Tìm hiểu một số loại cảm biến trên đồng hồ thông minh

Bộ phận cảm biến trên đồng hồ thông minh là một trong những bộ phận cần thiết nhất giúp cho việc đo lường thông tin về các chỉ số chính xác hơn. Một chiếc đồng hồ thông minh sẽ có bao nhiêu cảm biến và nó bao gồm những loại cảm biến nào? Hãy cùng Techzones tìm hiểu về những loại cảm biến với những thông tin trong bài viết hôm nay!

Cảm biến là gì? 

Cảm biến là một thiết bị giúp phát hiện, cảm nhận những trạng thái hoặc quá trình hóa học, vật lý của môi trường. Cảm biến có thể trở thành tín hiệu giúp con người thu thập thông tin về trạng thái hoặc quá trình nào đó.

Cảm biến trên đồng hồ thông minh cũng vậy, nó giúp phát hiện các hoạt động của người dùng đồng hồ thông minh và đưa ra những phân tích về chỉ số sức khỏe cho người dùng đó. Ngoài ra, các cảm biến còn có một số chức năng khác nữa, cùng xem những cảm biến trên đồng hồ thông minh sau đây. 

3 loại cảm biến trên đồng hồ thông minh

Cảm biến quán tính 6 trục

Cảm biến quán tính 6 trục trên smartwatch

Đây là loại cảm biến có sự kết hợp giữa con quay hồi chuyển 3 trục (đo lực, tốc độ gốc và từ trường) và gia tốc 3 trục. Những cảm biến này sẽ kết nối với nhau thông qua phần mềm và sau đó sẽ kết hợp dữ liệu nhằm cung cấp phép đo hướng. 

Thông thường, cảm biến quán tính 6 trục này sẽ được ứng dụng trong hệ thống định vị GPS của đồng hồ thông minh. Từ đó, theo dõi mọi chuyển động của đồng hồ và điện thoại thông minh của bạn. 

Cảm biến quán tính 6 trục còn được ứng dụng rất nhiều trong những trò chơi thực tế ảo VR và thực tế tăng cường AR. 

Con quay hồi chuyển 3 trục

Cảm biến trên đồng hồ thông minh hiện nay

Loại cảm biến trên đồng hồ thông minh thứ 2 là con quay hồi chuyển 3 trục. Thực chất, con quay hồi chuyển 3 trục này được dùng khi đo lòng và duy trì phương hướng trong vật lý. Nó hoàn toàn dựa trên nguyên tắc bảo toàn momen động lượng. 

Xét về cơ bản, con quay hồi chuyển là một đĩa quay hoặc bánh xe có trục quay tự do theo mọi hướng. Hướng quay của nó có thể thay đổi và thay đổi nhiều hay ít đều phụ thuộc vào momen xoắn bên ngoài. 

Cảm biến con quay hồi chuyển 3 trục trên smartwatch được tích hợp ở những ứng dụng la bàn giúp ghi nhận sự chuyển động của vật thể theo phương thẳng đứng hoặc ngang. Ngoài ra, con quay hồi chuyển 3 trục còn xuất hiện rất nhiều trong các game, đặc biệt là game đua xe. 

Những loại gia tốc cảm biến

Đối với đồng hồ thông minh thường sẽ chứa 2 loại cảm biến là gia tốc kế 3 trục và gia tốc kế. 

Gia tốc kế

Gia tốc kế có nhiệm  vụ đo lực gia tốc tác động lên một vật thể nào đó nhằm theo dõi chuyển động và định vị vật thể đó. Loại cảm biến này không những có trên đồng hồ thông minh, mà còn xuất hiện trên những smartphone để chuyển đổi màn hình theo chiều ngang hoặc dọc. 

Gia tốc kế 3 trục 

Những loại cảm biến gia tốc kế

Gia tốc kế 3 trục cũng là loại cảm biến dùng để đo gia tốc nhưng lại tuân theo 3 trục tọa độ Descartes (Oxyz). Cảm biến trên đồng hồ thông minh này có thể đánh giá được sự thay đổi tốc độ của 1 điểm bất kỳ. 

Người ta thường dùng gia tốc kế 3 trục cho đồng hồ thông minh để đo bước chân. Trên thực tế, loại gia tốc này được ứng dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp robot và game. 

Chưa dừng lại ở đó, công dụng của gia tốc kế 3 trục còn có thể đo lường được cả lực gia tốc động và tĩnh và trọng lực. 

Độ chính xác của cảm biến trên smartwatch

Như đã nói, đồng hồ thông minh sẽ dùng những loại cảm biến để đo bước chân, nhịp tim và tính lượng calo đốt cháy giúp bạn. Nhưng liệu rằng những chức năng này có đo lường chính xác hay không? 

Cảm biến trên đồng hồ thông minh có đúng không?

  • Đếm bước chân: Việc đo bước chân được đánh giá là chính xác nhất, nhưng vẫn gặp vấn đề hụt bước khi di chuyển chậm hoặc dáng đi bất thường. Nếu mang hai chiếc đồng hồ thông minh ra so sánh hoặc mang đồng hồ thông minh so với điện thoại, bạn cũng thấy kết quả khác nhau. Vì cách đo bước chân chỉ chính xác nhất khi thiết bị được đặt ở gần thắt lưng. 
  • Đo nhịp tim: Khả năng đọc nhịp tim của đồng hồ thông minh chính xác nhất là khi bạn ngồi nghỉ ngơi. Những lúc vận động việc đo nhịp tim sẽ gặp khó khăn vì cổ tay sẽ đổ mồ hôi và thiết bị không ghi nhận được. 
  • Tính lượng calo đốt cháy: Việc đo lường lượng calo đốt cháy của người sở hữu đồng hồ thông minh thường không được chính xác. Những thiết bị đo lường chỉ số cơ thể kết hợp giữa cảm biến và những thông số như chiều cao, cân nặng, tuổi tác, giới tính, … nhưng hầu hết đều không đúng. Bằng chứng là kết quả nghiên cứu năng lượng tiêu thụ khi nghỉ ngơi, đi bộ và lau dọn nhà không chính xác.
    Tuy nhiên, với những ai đang giảm cân và cần đo lượng năng lượng tiêu thụ thì đồng hồ thông minh sẽ rất có ích. 

Kết luận 

Những bộ phận cảm biến trên đồng hồ thông minh không thể mang lại hiệu quả 100% như mong đợi. Tuy nhiên, vẫn có nhiều chỉ số được tính toán một cách sát sao nhất giúp người dùng thuận tiện hơn trong việc nhìn nhận chỉ số cơ thể và các tính năng khác. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích về cảm biến của smartwatch.

Bài viết liên quan: