giống với AR và rất khó để phân biệt định nghĩa giữa chúng. Thuật ngữ MR được dùng khi các thiết bị cho phép bạn tương tác chặt chẽ hơn với các phần tử kỹ thuật số được tạo ra từ máy tính. Chẳng hạn bạn có thể biến bức tường trong nhà thành màn hình máy tính và làm việc trên đó, hoặc lái một chiếc xe hơi điều khiển từ xa ngay trong phòng, tất cả đều là hình ảnh do máy tính tạo ra. Microsoft HohoLens hay Magic Leap chính là các thiết bị kiểu này.

MR đang có xu hướng trở nên hấp dẫn và thú vị hơn so với AR, đồng thời nó cũng yêu cầu phần cứng có sức mạnh xử lý cao hơn AR một chút. Với MR, khoảng 1 phần 3 những gì bạn thấy sẽ do máy tính tạo ra, trái ngược so với việc chỉ nhìn thấy một vài phần tử đơn lẻ như với AR.

 

Thực tế ảo (VR) và Thực tế ảo tăng cường (AR) khác nhau thế nào? ảnh 4
Thực sự rất khó để phân biệt VR - AR hay MR ở hiện tại. Chẳng hạn với video 360 độ, một số người cho rằng nó thuộc về định nghĩa VR nhưng số khác lại cho rằng đó không phải là VR mà chỉ là hình ảnh thế giới thực dưới dạng video 360 độ. Và AR cũng vậy, thực tế là nó có thể ảnh hưởng đến nhiều giác quan khác ngoài thị giác. Có thể bạn sẽ liên tưởng đến những ứng dụng có thể thu lấy âm thanh thực tế (tiếng nói của người ở đầu dây bên kia...) và biến đổi thành các âm điệu khác như giọng chó, mèo... Nếu vậy liệu chiếc máy trợ thính có phải là một thiết bị AR không???

 

Dù thế nào đi nữa, cả VR, AR lẫn MR đều là những công nghệ thú vị nhất hiện nay và hứa hẹn sẽ mang đến nhiều thay đổi trong cách con người giao tiếp với công nghệ trong tương lai.