AMD “tất tay” với hình ảnh cấu trúc Zen 4 tại #CES22 cho socket AM4 về vườn

Ngoài dòng chip Ryzen 5000X3D với bộ nhớ xếp chồng 3D V-Cache, AMD còn mang đến CES 2022 con chip Ryzen 7000 Series được sản xuất dựa trên tiến trình 5nm TSMC, đây cũng là những hình ảnh đầu tiên của cấu trúc Zen 4.

Desktop CPU AMD Ryzen 7 5000X3D Series: cấu trúc Zen 3, bộ nhớ xếp chồng 3D V-Cache, socket AM4 và ra mắt đầu năm 2022

Dòng chip Ryzen 5000X3D mở đầu với bộ xử lý Ryzen 7 5800X3D (8 nhân 16 luồng) được sản xuất bởi cấu trúc Zen 3, tuy nhiên thay vì sử dụng bộ nhớ đệm như của 5800X cũ thì 5800X3D sử dụng bộ nhớ đệm xếp chồng 3D V-Cache, ứng dụng 64MB bộ nhớ L3 được đặt thẳng lên các CCD dạng chipset bên trọng một die CPU Zen 3, như vậy thì mỗi CCD sẽ có tới 96MB L3 Cache để sử dụng. Và tổng bộ nhớ đệm trên mẫu CPU này đạt 192MB (64MB 3D V-Cache + 4x32MB L3 cache trên mỗi CCD). Điểm đặc biệt là 3D V-Cache hoàn toàn cho phép việc mỗi CCD một cụm bộ nhớ đệm mới, tức là sau này tương lai sẽ có những CPU 8 Core với 512MB L3 Cache.

Về mặt thiết kế thì bộ xử lý Ryzen 5800X3D thì AMD đã thiết kế lại độ dày của die chip xử lý để khi xếp chồng 3D V-Cache thì độ dày CCD và die được giữ nguyên, cùng lúc là khả năng tản nhiệt vẫn tốt, và điện năng tiêu thụ cũng được bảo đảm.Về mặt hiệu năng thì thường Ryzen 5800X3D có độ xung nhỏ nhất 3,4grm và đạt 4.5 GHz khi turbo, thấp hơn rất nhiều so với mức 4.7 GHz Ryzen 5800X nhưng về mặt tiêu thụ nó vẫn ở mức TDP 105W. Và đây cũng là con chip duy nhất ra mắt phục vụ cho rất nhiều anh em vẫn đang sử dụng mainboad socket AM4.

AMD còn hứa hẹn sẽ còn nhiều phiên bản khác mới hơn, Ryzen 5800X3D có hiệu suất chơi game cao hơn 15% so với Ryzen 5800X, mà bản thân con chip này cũng đáng mua nhất trong thị trường những bộ xử lý chuyên game, khi những bản cao cấp hơn 5900X hay 5950X đều không có quá nhiều lợi ích đáng kể so với giá tiền phải bỏ ra. Cái quan trọng nhất là AMD vẫn hỗ trợ socket AM4, khách hàng chỉ việc nâng cấp CPU nếu muốn. Còn nếu không mọi người cũng có thể chờ đến cuối năm nay khi có thêm một loạt những nâng cấp phần cứng và sự xuất hiện chính thức của cấu trúc Zen 4.

Những hình ảnh đầu tiên của CPU kiến trúc Zen 4 Desktop: AMD chuyển sang thiết kế LGA và sẽ ra mắt cuối 2022

Việc thường xuyên bị cong hay gãy chân chip sẽ biến mất với socket AM5 ra đời, khi AMD sử dụng thiết kế LGA với 1718 chân pin trên socket của bo mạch chủ thay vì chân pin nằm trên chân chip như hiện nay. Tại CES22 , CEO Lisa Su hé lộ những hình ảnh đầu tiên của CPU kiến trúc Zen 4 với mã Raphael cũng như của socket LGA 1718, và một thử nghiệm của chip khi chơi Halo Infinite có xung nhip toàn core là 5GHz.

Đầu tiên bạn cần biết là Zen 4 được sản xuất dựa trên tiến trình 5nm của TSMC , trang bị cầu nối I/O die 6nm trong cả package dạng chiplet. Trước đó thì AMD cũng đã úp mở về việc sẽ tăng số nhân xử lý trong những CPU desktop, tức là có thể Ryzen 9 7950X sẽ có nhiều hơn 16 nhân và 32 luồng xử lý. Có thể, Zen 4 sẽ có hiệu năng cao hơn Zen 3 khoảng 25%, xung nhịp all core ở ngưỡng khoảng 5 GHz, và vẫn sẽ tích hợp bộ nhớ đệm 3D V-Cache như với Ryzen 7 5800X3D được giới thiệu ở trên.

Có một vấn đề nho nhỏ, đó là Zen 4 sẽ không tiết kiệm điện. Phiên bản CPU high-end của kiến trúc Raphael sẽ có TDP ở ngưỡng 170W, tức là cần cả nguồn lẫn bộ tản nhiệt đủ sức gánh được nhiệt năng mà con chip tỏa ra. Kế đến là những sản phẩm cao cấp với TDP 120W. Có điểm đáng chú ý là những sản phẩm có TDP từ 45 đến 105W đều được cho là không cần dùng tản nhiệt cao cấp, nếu không ép xung thì dùng tản stock vẫn đủ để làm mát.

Như trong hình cover, chip xử lý với kích thước 45x45mm, nhưng có tấm IHS tản nhiệt rất dày, nhìn không khác gì những tấm IHS từng xuất hiện trong những mẫu CPU HEDT Core-X của Intel cả. Còn về platform, socket AM5 hay bản thân chipset hỗ trợ Ryzen 7000 series sẽ hỗ trợ luôn cả những công nghệ mới nhất: RAM DDR5-5200, 28 PCIe lanes, nhiều I/O hỗ trợ NVMe 4.0 và USB 3.2 hơn, và thậm chí hỗ trợ luôn cả chuẩn USB 4.0 sắp ra mắt.

Hai chipset mới, X670 và B650 sẽ hỗ trợ cả PCIe Gen 5 lẫn RAM DDR5, nhưng theo nhiều nguồn tin, những bo mạch chủ kích thước ITX sẽ chỉ hỗ trợ chipset B650 vì kích thước socket và CPU Zen 4 tăng. Quan trọng hơn cả, có thể CPU Ryzen 7000 series sẽ mặc định tích hợp iGPU hệt như những CPU của Intel (phiên bản không có chữ F), với những die chip xử lý kiến trúc RDNA 2, từ 128 đến 256 nhân xử lý, đủ cắm màn chạy onboard.

Có thể bạn cần chờ đến cuối năm 2022 khi mà hệ thống phần cứng, Zen 4 và Ryzen 7000 Series được chính thức ra mắt để trải nghiệm, và có thể nói loạt sản phẩm này sẽ cạnh tranh trực tiếp với thế hệ CPU Desktop mã Raptor Lake (Intel Gen 13th) của Intel. Cuộc chiến của đội xanh và đỏ có lẽ sẽ không bao giờ kết thúc.