Có bao nhiêu chuẩn chống nước trên Smart Watch? Hiểu sao cho đúng từng chuẩn

Khả năng chống nước của Smart Watch được xem như một tiêu chí quan trọng nhất khi người dùng chọn mua, bởi nếu không nắm rõ được điều này sẽ rất dễ dẫn đến những hư hỏng không đáng có.

Trong bài viết chia sẻ của Techzones với các bạn ngày hôm nay,  chúng ta hãy cùng tìm hiểu có bao nhiêu chuẩn chống nước smart watch và ý nghĩa của từng chuẩn này là thế nào? Hãy hiểu cho đúng để cùng tránh những sai lầm không đáng có, và cũng như bảo vệ cho chiếc smart watch của mình tốt nhất nhé.

Vì sao nên biết các chuẩn chống nước trên Smart Watch

Hiện nay trên thị trường thì hầu như các loại smart watch (đồng hồ thông minh) đều được tích hợp khả năng chống nước, cho nên chúng ta cũng không cần phải quá lo lắng về vấn đề này. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể đánh đồng các chuẩn chống nước này với nhau, bởi mỗi chuẩn sẽ có những chỉ số khác nhau, những mức bảo vệ khác nhau và những khuyến cáo sử dụng khác nhau.

Nếu bạn hiểu về những chuẩn và chỉ số chống nước trên smart watch thì có thể bỏ qua bài viết này, còn nếu bạn chưa biết thì nên tìm hiểu chúng. Bởi bạn chẳng muốn một ngày nào đó vì cách sử dụng sai của mình mà chiếc đồng hồ thông minh của bạn bị hư hỏng hoặc tệ hơn là bạn sẽ mất bảo hành chiếc đồng hồ đó.

Trên thực tế, bạn không thể nào mang một chiếc đồng hồ có chỉ số chống nước 3 ATM đi lặn biển được, chỉ số này chỉ thích hợp với nhu cầu hoạt động ngoài trời và bơi lội. Cũng cùng điều này khi bạn mang trên tay chiếc đồng hồ dành cho việc đi lặn vào những hoạt động ngoài trời thường ngày thì lại rất phí, bởi giá của chiếc đồng hồ có thể cao hơn so với chỉ số chống nước phù hợp với nhu cầu của bạn.

Kết luận cuối cùng là bạn nên nắm bắt rõ thông tin của từng chuẩn chống nước, từng chỉ số chống nước để có những lựa chọn phụ hợp nhu cầu sử dụng của mình. Ngoài ra cũng là để tiết kiệm chi phí khi bạn mua những sản phẩm có tính năng vượt xa với nhu cầu của bản thân.

Có bao nhiêu chuẩn chống nước Smart Watch?

Trên thị trường hiện nay có 2 chuẩn chống nước chính là ATM và IP, tuy nhiên chúng ta còn có các chuẩn đặc biệt khác như ISO 22810:2010 hoặc ISO-6425. Vậy thì bây giờ hãy để Techzones giải thích từng chuẩn chống nước này để các bạn có thể hiểu rõ hơn nhé.

1. Chuẩn chống nước ATM

Đầu tiên chúng ta cần biết ATM là đơn vị đo độ chịu nước (chịu áp suất) của các loại đồng hồ cơ, đồng hồ quartz hay smart watch. Chuẩn này sẽ được ghi chú bằng các ký hiệu như M, BAR, ATM với cách quy đổi đơn giản như sau: 1 ATM = 1 BAR = 10 M. Để xem những ký hiệu này bạn chỉ cần lật đồng hồ lại và nó được ghi tại mặt sau của chiếc đồng hồ.

Trước khi đến với phần thông tin chi tiết thì các bạn có thể tham khảo bảng dưới đây để xem các chỉ số chống nước làm được gì.

Bảng chỉ số chống nước trên đồng hồ - Techzones.vn

Cụ thể hơn nữa trong phần tiếp theo của bài viết, Techzones sẽ giải thích với bạn từng chỉ số được liệt kê trên bảng thông số bên trên nhé.

1.1 Water Resistant

Đầu tiên và cũng là mức độ chống nước thấp nhất Water Resistant, ở mức độ này thì đồng hồ hay smart watch của bạn chỉ có thể chống chịu được nước trong một thời gian ngắn khi đi mưa và rửa tay. Nếu với mức độ chống chịu này mà bạn đi bơi thì hãy nói lời tạm biệt với chiếc đồng hồ của bạn nhé.

dong-ho-dat-chuan-chong-nuoc-water-resistant

1.2 3 ATM, 3 BAR hoặc 30 M

Cao hơn một chút là mức độ chống nước ở 3 ATM (3 BAR hay 30 M), mức độ chống nước này thường chỉ sử dụng cho các loại đồng hồ thời trang giá rẻ. Ở mức độ này thì bạn có thể đi mưa thoải mái, rửa tay vô tư hoặc đôi khi tắm bồn cũng chẳng lo lắng việc đồng hồ của bạn bị vào nước.

dong-ho-dat-chuan-chong-nuoc-3-atm

1.3 5 ATM, 5 BAR hoặc 50 M

Với mức độ chống nước này thì bạn hoàn toàn thoải mái mang chiếc đồng hồ trên tay để đi bơi lội, dã ngoại đội mưa hoặc ngâm chúng trong nước vài tiếng đều không sợ nước vào. Đây là mức độ bảo vệ mà được trang bị trên hầu hết các dòng đồng hồ, smart watch tầm trung trên thị trường.

dong-ho-dat-chuan-chong-nuoc-5-atm

1.4 10 ATM, 10 BAR hoặc 100 M

Nằm gần cuối bảng là mức độ chống chịu được áp dụng trên tất cả những loại đồng hồ thời trang hay smart watch cao cấp. Với mức độ bảo vệ này thì bạn có thể đeo đồng hồ trong môi trường mưa tầm tã, đi bơi lội, đi biển và thậm chí đi lặn đều không có vấn đề gì.

dong-ho-dat-chuan-chong-nuoc-10-atm

1.5 20 ATM, 20 BAR hoặc 200 M

Mức độ chống nước này thường được trang bị cho các loại thiết bị chuyên dùng, đồng hồ lặn hoặc đồng hồ thông minh lặn. Với mức độ này thì những việc như đi mưa, đi bơi, ngâm nước,... đều chỉ là chuyện nhỏ. Với mức độ này thì chúng ta sẽ mang đồng hồ đi lặn và thoải mái rằng nó sẽ không bị vào nước.

dong-ho-dat-chuan-chong-nuoc-20-atm

1.6 30 ATM, 30 BAR hoặc 300 M

Cuối cùng là mức độ chống nước cao nhất được trang bị cho những loại đồng hồ hay smart watch dân dụng, chúng ta còn có các mức độ cao hơn nhưng chúng chỉ được sử dụng cho những thiết bị chuyên dụng cho việc nghiên cứu hoặc thám hiểm đại dương.Với mức độ cao nhất này thì bạn chẳng còn ngán bất cứ nơi nào dù nước ít hay nhiều.

2. Chuẩn chống nước IP

2.1 IP (Ingress Protection) là gì?

Chuẩn chống nước IP (Ingress Protection) được ban hành bởi Uỷ ban kỹ thuật điện quốc tế, tiêu chuẩn này được sử dụng để phân loại và xếp hạng mức độ bảo vệ thiết bị khỏi những tác động từ ngoại lực. Ký hiệu của chuẩn chống nước này là IP và theo sau là 2 con số với mỗi số là một thông tin bảo vệ khác nhau.

Ý nghĩa của ký hiệu chống nước IP - Techzones.vn

Chúng ta có thể giải thích một chút về ký hiệu chuẩn IP:

  • IP: ký hiệu của chuẩn bảo vệ
  • Chữ số thứ nhất: đây là chỉ số chống bụi của chuẩn này, với các mức độ chống bụi từ 1 đến 6.
  • Chữ số thứ hai: đây là chỉ số chống nước của chuẩn này, với các mức độ chống nước từ 1 đến 8.

2.2 Mức độ bảo vệ của chuẩn bảo vệ IP

2.2.1 Chỉ số chống bụi

Mức độ này sẽ được phân chia từ 1 đến 6 với mức 1 (bảo vệ khỏi những lần chạm tay vô tình) hay mức 6 (chống bụi hoàn toàn).

  • Mức 1: bảo vệ khỏi những vật kích thước lớn hơn 50mm (ví dụ tay người).
  • Mức 2: bảo vệ khỏi những vật kích thước lớn hơn 12,5mm (ví dụ ngón tay).
  • Mức 3: bảo vệ khỏi những vật kích thước lớn hơn 2,5mm (ví dụ tua-vít, dụng cụ kỹ thuật,...).
  • Mức 4: bảo vệ khỏi những vật kích thước lớn hơn 1mm (ví dụ dây điện, dây cáp,...).
  • Mức 5: bảo vệ khỏi một lượng bụi không quá nhiều.
  • Mức 6: bảo vệ khỏi bụi bẩn hoàn toàn.
2.2.2 Chỉ số chống nước

Chữ số thứ 2 của ký hiệu IP dùng để chỉ mức độ bảo vệ khỏi nước, bắt đầu từ 1 (chất lỏng ngưng tụ) cho đến 8 (dưới nước sâu hơn 1m).

  • Mức 1: Bảo vệ khỏi những hạt nước nhỏ rơi theo phương thẳng đứng và các khối chất lỏng ngưng tụ.
  • Mức 2: Bảo vệ khỏi dòng nước xối trực tiếp với góc 15 độ theo phương thẳng đứng.
  • Mức 3: Bảo vệ khỏi nước xối trực tiếp, lên đến góc 60 độ theo phương thẳng đứng.
  • Mức 4: Bảo vệ khỏi nước xối từ mọi hướng với một lượng thể tích nhất định.
  • Mức 5: Bảo vệ khỏi nước xối áp lực thấp từ hầu hết mọi hướng với lượng thể tích nước nhất định, không quá lớn.
  • Mức 6: Bảo vệ khỏi nước xối mạnh từ tất cả hướng.
  • Mức 7: Chịu được một khoảng thời gian có hạn dưới độ sâu từ 15cm cho tới 1m trong vòng 30 phút.
  • Mức 8: Chịu được khoảng thời gian dài dưới độ sâu trên 1m với áp lực nước nhất định.

*** Lưu ý: những chỉ số trên được thí nghiệm trong điều kiện phòng thí nghiệm với những thông số chuẩn không đúng với thực tế. Cho nên chỉ số sẽ có những sai lệch trong thực tế, vì vậy nên bạn cũng phải cẩn thận khi sử dụng để tránh những hư hại không đáng có.

Một số chỉ số IP thường gặp:

  • IP 64 / 2 ATM (Rửa tay): với chỉ số này thì đồng hồ của bạn sẽ tránh hoàn toàn khỏi bụi bẩn, ngăn cản được bụi xâm nhập vào bên trong đồng hồ. Riêng về chống nước thì nó chỉ có thể chống được những tia nước từ vòi phun từ các hướng.
  • IP67 / 3 ATM (Đi mưa): với chỉ số này thì bạn có thể đeo đồng hồ đi trong mưa hoặc tiếp xúc với nước ở độ sâu 15cm - 1m.
  • IP68 / 5ATM (Tắm): với chỉ số này thì chiếc đồng hồ có thể được đeo trong lúc tắm, tiếp xúc với nước trong thời gian dài mà vẫn hoạt động tốt trong điều kiện thời tiết khác nghiệt.

3. Chuẩn chống nước ISO

3.1 ISO 22810:2010

Là tiêu chuẩn được kiểm tra không chỉ áp suất mà còn là thời gian, nhiệt độ nước và các thông số khác, giúp mô tả chính xác hơn khả năng chống nước, độ bền của một thiết bị.

Yêu cầu để đạt chuẩn ISO 22810:2010: kháng ẩm, kháng nước, kháng thấm nước ở độ sâu, chống nước ngay khi nhiệt độ nước thay đổi nhanh.

Như vậy, đồng hồ đạt chuẩn ISO 22810:2010 sẽ phép người đeo hoạt động dưới nước, trong nhiều điều kiện khắc nghiệt về áp suất và nhiệt độ.

cac-tieu-chuan-chong-nuoc-dac-biet-voi-cac-bai-kiem-tra-khac-nghiet

3.2 ISO-6425

Đây là mức độ chống nước cao nhất, được kiểm nghiệm thông qua nhiều bài kiểm tra khắc khe. Các sản phẩm này chuyên dùng cho các thợ lặn và người dùng có thể có thể làm bất kì những gì mình thích mà không phải lo đồng hồ bị vào nước.

smart-watch-dat-chuan-iso-6425

>>> Xem thêm: Top 5 đồng hồ thông minh chống nước giá tốt tại TECHZONES

Những lưu ý khi sử dụng đồng hồ, smartwatch chống nước

  • Vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng trong môi trường nước mặn
  • Chắc chắn phần núm đồng hồ phải được đóng chặt hoàn toàn chống thấm nước tại những đồng hồ có chuẩn chống nước 5; 10; 15 và 20 BAR
  • Không sử dụng phần núm đồng hồ khi đang hoạt động dưới nước hoặc phần núm chưa được khô hoàn toàn 
  • Cẩn thận tại những môi trường sử dụng có nhiệt độ quá cao

Trên đây là thông tin tổng hợp tất cả các chỉ số chống nước thông dụng trên đồng hồ (đồng hồ thời trang, đồng hồ thông minh). Hy vọng bạn đã có những kiến thức hữu ích!

Garmin Instinct Crossover Solar

Garmin Instinct Crossover Solar

14.290.000 ₫
  • Kích thước: 45 mm
  • Mặt kính: Power Glass
  • Dây: Silicone
  • Chống nước: 10 ATM
  • Pin: Lên đến 28 ngày
Garmin Fenix 7 Sapphire Solar

Garmin Fenix 7 Sapphire Solar

22.490.000 ₫
  • Kích thước: 47 mm
  • Mặt kính: power sapphire
  • Dây: Silicone
  • Chống nước: 10 ATM
  • Pin: lên đến 18 ngày
Garmin Fenix 7S Sapphire Solar

Garmin Fenix 7S Sapphire Solar

22.490.000 ₫
  • Kích thước: 42 mm
  • Mặt kính: power sapphire
  • Dây: Silicone
  • Chống nước: 10 ATM
  • Pin: lên đến 11 ngày