Hướng dẫn sử dụng tính năng đo điện tâm đồ ECG trên Apple Watch

Đầu năm nay, Apple đã gây chú ý với giới công nghệ khi trình làng phiên bản Apple Watch Series 4 được tích hợp công nghệ ECG (điện tâm đồ) có khả năng đo và phát hiện nhịp tim bất thường - một triệu chứng của bệnh rung tâm nhĩ.
Nhờ được trang bị ECG, Apple đã biến chiếc đồng hồ của mình từ một thiết bị theo dõi sức khỏe bình thành trở thành một thiết bị y tế thực thụ. Không những vậy với sự bổ sung của bản cập nhật watchOS 5.1.2, tính năng ECG lại càng trở nên “đáng giá” hơn.
Apple Watch ECG là gì?
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu chi tiết về Apple Watch ECG, hãy điểm quả những tính năng chính mà công nghệ này mang lại. Đầu tiên là khả năng theo dõi nhịp đập của tim, nó được thực hiện bằng cách sử dụng cả cảm biến nhịp tim ở mặt dưới của Apple Watch và núm xoay Digital Crown để bạn có thể đặt ngón tay lên đó. Điều này sẽ giúp cho chiếc đồng hồ có thể theo dõi và đo nhịp đập của tim bạn một cách chính xác nhất.

Ngoài ra, ECG còn hỗ trợ tìm kiếm và kiểm tra các buồng trên và dưới của tim bạn có đập đúng nhịp hay không. Nếu thiết bị phát hiện tim bạn đang đập không đúng nhịp, thì có thể tim bạn đang bị rách xơ nhĩ. Trong thời gian khoảng 30 giây, chiếc đồng hồ có thể nhận biết được các dấu hiệu của Afib và sẽ báo cho bạn biết nếu phát hiện bạn đang gặp phải những triệu chứng này, tuy nhiên bạn cần phải thực hiện các bài kiểm tra nhiều lần để đảm bảo kết quả được chính xác nhất.
Hướng dẫn thiết lập ECG trên Apple Watch
Trước hết, bạn cần phải sở hữu cho mình 1 chiếc Apple Watch Series 4 bởi hiện tại tính năng ECG chỉ mởi được hỗ trợ trên phiên bản này với núm xoay Digital Crown thế hệ mới có thể ghi lại các xung điện.

Tiếp theo, bạn cần đảm bảo iPhone của mình đã được cập nhật lên iOS 12.1.1, vì trong bản update này, ứng dụng Sức khỏe được bổ sung thêm nhiều tính năng mới. Ngoài ra, bạn cũng cần cập nhật Apple Watch lên hệ điều hành watchOS 5.1.2.
Đây là những công việc rất cần thiết để thiết lập ECG. Sau khi hoàn thành, bạn tiến hành mở ứng dụng Apple Health trên điện thoại của mình. Nếu bạn đã thực hiện xong các cập nhật như đã nói ở trên, bạn sẽ nhận được lời nhắc thiết lập ECG trên điện thoại. Tại đây, tất cả những gì bạn cần làm là nhập ngày sinh của mình, sau đó bạn sẽ được yêu cầu đọc ECG đầu tiên.

Hướng dẫn sử dụng tính năng đo điện tâm đồ ECG trên Apple Watch 3

Hướng dẫn đọc ECG trên Apple Watch
Khi đã hoàn thành việc thiết lập ban đầu, bạn đã có thể đọc ECG bất cứ khi nào bạn truy cập ứng dụng ECG trên Apple Watch. Lưu ý, trong quá trình sử dụng bạn nên đeo đồng hồ trên cổ tay vừa phải, không nên đeo quá chặt hay quá lỏng để đảm bảo quá trình thu thập dữ liệu của thiết bị được thực hiện chính xác cũng như đảm bảo sự thoải mái nếu đeo trong thời gian dài.
Tiếp theo, tất cả những gì bạn cần làm là chạm ngón trỏ vào núm xoay Digital Crown. Công việc khá đơn giản, bạn chỉ cần để ngón tay bao phủ toàn bộ vòng tròn của núm xoau. Sau đó, bạn sẽ thấy một hình ảnh về nhịp tim của bạn và đồng hồ đếm ngược từ 30 giây được hiện lên trên màn hình. Bây giờ, hãy để Apple Watch thực hiện công việc của nó.

Hướng dẫn sử dụng tính năng đo điện tâm đồ ECG trên Apple Watch 5

Sau 30 giây chờ đợi, đồng hồ sẽ cung cấp cho bạn kết quả:
Nhịp xoang: Nếu mọi thứ đều ổn và trái tim của bạn có số nhịp đập trong 1 phút dao động trong khoảng từ 50 đến 100 BPM, bạn sẽ thấy “Nhịp xoang” xuất hiện. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện đo nhịp tim vài lần để đảm bảo độ chính xác và bật thông báo nhịp không đều.
Rối loạn nhịp tim: Điều này có nghĩa là đồng hồ đã phát hiện trái tim của bạn có nhịp đập bất thường trong cùng một biên độ sóng. Nếu bạn nhận được kết quả này, bạn nên tới ngay các cơ sở y tế để khám và được bác sĩ tư vấn.
Nhịp tim thấp hoặc cao: Nếu nhịp tim của bạn cao hơn 100 BPM hoặc thấp hơn 50 BPM, thiết bị sẽ không thể đọc được. Nhịp tim cao có thể do bạn vừa mới tập thể dục, căng thẳng khi làm việc hoặc uống rượu, trong khi đó nhịp tim thấp có thể xuất hiện nếu bạn tập luyện cường độ cao. Nếu bạn thấy nhịp tim của mình quá thấp hoặc quá cao, bạn nên tìm hiểu kỹ vấn đề này hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất.
Thiết lập thông báo nhịp tim bất thường
Ngoài việc chủ động đọc ECG, bạn có thể cài đặt Apple Watch tự động đọc trong một số thời điểm nhất định để theo dõi các dấu hiệu của AFib. Mặc dù thiết lập kiểm tra định kỳ sẽ giúp cho Apple Watch cải thiện pin đáng kể, tuy nhiên việc theo dõi liên tục cho phép Apple Watch có được bức tranh toàn diện hơn về tình trạng sức khỏe cho trái tim của bạn.

Để thiết lập thông báo nhịp tim bất thường, bạn truy cập mục Health Data trong ứng dụng, nhấn vào Heart, sau đó cuộn xuống phía dưới và chọn phần Irregular Rhythm Notifications. Bạn sẽ cần phải nhập lại ngày sinh của mình và kiểm tra ứng dụng xem bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh AFib hay chưa.
Sau khi cài đặt xong, Apple Watch sẽ theo dõi các dấu hiệu của AFib và nếu nó phát hiện các dấu hiện trên, nó sẽ gửi thông báo cho bạn. Tuy nhiên, công nghệ ECG của Apple chưa phải là hoàn hảo nên việc đo lường và chẩn đoán chưa thể đảm bảo chính xác 100%. Ngay cả khi thiết bị có thể theo dõi suốt cả ngày, nó vẫn không thể đọc liên tục. Ngoài ra, nó cũng không có khả năng phát hiện các dấu hiệu đau tim, đột quỵ hoặc các tình trạng sức khỏe khác của tim. Hi vọng Apple Watch sẽ bổ sung những tính năng này trong tương lai.

Theo Nguyễn Tuấn/ Techzones