[Phần 2] Chiếc Smart Watch yêu thích đã giúp bạn hiểu rõ những số liệu thống kê chưa?

6. VO2 Max

Bạn có thể hiểu VO2 Max là một chỉ số thể hiện khả năng mà cơ thể một người với việc chuyển và sử dụng oxygen trong khi tập thể dục một cách tối đa nhất. VO2 được tính theo lít oxygen mỗi phút hay millilít oxygen cho mỗi kg cân nặng trong mỗi phút (ml/kg/min) hoạt động. Các chỉ số VO2 Max được hiển thị trên Smart Watch phản ánh sức mạnh thể chất và sự dẻo dai bền bỉ của bạn, đồng nghĩa với việc nếu bạn có chỉ số VO2 max càng cao thì sức bền của bạn càng lớn nhưng mỗi người có một chỉ số VO2 max giới hạn. Nếu trong luyện tập bạn quá gắng sức mà không kiểm soát chỉ số này để  vượt quá mức cho phép của bạn thì sẽ rất nguy hiểm, có thể đột quỵ đấy nhé!


Ngoài ra, đây còn là một trong những số liệu cho các hoạt động chạy bộ vô cùng quan trọng vì chúng có thể có tác động đến hiệu quả chạy và cải thiện biểu mẫu để giúp ngăn ngừa thương tích không mong muốn. Cũng giống như HR Max, cách chính xác nhất để tìm hiểu VO2 max của bạn là trong điều kiện phòng thí nghiệm sử dụng thiết bị trao đổi khí đắt tiền nhưng nhiều dòng Smart Wtch tốt nhất hiện nay đã sử dụng thuật toán thông minh và theo dõi nhịp tim để ước tính VO2 max dựa trên số liệu thống kê quan trọng của bạn và hiệu suất tập luyện một cách tốt nhất. Nếu Smart Watch của bạn hỗ trợ đọc VO2 max, bạn có thể ước tính mức hiện tại của mình bằng cách ghép nối với màn hình nhịp tim và chạy ít nhất 10 phút.  Một điểm mà VO2 Max Không giống như HR Max chính là bạn hoàn toàn có thể để cải thiện tối đa VO2 max của mình bằng cách siêng năng luyện tập.

7. Orthostatic Test


Orthostatic Test là những chỉ số thể hiện kết quả của việc đo nhịp tim của bạn trong một khoảng thời gian khi bạn nghỉ ngơi sau khi tập luyện, trước khi bạn chuẩn bị đứng lên. Từ đó Smart Watch sẽ thống kê bạn có nhịp tim như thế nào khi nghỉ ngơi và nhịp tim khi chuẩn bị đứng. Kết quả này có thể được sử dụng để đánh giá tình trạng sức khỏe chung của bạn và mức độ sẵn sàng để bạn quay trở lại tiếp tục luyện tập. Hãy thật sự lưu ý nếu như nhịp tim nghỉ ngơi của bạn cao hơn 10 BPM so với mức trung bình thì đây chính là dấu hiệu của việc tập luyện quá mức, bạn có thể cân nhắc để nghỉ ngơi và vạch ra cho mình một kế hoạt tập luyện thật hiệu quả nhé!

8. Ground contact

Ground contact là một trong các chỉ số thông minh mà bạn có thể sử dụng để cải thiện quá trình tập luyện của mình nếu bạn có một chiếc Garmin cao cấp trên tay.  Đây chính là khoảng thời gian mà bạn tiếp xúc trên mặt đất khi chạy thay vì bàn chân “bay” trên không trung. Chỉ số này được đo bằng mili giây, một vận động viên điển hình sẽ có thời gian tiếp xúc mặt đất nằm trong khoảng 160 - 300 mili giây. Bạn có biết những tài năng như Mo Farah và Geoffrey Mutai dành khoảng 190 mili giây để tiếp xúc với mặt đất mỗi bước đấy nhé!


Garmin phát hiện ra rằng có một mối liên hệ mật thiết giữa việc chấn thương và mất thăng bằng khi đang tập luyện của một số vận động viên. Lý tưởng nhất, bạn nên có một hình thức hoạt động khá cân đối. Đó là một cái gì đó liên quan chặt chẽ đến nhịp điệu khi chạy. Vì vậy khi nhịp điệu chạy tăng, thời gian tiếp xúc mặt đất của bạn giảm và bạn nên chạy nhanh hơn. Giảm thời gian tiếp xúc mặt đất cũng có thể giảm nguy cơ chấn thương. Vậy làm thế nào để bạn giảm tiếp xúc mặt đất? Có một vài điều bạn có thể cải thiện mức độ tiếp xúc mặt đất của chân như rút ngắn độ dài sải chân (là chiều dài sải chân của bạn từ một bước chân đến bước tiếp theo)
9. Lactate threshold


Cơ thể của bạn thực sự có khả năng là gì? Đo lường ngưỡng lactate là một cách cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc và rõ ràng hơn về khả năng luyện tập của bạn mà không phải trải qua quá trình kiểm tra phức tạp nào khi bạn đang ngồi trên một chiếc máy chạy bộ bên trong một phòng thí nghiệm thể thao. Thật ra, Lactate Threshold (LT) chính là ngưỡng mà khi bạn vận động với cường độ cao để  sản sinh ra lượng axit lactic tương đương mà cơ thể có thể đào thải, dẫn đến sự bùng nổ axit lactic trong cơ thể, khiến cho bạn chỉ có thể duy trì được cường độ vận động này ở một thời gian nhất định (thông thường là từ 30 phút tới 1 giờ). Theo Garmin, ngưỡng cho vận động viên giàu kinh nghiệm nên là 90% so với nhịp tim tối đa, còn đối với người chạy trung bình thì khoảng dưới 90% là tốt nhất. Dữ liệu này rất quan trọng vì nó có thể cho biết khả năng bạn còn bao nhiêu cho dù đó là trong một cuộc đua hay trong một buổi tập luyện chuyên sâu.

10. Excess post-exercice oxygen consumption (EPOC)


Excess post-exercice oxygen consumption (EPOC) thể hiện lượng oxy tiêu thụ sau quá trình tập luyện để cơ thể trở lại trạng thái bình thường. Khi bạn tập luyện, cơ bắp sẽ không ngừng bổ sung một lượng acid lactic và nguồn oxy nhiều hơn trạng thái bình thường. So với lượng oxy bạn dùng trong quá trình tập luyện thì luôn cho mức EPOC lớn hơn, và cơ thể vẫn sẽ đốt cháy chất béo dù cho bạn đã ngừng luyện tập. Quá trình EPOC xảy ra trong vòng 16 – 24 giờ, hoặc nhiều hơn tùy vào cường độ bài tập của bạn. Các nhà nghiên cứu cho biết rằng, khi bạn tập luyện với cường độ 75% thì mức oxy tối đa cho quá trình EPOC sau đó sẽ nhiều hơn gấp đôi, tức là bạn đạp xe, chạy bộ... với cường độ cao trong vòng 45 phút thì bạn có thể tiêu thụ thêm 190 clories trong 14 giờ sau đó. Vậy làm sao để có thể biết được những chỉ số này khi tập luyện, một trong những chiếc Running Smart  Watch hiện nay là những trợ thủ đắc lực của bạn. Chọn ngay cho mình chiếc Smart Watch phù hợp sẽ là một cách tuyệt vời để đo lường những tải trọng tập luyện của các bài tập cường độ cao.

Còn chờ gì nữa mà không bắt đầu chọn cho mình và người thân một chiếc Running Smart Watch phù hợp nhất. Hãy để cuộc sống trở nên hoàn hảo và tuyệt vời hơn với những trang thiết bị công nghệ hiện đại nhé!

Bạn có thể xem thêm phần 1

Tham khảo Wareable

Phan Nhung