Tính năng All-day Stress trên Garmin Forerunner 935 và Fenix 5 mang lại cho bạn điều gì


Gần đây, Garmin đã đưa một vài cập nhât quan trọng lên hai dòng smartwatch phổ biến của họ là Forerunner 935 và Fenix 5. Ngoài việc nâng cấp các phiên bản phần mềm mới hơn, bản cập nhật này còn mang lại những tính năng mới trên những chiếc Flagship của năm 2017. Một khi những bản cập nhật này được cài đặt, người dùng sẽ được tiếp cận với tính năng tracking hoàn toàn mới được phát triển bởi Firstbeat analytics, All-day Stress.

Chúng tôi đã có cơ hội được trao đổi với Tero Myllymäki, leader nhóm nghiên cứu sinh lý học của Firstbeat, để bàn về những lợi ích mà All-day Stress có thể mang lại cho người dùng.

All-day Stress theo giõi cái gì?

All-day Stress là một tính năng giúp bạn theo giõi nhịp tim của người dùng nhờ đó cho chúng ta biết được phản ứng của cơ thể bạn sẽ như thế nào trong từng trường hợp, đang chịu áp lực stress, đang nghỉ ngơi, hay là đang hồi phục. Người dùng cũng đồng thời biết được cường độ của những phản ứng của cơ thế trong từng giai đoạn bởi vì các trường hợp đấy liên tục xảy ra trong suốt một ngày.

Các phân tích được tổng hợp từ rất nhiều các phản hồi sau đó được đưa vào bản đánh giá về lối sống và sức khỏe của Firstbeat (Firstbeat Lifestyle Assessment). Bản đánh giá này được sử dụng trong chương trình đánh giá tổng hợp về sức khỏe và đời sống, một chương trình đã được thực hiện trong hơn 10 năm của Firstbeat. Trong suốt thập kỷ trước, đã có khoảng 250 ngàn bản đánh giá về “Lối sống và sức khỏe” được thực hiện, và phần lớn thì được thực hiện ở Châu Âu và Anh Quốc.

Một bản báo cáo tiêu biểu như trên thì thường cung cấp cho ta thông số chi tiết của nhịp tim trong suốt 72h cùng với sự giúp đỡ của các thiết bị đo đạc cao cấp. Với sự phát triển của công nghệ thì ngày nay chúng ta có thể ghi chép được các thông số chi tiết như vậy chỉ với một thiết bị đeo tay nhỏ gọn.

 

Tại sao người dùng có thể tin tưởng vào các thông số đưa đưa lên từ thiết bị đeo tay nhỏ gọn chỉ nhờ vào các tính năng mới được cập nhật này.

Về bản chất, việc theo giõi cơ thể này chính là việc phát hiện các sự thay đổi của nhịp tim giữa các hoạt động và chuyển đổi chúng thành các thông số chi tiết, đưa vào các bản theo giỏi. Nhờ đó chúng ta có thể biết được cách hoạt động của cơ thể con người thông qua các quá trình chuyển đổi giữa trạng thái trái ngược của cơ thể hoặc bất kỳ trạng thái chuyển đổi nào.

Chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn về vấn đề này, các nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu thêm về hệ thần kinh tự chủ (Autonomic Nervous System), nó làm việc gì và hoạt động như thế nào. Hệ thần kinh tự chủ giúp chúng ta kiểm soát các phản ứng sinh lý học của cơ thể, ảnh hưởng đến các hoạt động mà chúng ta không cần chủ động kiểm soát như là quá trình tiêu hóa, hít thở, và một thứ khác quan trọng thiết yếu đó chính là điều khiển quả tim của chúng ta để đảm bảo lượng oxy trong máu.

Trong các trường hợp áp lực cao, hoạt động làm tăng cường sự phân chia cảm xúc của hệ thần kinh tự chủ. Các hoạt động được tăng cường đấy phản ánh sự thay đổi nhịp tim của bạn, và chúng tôi sử dụng các thông tin đó để đo lường mức độ áp lực. Ngoài ra, sự thay đổi đấy cũng được dùng để đo lường khả năng hồi phục của cơ thể, đó là khi cơ thể có cơ hội để thả lỏng và thư giãn. Các thông tin đó được tính toán và đo lường thông qua sự thay đổi lớn hay nhỏ của nhịp tim.

Bên trên là những cơ sở khoa học mà chúng ta sẽ dựa vào đó làm nền tảng. Các thay đổi của cơ thể con người đã được nghiên cứu, phân tích trong một thời gian rất dài. Điểm mấu chốt bây giờ là có thể đưa được kết quả từ những nghiên cứu đấy lên các thiết bị đeo tay.

 

Từ góc nhìn này, chúng ta có thể biểt được điều gì đang diễn ra bên trong cơ thể của chúng ta? Điều gì sẽ khiến người khác ngạc nhiên? Và chúng ta sẽ làm gì với thông tin đó?

Dựa trên kinh nghiệm của chúng tôi về Lifestyle Assessment, mỗi người có một lối sống khác nhau, vì thế sẽ có rất nhiều thứ làm bạn ngạc nhiên.

Khi bạn bắt đầu để ý đến những những báo cáo về stress hàng ngày, điều quan trọng là tress không hẳn là một thứ gì đó tệ như mọi người nghĩ. Chúng ta đều cần một chút stress để làm việc được tốt. Khi chúng ta nỗ lực hết sức, chúng ta sẽ cảm thấy hứng khởi, và cơ thể của bạn sẽ một chút nào đó bị stress. Đó là điều tốt. Điều đó chứng minh rằng bạn đang nổ lực để hoàn thành công việc của mình.

Thứ bạn nhận được từ việc nghiên cứu những chỉ số Stress trong suốt một thời gian dài là khả năng hiểu được cách bạn xoay sở với stress của cuộc sống xung quanh bạn. Nếu bạn không thấy được rằng bạn đang hồi phục, có nghĩa là khả năng phục hồi của bạn rất thấp, hay là bạn thấy cơ thể bạn luôn luôn ở trong cùng một trạng thái stress, thì có nghĩa là cơ thể bạn chưa thực sự xoay sở tốt. Có thể bạn đang làm việc hoặc luyện tập quá sức, nếu cứ tiếp diễn như thế có thể sẽ dẫn tới suy nhược cơ thể.

Từ những stress hàng ngày bạn phải đối mặt, đi ngủ là việc tốt nhất giúp bạn hồi phục. Các phản hồi từ việc phân tích All-day Stress chỉ ra rằng giấc ngủ của bạn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hồi phục của cơ thể. Bạn có thể thấy được rằng bạn có hồi phục sau mỗi đêm hay không.

  

Thường thì, việc lắng nghe các phản hồi từ cơ thể của bạn, trang bị cho bạn một khả năng đối phó với các áp lực. Tuy nhiên, khi cơ thể liên tục tiếp xúc với stress trong một thời gian dài có thể dẫn đến mất kiểm soát toàn bộ.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn là một động viên chuyên nghiệp, và mực độ stress tương đương với mức tạ mà bạn sẽ phải kéo, nếu tạ quá nặng, bạn không kéo nổi, thì bạn sẽ phải bị nản chí. Điều tương tự như vậy cũng xảy ra với chúng ta hằng ngày. Ví dụ, nếu như ngày nào chúng ta cũng cố thật nhiều, thì chỉ sau một thời gian chúng ta cũng sẽ bị quá tải, và chúng hoàn toàn liên quan đến những gì đang diễn ra bên trong cơ thể của chúng ta.

Khi bạn chú ý đến các thông số, bạn có thể nhận biết được giới bạn của bản thân mình dễ hơn một chút. Và tôi nghĩ rằng, điều cốt lõi mà công nghệ có thể mang lại cho chúng ta đó là dạy chúng ta và cho chúng ta biết nhiều hơn về bản thân của mỗi người.


Người dùng nhận thấy rằng khả năng xác định và quản lý luyện tập trên Fenix 5 và Forerunner 935 rất thú vị. Vậy thì làm sao các phản hồi từ All-day Stress có thể giúp chúng ta có những quyết định đúng đắn hơn trong luyện tập.

Khi xem xét về hiệu suất hoặt động, chúng ta đều biết rằng bạn có khả năng hồi phục tốt, bạn có thể làm việc tốt ở một mức độ cao hơn. Đó là khi bạn đang thể hiện bản thân tối đa có thể. Tuy nhiên, khi suy xét cho kỹ, thì mối liên quan giữa, stress, khả năng phục hồi, và phản ứng của cơ thể với quá trình luyện tập là rất chặt chẽ.

Khi bạn phải đối mặt với stress, bạn mệt, cơ thể của bạn phản ứng chậm chạp hơn với quá trình luyện tập. Nỗ lực luyện tập của bạn sẽ ít hiệu quả hơn, khẳ năng cải thiện năng lực tập luyện của bạn sẽ ít hơn. Những biểu hiện của stress và khả năng hồi phục của bạn có thể giúp bạn nhận thấy và hiểu được rõ ràng nhất thông qua việc luyện tập ở cường độ cao. Thường thì ai cũng sẽ có những mục tiêu khá to lớn, đó là những lúc mà cơ thể sẽ phải chịu stress rất nhiều, và trong suốt thời gian đó, việc chịu được nhiều stress hơn là có thể chấp nhận được.

 

Những công nghệ này đưa chúng ta đến đâu?

Lịch sử đã cho thấy, rất nhiều quá trình luyện tập đã được định hướng rõ ràng, xem xét kỹ về việc bạn lên kế hoạch và tổ chức quá trình luyện tập như thế nào, hiểu được rằng bạn sẽ phải nõ lực ra sao, mong đợi những lợi ích từ quá trình luyện tập nhiều như thế nào.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều điều mới được chứng minh khi bạn quán xuyến mọi thứ tốt suốt cả ngày trong suốt cả tuần, chứ không chỉ trong lúc thời gian bạn luyện tập.

Chúng tôi đang hướng đến việc giải thích các lợi ích có thể được mang lại từ viêc nâng cao sự hiểu biết về những thứ xảy ra trong quá trình luyện tập. Khi vóc dáng cũng như khả năng luyện tập của bạn đươc cải thiện, không phải là trong quá trình luyện tập, mà là lúc bạn nghỉ ngơi và hồi phục, là khi mà cơ thể của bạn phục hồi và cải thiện để rồi có thể đáp ứng được các thử thách kế tiếp.

Chúng tôi có thể thông báo với bạn rằng: “cơ thể của bạn đang bị stress đấy, làm mọi thứ nhẹ nhàng thôi”. Những phản hồi kiểu này có thể giúp bạn chú ý đến các chi tiết quan trọng. Liệu có phải rằng đó chỉ là một trường hợp đơn lẻ? Một đêm thiếu ngủ có thể dẫn đến 1 ngày mệt mỏi? Hay là tại bia rượu?  Hay là tại vì một thứ nào khác. Có thể đó là điều gì đó bạn biết, hoặc nó là tín hiệu để bạn bắt đầu tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra.

 

Có một nguyên tắc được áp dụng chung với tất cả mọi người, những người muốn nỗ lực hết sức. Không quan trọng rằng bạn có phải là một vận động viên chuyên nghiệp hay không, hãy tận hưởng một cuộc sống thật tích cực, và hãy cố gắng cải thiện bản thân để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Con người cần phải cân bằng trong cuộc sống, và những phản hồi nho nhỏ như này có thể phần nào giúp bạn làm điều đó.

 

Cảm ơn Tero!

Theo www.firstbeat.com 


Nếu bạn sở hữu một chiếc Forerunner 935 hoặc Fenix 5, bạn có thể bắt đầu tiếp nhận những lợi ích của việc sửa dụng All-Day Stress bằng cách đơn giản sau:

  1. Cài đặt bản cập nhật phần mềm mới nhất (phiển bản 6.0 hoặc cao hơn) thông qua Garmin Express hoặc ứng dụng Garmin Connect.
  2. Cài đặt tiện ích Stress. Chỉ cần giữ nút “Lên” và chọn Add Widget > Stress.

 

                                                                                                AK