Tổng hợp 10 lỗi phổ biến khi điều khiển flycam Mavic Pro

Cho dù bạn là một phi công giàu kinh nghiệm hay chỉ là người mới bắt đầu thì cũng có thể mắc phải sai lầm khi điều khiển drone. Chính vì thế, hãy cẩn thận trong mọi trường hợp để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.
 Để giúp bạn chủ động hơn trong việc điều khiển máy bay an toàn, Techzones tổng hợp 10 lỗi phổ biến mà các phi công thường gặp nhất cũng như cách phòng tránh.

1. Lầm tưởng hệ thống Vision luôn hoạt động

  • Mavic Pro được trang bị 5 camera, 4 trong số đó bao gồm các hệ thống Vision ở phía trước và phía dưới thiết bị.
  • Hệ thống Vision Downward còn được gọi là hệ thống định vị VPS hay Vision Positioning, có nhiệm vụ giúp drone có thể bay ổn định ở độ cao dưới 13 mét.
  • Trong khi đó, hệ thống Vision Forward có chức năng hỗ trợ máy bay tránh các chướng ngại vật trên đường đi, cho dù bạn đang điều khiển flycam bay vòng quanh bằng tay hay tự động quay trở về vị trí xuất phát.
  • Tuy những hệ thống này đều hoạt động hiệu quả, nhưng chúng không thể giúp bạn tránh khỏi tai nạn trong tất cả các tình huống đặc biệt những trường hợp bay trong điều kiện ánh sáng yếu.
  • Những hệ thống này đều cần nhiều ánh sáng để có hoạt động tốt, do đó nếu bạn bay vào ban đêm, chúng sẽ không hoạt động. Ngoài ra, hệ thống Vision cũng sẽ bị vô hiệu hóa trong chế độ thể thao.
  • Có một số cách để bạn có thể nhận biết hệ thống Vision có hoạt động hay không. Một là đèn LED thông báo tình trạng của máy bay được bố trí ở phía sau thiết bị. Khi hệ thống Visions không hoạt động, đèn sẽ nhấp nháy màu xanh nếu có GPS hoặc màu vàng không có GPS.
  • Ngoài ra, bạn có thể truy cập ứng dụng DJI GO 4 để kiểm tra tình trạng của hệ thống Vision. Nếu biểu tượng cảm biến ở góc trên bên trái hiển thị màu đỏ thì hệ thống Vision của bạn không hoạt động.

2. Lầm tưởng hệ thống Vision Forward có thể phát hiện mọi thứ

  • Mặc dù được đánh giá rất cao về độ an toàn tuy nhiên hệ thống Vision Forward không phải lúc nào cũng đều có thể phát hiện các vật thể gây cản trở trên đường bay, đặc biệt là những thứ có kích thước mỏng, nhỏ như đường dây điện, cành cây hoặc bề mặt trong suốt như cửa sổ kính.
  • Chính vì thế, bạn không nên phụ thuộc quá nhiều vào cảm biến tránh chướng ngại vật của Mavic Pro, tốt nhất hãy điều khiển máy bay bằng tay để đảm bảo an toàn nhất khi có thể.

3. Quên tháo gỡ Gimbal Cover khi bay

  • DJI Mavic Pro được trang bị 2 phụ kiện bảo vệ camera bao gồm Gimbal Cover và Gimbal Clamp. Gimbal Cover là phụ kiện dùng để bảo vệ ống kính máy ảnh và gimbal của flycam khỏi bị hư hỏng trong quá trình bay. Còn Gimbal Clamp có chức năng cố định gimbal trong khi di chuyển.
  • Không tháo bỏ Gimbal Cover khi bay không hẳn là một sai lầm, nó tùy thuộc vào mục đích mà bạn muốn làm.
  • Nếu gắn phụ kiện bảo vệ trong chuyến bay sẽ bảo vệ gimbal camera của Mavic được an toàn, tránh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường bên ngoài như bụi hoặc nước.
  • Vì vậy, nếu bạn chỉ có kế hoạch sử dụng Mavic để khám phá khu vực của mình, việc gắn phụ kiện bảo vệ sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của gimbal và hiệu suất chuyến bay.
  • Tuy nhiên, nếu bạn muốn chất lượng hình ảnh tốt nhất, bạn nên tháo Gimbal Cover ra. Bởi, việc gắn thêm nắp bảo vệ Gimbal có thể khiến cho ống kính bị lóa cũng như làm giảm chất lượng hình ảnh nếu nắp bị bẩn.
  • Do đó, tùy theo mục đích sử dụng flycam, bạn có thể gắn hoặc tháo Gimbal Cover ra sao cho phù hợp nhất.

4. Quên để tháo/gắn Gimbal Clamp

  • Hãy nhớ tháo Gimbal Clamp ra trước khi khởi động Mavic Pro và gắn nó trở lại sau khi bay xong! Mavic Pro có thời gian lắp ráp nhanh nhất trong tất cả dòng flycam của DJI đến thời điểm hiện tại, điều này khiến cho bạn dễ quên tháo Gimbal Clamp trong khi lắp ráp và sau khi bay xong.

  • Nếu bạn không tháo Gimbal Clamp khi bạn đang sạc pin cho máy bay, động cơ gimbal sẽ cố gắng kích hoạt gimbal tuy nhiên thất bại. Khi đó thanh thông báo trạng thái máy bay trong ứng dụng DJI GO sẽ cảnh báo bạn. 
  •  Việc quên tháo Gimbal Clamp lặp lại nhiều lần sẽ khiến cho tuổi thọ của gimbal bị giảm đi. Trường hợp bạn quên gắn nó lại sau khi bay, gimbal sẽ di chuyển và dễ bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.

5. Bay trong môi trường không phù hợp

Có một số trường mà chúng tôi khuyên bạn không nên bay:
  •  Không sử dụng máy bay trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt bao gồm tốc độ gió trên 10m/s, tuyết, mưa và sương mù.
  •  Chỉ bay trong khu vực mở. Những vật thể bằng kim loại có kích thước lớn có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của la bàn và GPS của flycam.
  •  Tránh chướng ngại vật, đám đông, đường dây điện, cây cối và nước.
  •  Không bay ở các khu vực có mức điện từ cao như các trạm biến áp hay tháp truyền hình vô tuyến.
  •  Hiệu suất pin và máy bay phụ thuộc vào các yếu tố môi trường như áp suất không khí và nhiệt độ. Hãy cẩn thận khi bay ở độ cao lớn hơn 6000 mét so với mực nước biển, vì hiệu suất của pin và máy bay có thể bị ảnh hưởng

6. Crashing trong khi phanh

  • Giả sử chiếc flycam đang bay thật nhanh và đột nhiên bạn nhận ra có một chướng ngại vật trước chiếc máy bay của minh. Ngay cả khi bạn phanh gấp chiếc máy bay, nó vẫn sẽ di chuyển về phía trước một đoạn do lực quán tính.
  • Hệ thống Vision Forward có thể bảo vệ máy bay trong những tình huống như vậy, tuy nhiên như mình đã nhắc ở trên hệ thống này không phải lúc nào cũng hoạt động và nhận ra tất cả các vật thể.
  • Nếu bạn đang điều khiển flycam lao về phía một chướng ngại vật và phanh bất ngờ, máy bay của bạn có thể xảy ra va chạm và bị hư hỏng. Hãy nhớ rằng, cần phải có thời gian cho chiếc drone phanh và giữ một khoảng cách an toàn với các chướng ngại vật.

7. Thất bại trong việc tránh chướng ngại vật ngoài tầm nhìn

  • Khi bạn điều khiển flycam ngoài tầm nhìn của mình, bạn chỉ có thể thấy những gì xung quanh thiết bị thông qua chế độ xem máy ảnh trên ứng dụng DJI Go. Trong những tình huống như vậy, chiếc máy bay của bạn nhiều khả năng bị xảy ra va chạm. 
  •  Do đó, bạn nên bay trong khu vực mình có thể nhìn thấy và kiểm soát thiết bị!
  • Nếu bạn muốn bay ra khỏi tầm nhìn của mình, hãy thiết lập vị trí và chiều cao RTH lớn hơn chướng ngại vật cao nhất trong khu vực bay.

8. Bay lùi với tốc độ cao

  • Trong khi Phantom 4 Pro được trang bị hệ thống Vision Rear, thì Mavic Pro lại không có.
  • Máy ảnh của Mavic Pro chỉ có thể quay về phía trước mà không thể nhìn thấy những gì phía sau thiết bị trong chế độ xem máy ảnh.
  • Do đó, chiếc máy bay rất dễ xảy ra va chạm nếu bạn điều khiển thiết bị bay lùi với tốc độ cao và chỉ tập trung nhìn vào màn hình điện thoại hoặc máy tính bảng.

9. Bay trong nhà

  • Rất nhiều phi công mới tập bay thử nghiệm điều khiển máy drone của họ trong nhà.
  • Tuy nhiên, do thiếu tín hiệu GPS trong nhà, Mavic Pro có nhiều khả năng dễ bị mất kiểm soát  hơn.
  • Ngay cả khi hệ thông VPS hoạt động, thì nó vẫn rất khó phát hiện các vật thể một cách tốt nhất. Ngoài ra, nhiều tầng trong nhà được trải thảm, hấp thụ sóng siêu âm khiến cho máy bay sử dụng cảm biến siêu âm hoạt động không ổn định.

 

 

  • Do đó, nếu bạn không phảo là một phi công giàu kinh nghiệm đừng dại dột thử nghiệm trong nhà. Thay vào đó bạn có thể thực hành trong ứng dụng DJI GO Flight Simulator hoặc điều khiển máy bay ở khu vực ngoài trời.

10. Hiểu sai về RTH

  • Rất nhiều người dùng không hiểu chính xác RTH hoạt động như thế nào và tự hỏi tại sao chiếc máy bay của họ phải hạ cánh thay vì quay trở về vị trí xuất phát khi họ bắt đầu kích hoạt RTH.
  •  Khi bạn điều kiển Mavic Pro trở về vị trí xuất phát trong vòng 5m, máy bay sẽ hạ cánh ngay thay vì tăng lên đến độ cao RTH và trở về điểm cất cánh. RTH được kích hoạt trong phạm vi 5 và 20m từ vị trí xuất phát và hệ thống Vision Forward đang hoạt động, nếu bạn đang bay thấp hơn 10m, nó sẽ quay trở về điểm xuất phát. Nếu nó cao hơn 10 mét, nó sẽ quay trở lại độ cao hiện tại. Nếu hệ thống Vision Forward không hoạt động, máy bay sẽ hạ cánh tự động.
  •  Trường hợp flycam đang ở độ cao hơn 20m, nó sẽ bay lên đến độ cao RTH bạn đặt trong ứng dụng nếu nó thấp hơn chiều cao đó. 20m là chiều cao RTH thấp nhất mà bạn có thể thiết lập. Lưu ý bạn có thể nhấn nút Stop trên bộ điều khiển để tắt RTH bất cứ lúc nào!

>> 10 lý do nên chọn mua DJI Mavic Pro
>> Mavic 2 vs Mavic Pro: Có điểm gì mới và liệu có đáng để nâng cấp?

Theo Nguyễn Tuấn/ Techzones