Trải nghiệm phiên bản AMD Lenovo Legion 5: QUÁ ĐÃ !!

Có phần âm thầm, lặng lẽ, không được quảng cáo pr quá rầm rộ, nhưng thương hiệu máy tính chơi game Legion của Lenovo vẫn có chỗ đứng riêng của mình trên thị trường đầy cạnh tranh trong khoảng 2-3 năm gần đây. Có được điều này là nhờ sự đổi mới về tư duy, đầu tư nâng cấp về công nghệ,…để mang lại những chiếc laptop có thiết kế đẹp, cấu hình mạnh, hiệu năng cao, giá vừa túi tiền.

Trong 1 bài viết cách đây chưa lâu, thì Techzones đã mang tới cho các bạn những trải nghiệm và đánh giá khá chi tiết về mẫu laptop gaming Lenovo Legion 5 - mà theo đánh giá của Techzones đó là mẫu laptop gaming tầm trung cận cao cấp tốt nhất năm 2020.

Nhưng đó chưa phải là sản phẩm đặc biệt nhất trong năm nay của nhà Lenovo, mà trong bài viết này mình muốn giới thiệu tới các bạn 1 phiên bản Legion 5 khác - độc quyền tại Techzones với trang bị chip AMD Ryzen 7nm vô cùng mạnh mẽ, bàn phím bắt mắt với Led RGB 4 vùng, màn hình chất lượng có độ phủ màu 100% sRGB với 1 tỉ màu,..., cùng mức giá phải nói rằng cực kỳ “ổn áp”. 

Không quá lời khi đánh giá rằng Lenovo Legion 5 AMD thật sự là tâm điểm năm 2020 của cộng đồng công nghệ Việt Nam nói chung, cũng như với các anh em game thủ nói riêng. Hãy xem bài trải nghiệm, đánh giá và so sánh nhanh bên dưới của Techzones để xem liệu nhận định trên có đúng hay không nhé !

Ở mẫu Legion 5 phiên bản chip Intel thì mình đã có bài đánh giá khá chi tiết rồi, các bạn có thể coi lại bài tại ĐÂY, với Legion 5 phiên bản AMD thì về mặt thiết kế, trang bị,…là tương tự nên mình sẽ không nhắc lại nữa. Chủ yếu ở bài viết này là 1 số chia sẻ cảm nhận thêm về chiếc máy này, và so sánh hiệu năng máy với mẫu intel cũng như 1 số mẫu laptop khác.

Xem thêm bài viết:

Thiết kế quen thuộc

  • Có 1 câu nói “cái gì đã tốt thì không nên thay đổi”, mình thấy điều đó đúng với Lenovo Legion 5, về mặt thiết kế máy vẫn tạo 1 ấn tượng tốt về mặt cảm quan và vẫn được người dùng đón nhận.
  • Ở phiên bản mới này thì sản phẩm đã được làm mỏng hơn đôi chút so với trước, và còn được tăng thêm điểm nhấn ở 1 số chi tiết giúp máy bắt mắt hơn, cũng như để dễ phân biệt hơn !

  • Về tổng thể thì gần như toàn bộ Legion 5 được làm bằng nhựa, cảm giác cầm nắm với 1 số bạn có thể không được phê hay cao cấp lắm, nhưng trải nghiệm mang lại thì mình đánh giá cao, khi dùng tay sờ mó đụng chạm bên ngoài thì cảm giác thấy khá mịn như kiểu phủ lớp nhung, phần nhựa của máy tương đối dày và cứng cáp.
  • Dễ dàng vệ sinh bụi bẩn, lau chùi vết mồ hôi, dấu tay trên máy. 
  • Tương tự với phần bản lề của Legion 5, thì với 1 số bạn kỹ tính, khó tính thì phần bản lề này chưa được chắc và cứng cáp cho lắm, nhưng với kinh nghiệm đã sử dụng qua 4 mẫu Legion (Y520, Y530, Y540 và Y740) thì mình đánh giá chi tiết này đã được cải tiến “ngon lành” hơn các thế hệ trước, đóng mở dễ hơn và mượt hơn.

Màn hình chất lượng

  • Theo như mình tìm hiểu, thì hiện tại ở thị trường Việt Nam mẫu Legion 5 có 2 tùy chọn phiên bản màn hình: Full HD IPS 120Hz 45% NTSC 66 % sRGB, và Full HD IPS 144Hz 100% sRGB 72% NTSC.
  • Thì Legion 5 AMD mà mình đang đánh giá được trang bị option cao cấp nhất: tấm nền IPS, 144Hz, 100% sRGB, 1 tỉ màu, độ sáng trung bình 300 nits, đặc biệt còn tích hợp thêm công nghệ Dolby Vision.

  • Màn hình cho chất lượng hình ảnh chi tiết tốt, có độ sắc nét cao, nhờ công nghệ Dolby Vision thì màn hình Legion 5 còn đạt được độ sáng cao hơn mức trung bình, đo thử nghiệm qua 2 lần mình ghi nhận là khoảng 320 và 325 nits.
  • Độ sáng cao cũng đồng thời nâng khả năng hiển thị màu sắc chủ thể lên cao hơn, trung thực hơn, chính xác hơn, mang tới 1 trải nghiệm rất tốt về mặt hiển thị, phù hợp cho cả mục đích làm việc, thiết kế sáng tạo cho tới giải trí xem phim, chơi game, và nếu thật sự có cần cân màu thì vấn đề này cũng sẽ dễ dàng hơn.
  • Xu hướng phổ cập màn hình có tần số quét cao đã và đang được các hãng sản xuất laptop áp dụng cho các dòng laptop gaming từ tầm trung cho tới cao cấp.
  • Tuy nhiên để cân đối chi phí và mức giá bán ra, thì thường ở chiều ngược lại chất lượng hình ảnh mang tới không được tốt, trải nghiệm ở mức tàm tạm, trung bình.
  • Nhưng trên Legion 5 phiên bản AMD này thì hãng Lenovo đã mang tới sự cân bằng giữa tần số quét cao 144Hz và chất lượng hiển thị tốt trên 1 mẫu laptop gaming tầm trung, chơi những tựa game bắn súng FPS hay những tựa game thể thao, đua xe có tốc độ chuyển cảnh nhanh thì màn hình Legion 5 cho tốc độ phản hồi rất nhanh, khung hình mượt mà, hoạt cảnh sinh động, góc nhìn rộng và thoáng (WVA - Wide Viewing Angle). 

  • Chỉ số độ phủ màu sRGB 100% trên 1 chiếc laptop gaming tầm trung, có thật sự như vậy không hay chỉ là chiêu trò quảng cáo tâng bốc pr lên ?
  • Ngay chính bản thân mình cũng có chút nghi ngờ, nhưng sau thời gian trải nghiệm cũng như dùng thiết bị đo đạc kiểm tra vài lần thì con số trên (100% sRGB, 78% Adobe RGB) đúng là như vậy thật !!
  • Nhược điểm nếu săm soi kỹ kiểu “vạch lá tìm sâu” thì khi mình mang máy ra không gian ngoài trời sử dụng như quán café, thì đôi lúc màn hình Legion 5 hơi bị chói sáng, rồi khi chơi 1 số tựa game bị giới hạn mức FPS ví dụ như là Fifa Online 4 (60 FPS) nhưng màn hình không có Adaptive Sync nên không đồng bộ được khung hình trong game, dẫn tới hiện tượng xé hình trong 1 vài tình huống khi mình chơi game.
  • Và phần khung viền bao của màn hình vẫn còn tương đối dày, nhìn hơi “nạc”, chưa được thanh thoát bằng các đối thủ khác cùng phân khúc.

Bàn phím led RGB 4 vùng

  • Tương tự như trên phiên bản Legion 5 chip intel, thì phiên bản AMD cũng cho trải nghiệm gõ phím rất tốt: bố cục thoải mái, khoảng cách phím hợp lý, bề mặt các phím được làm hơi lõm,…nên cảm giác gõ phím trên Legion 5 rất tốt, gõ êm, nhanh và mượt.
  • Hành trình phím không quá sâu nên không tốn nhiều lực khi gõ phím, độ nảy tốt nên tạo cảm giác nhấn phím chắc và chuẩn.

  • Được trang bị bàn phím Legion TrueStrike: cho thời gian phản hồi nhanh hơn (dưới 1s), tiếng gõ phím êm ái, sử dụng switch soft landing và anti-ghosting 100% tất cả các phím, mang lại cảm giác gõ gần tương tự như bàn phím trên các mẫu Thinkpad cao cấp.
  • Và đặc biệt ở phiên bản độc quyền này còn mang thêm cái chất của laptop gaming nhờ hệ thống Led RGB 4 vùng sinh động và bắt mắt, người dùng có thể tùy chỉnh hiệu ứng chuyển màu và thiết lập các chế độ màu qua ứng dụng cài sẵn trong máy Lenovo Vantage.

“Cặp đôi” AMD Ryzen và Nvidia Geforce GTX

Phiên bản Lenovo Legion 5 AMD được đánh giá trong bài có cấu hình đáp ứng khá tốt và đầy đủ từ nhu cầu công việc: văn phòng, đồ họa đa phương tiện, cho tới khả năng chơi được hầu hết các tựa game lớn nhỏ nặng nhẹ hiện nay.

  • AMD Ryzen 5 4600H (6 nhân 12 luồng, 8MB Cache, xung nhịp 3.0 – 4.0GHz, mức TDP: 45W)
  • 8GB Ram DDR4 3200MHz
  • GTX 1650 Ti 4GB GDDR6
  • SSD 512GB M.2 NVMe PCIe

  • 1 cấu hình ở mức khá cơ bản, dễ tiếp cận với đối tượng khách hàng tầm trung: học sinh sinh viên, người mới đi làm, nhất là hiện tại khi mua bất kỳ phiên bản Lenovo Legion 5 nào thì các bạn đều được hỗ trợ nâng ram lên 16GB, cùng những phần quà tặng hấp dẫn khác.
  • Sau đây là 1 số kết quả kiểm tra hiệu năng của Legion 5 phiên bản AMD, và  so sánh với phiên bản Intel cùng 1 số mẫu máy khác có cấu hình gần tương đương nhau.
  • Legion 5 phiên bản AMD mình sử dụng có cắm sạc, chỉnh chế độ High Performance, tản nhiệt Thermal Mode cũng ở chế độ Performance luôn.

PCMark 10

Lenovo Legion 5 (Ryzen 5 4600H và GTX 1650Ti 4GB): 4982

Lenovo Legion 5 (i7-10750H và GTX 1650 4GB): 4841

Lenovo IdeaPad Gaming 3 (i5-10300H và GTX 1650 4GB): 4588

Asus TUF Gaming A15 (AMD Ryzen R7-4800H và GTX 1650Ti 4GB): 5115

MSI GF63 (i7-9750H và GTX 1650 Max-Q 4GB): 4739

HP Pavilion Gaming 15 2019 (i7-9750H và GTX 1650 4GB): 4347

Final Fantasy XV Windows Edition Benchmark

Lenovo Legion 5 (Ryzen 5 4600H và GTX 1650Ti 4GB)

Standard Quality, Full HD: 5552

High Quality, Full HD: 3967

Lenovo Legion 5 (i7-10750H và GTX 1650 4GB)

Standard Quality, Full HD: 5418

High Quality, Full HD: 3885

Lenovo IdeaPad Gaming 3 (i5-10300H và GTX 1650 4GB)

Standard Quality, Full HD: 5180

High Quality, Full HD: 3669

Asus TUF Gaming A15 (AMD Ryzen R7-4800H và GTX 1650Ti 4GB) Standard Quality, Full HD: 5421

HP Pavilion Gaming 15 2019 (i7-9750H và GTX 1650 4GB) Standard Quality, Full HD: 5148

Acer Nitro 5 2020 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB) High Quality, Full HD: 4326

V-Ray Next Benchmark

Lenovo Legion 5 (Ryzen 5 4600H và GTX 1650Ti 4GB): V-Ray: 8610,V-Ray GPU: 95

Lenovo Legion 5 (i7-10750H và GTX 1650 4GB): V-Ray: 9019, V-Ray GPU: 104

Lenovo IdeaPad Gaming 3 (i5-10300H và GTX 1650 4GB): V-Ray: 6122, V-Ray GPU: 104

Asus TUF Gaming A15 (AMD Ryzen R7-4800H và GTX 1650Ti 4GB): V-Ray: 10515, V-Ray GPU: 103

Acer Nitro 5 2020 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB): V-Ray: 6139, V-Ray GPU: 95

I7-9750H: V-Ray: 9192

Corona 1.3 Benchmark

Lenovo Legion 5 (Ryzen 5 4600H và GTX 1650Ti 4GB) thời gian render: 0:02:55

Lenovo Legion 5 (i7-10750H và GTX 1650 4GB) thời gian render: 0:02:35

Lenovo IdeaPad Gaming 3 (i5-10300H và GTX 1650 4GB) thời gian render: 0:04:04

Asus TUF Gaming A15 (AMD Ryzen R7-4800H và GTX 1650Ti 4GB): 0:02:21

Acer Nitro 5 2020 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB): 0:03:55

Cinebench R20

Lenovo Legion 5 (Ryzen 5 4600H và GTX 1650Ti 4GB) đa nhân CPU: 3369, đơn nhân CPU: 453

Lenovo Legion 5 (i7-10750H và GTX 1650 4GB) đa nhân CPU: 3243, đơn nhân CPU: 485

Lenovo IdeaPad Gaming 3 (i5-10300H và GTX 1650 4GB) đa nhân CPU: 2007, đơn nhân CPU: 450

Asus TUF Gaming A15 (AMD Ryzen R7-4800H và GTX 1650Ti 4GB) đa nhân CPU: 3913, đơn nhân CPU: 485

Acer Nitro 5 2020 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB) đa nhân: 2222, đơn nhân: 446

I7-9750H đa nhân: 2576, đơn nhân: 427

3DMark


3DMark Time Spy

Lenovo Legion 5 (Ryzen 5 4600H và GTX 1650Ti 4GB): 3976

Lenovo Legion 5 (i7-10750H và GTX 1650 4GB): 3736

Lenovo IdeaPad Gaming 3 (i5-10300H và GTX 1650 4GB): 3499

Asus TUF Gaming A15 (AMD Ryzen R7-4800H và GTX 1650Ti 4GB): 3878

Acer Nitro 5 2020 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB): 3791

Asus TUF Gaming FX505 (i5-8300H và GTX 1060 6GB): 3584

HP Pavilion Gaming 15 2019 (i7-9750H và GTX 1650 4GB): 3710

3DMark Time Spy Extreme

Lenovo Legion 5 (Ryzen 5 4600H và GTX 1650Ti 4GB): 1820

Lenovo Legion 5 (i7-10750H và GTX 1650 4GB): 1761

Lenovo IdeaPad Gaming 3 (i5-10300H và GTX 1650 4GB): 1636

Asus TUF Gaming A15 (AMD Ryzen R7-4800H và GTX 1650Ti 4GB): 1772

Acer Nitro 5 2020 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB): 1742

3DMark Fire Strike

Lenovo Legion 5 (Ryzen 5 4600H và GTX 1650Ti 4GB): 9248

Lenovo Legion 5 (i7-10750H và GTX 1650 4GB): 8729

Lenovo IdeaPad Gaming 3 (i5-10300H và GTX 1650 4GB): 8228

Asus TUF Gaming A15 (AMD Ryzen R7-4800H và GTX 1650Ti 4GB): 9052

Acer Nitro 5 2020 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB): 9059

MSI GF63 (i7-9750H và GTX 1650 Max-Q 4GB): 7246

HP Pavilion Gaming 15 2019 (i7-9750H và GTX 1650 4GB): 8252

Asus TUF Gaming FX505 (i5-8300H và GTX 1060 6GB): 9284

3DMark Fire Strike Extreme

Lenovo Legion 5 (Ryzen 5 4600H và GTX 1650Ti 4GB): 4551

Lenovo Legion 5 (i7-10750H và GTX 1650 4GB): 4201

Lenovo IdeaPad Gaming 3 (i5-10300H và GTX 1650 4GB): 4053

Asus TUF Gaming A15 (AMD Ryzen R7-4800H và GTX 1650Ti 4GB): 4467

Acer Nitro 5 2020 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB): 4429

HP Pavilion Gaming 15 2019 (i7-9750H và GTX 1650 4GB): 4069

3DMark Fire Strike Ultra

Lenovo Legion 5 (Ryzen 5 4600H và GTX 1650Ti 4GB): 2160

Lenovo Legion 5 (i7-10750H và GTX 1650 4GB): 2022

Lenovo IdeaPad Gaming 3 (i5-10300H và GTX 1650 4GB): 1950

Asus TUF Gaming A15 (AMD Ryzen R7-4800H và GTX 1650Ti 4GB): 2094

Acer Nitro 5 2020 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB): 2123

MSI GF63 (i7-9750H và GTX 1650 Max-Q 4GB): 1666

3DMark Sky Diver

Lenovo Legion 5 (Ryzen 5 4600H và GTX 1650Ti 4GB): 25581

Lenovo Legion 5 (i7-10750H và GTX 1650 4GB): 25551

Lenovo IdeaPad Gaming 3 (i5-10300H và GTX 1650 4GB): 22814

Asus TUF Gaming A15 (AMD Ryzen R7-4800H và GTX 1650Ti 4GB): 25682

Acer Nitro 5 2020 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB): 23364

HP Pavilion Gaming 15 2019 (i7-9750H và GTX 1650 4GB): 24633

3DMark Night Raid

Lenovo Legion 5 (Ryzen 5 4600H và GTX 1650Ti 4GB): 26808

Lenovo Legion 5 (i7-10750H và GTX 1650 4GB): 29957

Lenovo IdeaPad Gaming 3 (i5-10300H và GTX 1650 4GB): 25694

Asus TUF Gaming A15 (AMD Ryzen R7-4800H và GTX 1650Ti 4GB): 26487

Acer Nitro 5 2020 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB):  25396

  • Các bài test đơn thuần là lý thuyết, nhưng cũng giúp người dùng thấy được phần nào hiệu năng chung của sản phẩm, thì qua việc ghi nhận các điểm số mình nghĩ rằng các bạn cũng thấy được hiệu năng của Legion 5 phiên bản AMD Ryzen 5 4600H là rất tốt.
  • Có thể kể đến điểm số PCMark 10 của R5 4600H có phần vượt trội hơn i7-10750H, rồi điểm số đa nhân ở bài test Cinebench R20 cũng cao hơn kha khá.
  • Qua bài test render với Corona hay các bài 3DMark thì sức mạnh của "cặp đôi" R5 4600H và GTX 1650Ti cũng khá ngang tài ngang sức với R7 4800H và GTX 1650Ti, không thua kém là bao. 

Thêm 1 số kết quả đánh giá hiệu năng của Legion 5 (Ryzen 5 4600H và GTX 1650Ti 4GB):

PCMark 10 Express: 4849

Geekbench 5 (ver 5.2.3)

Geekbench 5 (ver 5.2.4)

Tốc độ ĐỌC / GHI của ổ SSD 512GB

Tuy nhiên, có 1 điểm cần lưu ý các bạn đó là mặc định trong ứng dụng Lenovo Vantage ở mục Legion Edge thì tùy chọn Hybrid Mode đã auto là ON, thế nên khi sử dụng cho các tác vụ nhẹ nhàng ví dụ như làm việc văn phòng, giải trí lướt web xem phim, thì Legion 5 sẽ chạy bằng iGPU AMD Radeon Graphics, dẫn tới việc đôi lúc máy hơi bị khựng khựng nhẹ.

Thêm 1 phần lý do là máy chỉ mới có 1 thanh Ram (kênh đơn Single Channel) nên để tối ưu hơn, mang lại trải nghiệm tốt hơn thì chúng ta nên nâng cấp thêm 1 thanh Ram nữa để chạy Dual Channel.

Chơi Game

  • Chơi game là 1 phần không thể thiếu đối với những mẫu laptop gaming rồi, Legion 5 mình đang sử dụng với GTX 1650Ti với kiến trúc Turing, cùng bộ nhớ GDDR6 hoàn toàn có thể chiến tốt các tựa game phổ biến hiện nay, từ online cho tới offline ở mức thiết lập đồ họa từ Medium và High trở lên.
  • Và GTX 1650Ti vẫn có đủ "sức khỏe" để chinh chiến cùng người dùng thêm 2-3 năm nữa mà không quá lo lắng bị lỗi thời. 
  • Bên cạnh đó thì card đồ họa rời này vẫn có thể thực hiện khá tốt những công việc liên quan tới thiết kế, đồ họa đa phương tiện, các ứng dụng dựng hình, họa sĩ 2D và 3D.

Game Battlefiled 5

Lenovo Legion 5 (Ryzen 5 4600H và GTX 1650Ti 4GB): Độ phân giải Full HD 144Hz, thiết lập High, tắt V-Sync, pin chế độ High Performance, tản nhiệt chế độ Performance.

Chơi game thực tế mức FPS cao nhất: 72, thấp nhất: 40, trung bình: 60

Lenovo Legion 5 (i7-10750H và GTX 1650 4GB) chơi game thực tế mức FPS cao nhất: 70, thấp nhất: 45, trung bình: 55

Lenovo IdeaPad Gaming 3 (i5-10300H và GTX 1650 4GB) chơi game thực tế mức FPS cao nhất: 72, thấp nhất: 35, trung bình: 48 - 50

Asus TUF Gaming A15 (AMD Ryzen R7-4800H và GTX 1650Ti 4GB) chơi game thực tế mức FPS cao nhất: 78, thấp nhất: 40, trung bình: 60 - 65

Acer Nitro 5 2020 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB) chơi game thực tế mức FPS cao nhất: 64, thấp nhất: 41, trung bình: 52

Game Far Cry 5

Lenovo Legion 5 (Ryzen 5 4600H và GTX 1650Ti 4GB): Độ phân giải Full HD 144Hz, thiết lập Ultra, tắt V-Sync, pin chế độ High Performance, tản nhiệt chế độ Performance.

Test qua benchmark sẵn trong game, mức FPS cao nhất: 70, thấp nhất: 52, trung bình: 59

Lenovo Legion 5 (i7-10750H và GTX 1650 4GB) test qua benchmark sẵn trong game, mức FPS cao nhất: 69, thấp nhất: 50, trung bình: 56

Lenovo IdeaPad Gaming 3 (i5-10300H và GTX 1650 4GB) test qua benchmark sẵn trong game, mức FPS cao nhất: 63, thấp nhất: 48, trung bình: 55

Game Shadow of the Tomb Raider

Lenovo Legion 5 (Ryzen 5 4600H và GTX 1650Ti 4GB): Độ phân giải Full HD 144Hz, thiết lập Highest, tắt V-Sync, pin chế độ High Performance, tản nhiệt chế độ Performance.

Test qua benchmark trong game, mức FPS cao nhất: 105, thấp nhất: 40, trung bình: 50

Lenovo Legion 5 (i7-10750H và GTX 1650 4GB) test qua benchmark trong game, mức FPS cao nhất: 110, thấp nhất: 39, trung bình: 50

Lenovo IdeaPad Gaming 3 (i5-10300H và GTX 1650 4GB) test qua benchmark trong game, mức FPS cao nhất: 106, thấp nhất: 34, trung bình: 43

Asus TUF Gaming A15 (AMD Ryzen R7-4800H và GTX 1650Ti 4GB) test qua Benchmark trong game, thiết lập High, mức FPS cao nhất: 145, thấp nhất: 42, trung bình: 53

Lenovo Legion 5 (Ryzen 5 4600H và GTX 1650Ti 4GB) chơi thực tế thiết lập Highest, mức FPS cao nhất: 70 (không tính các đoạn video cắt cảnh), thấp nhất: 45, trung bình: 62

Lenovo Legion 5 (i7-10750H và GTX 1650 4GB) chơi thực tế thiết lập Highest, mức FPS cao nhất: 66, thấp nhất: 42, trung bình: 55

Lenovo IdeaPad Gaming 3 (i5-10300H và GTX 1650 4GB) chơi game thực tế thiết lập Highest, mức FPS cao nhất: 60, thấp nhất: 32, trung bình: 45

Asus TUF Gaming A15 (AMD Ryzen R7-4800H và GTX 1650Ti 4GB) chơi game thực tế thiết lập High, mức FPS cao nhất: 72, thấp nhất: 47, trung bình: 65

Acer Nitro 5 2020 (i5-10300H và GTX 1650Ti 4GB) chơi game thực tế thiết lập Highest, mức FPS cao nhất: 68, thấp nhất: 40, trung bình: 55

MSI GF63 (i7-9750H và GTX 1650 Max-Q 4GB) chơi game thực tế thiết lập Highest, mức FPS cao nhất: 60, thấp nhất: 27, trung bình: 38

Game PLAYERUNKNOWN'S BATTLEGROUNDS

Lenovo Legion 5 (Ryzen 5 4600H và GTX 1650Ti 4GB): Độ phân giải Full HD 144Hz, thiết lập Ultra (Render Scale max 120), tắt V-Sync, pin chế độ High Performance, tản nhiệt chế độ Performance.

Chơi game thực tế mức FPS cao nhất: 58, thấp nhất: 40, trung bình: 48

  • Mình đã trải nghiệm và sử dụng qua khá nhiều các mẫu laptop gaming tầm trung trang bị GTX 1650, 1650Ti hay 1660Ti, thì phải nói rằng mình rất ấn tượng về sức mạnh của GTX 1650Ti trên Legion 5 mang lại.
  • Có được điều này 1 phần “công sức” khá lớn tới từ công nghệ tản nhiệt được đầu tư bên trong máy, giúp cho CPU duy trì mức xung nhịp cao 4.0GHz nhưng mức điện áp chỉ trên dưới 20W mà thôi, không tiêu tốn nhiều điện năng. Tương tự với GPU khi mức xung luôn ổn định trên 1700MHz trong phần lớn thời gian mình chơi game.
  • Rõ ràng Legion 5 có thể chiến khá tốt các tựa game nặng 3A hiện nay với mức đồ họa cao, nhưng vẫn câu nói quen thuộc “của bền tại người”, để giữ máy bền bỉ và mượt mà, mang lại trải nghiệm tốt về lâu về dài, thì chúng ta cũng nên giữ gìn và sử dụng máy điều độ 1 chút nhé các bạn !!

Nhiệt độ máy rất mát mẻ

Sau hơn 3 tiếng test hiệu năng và chơi game liên tục, trên mặt bàn gỗ, không kê thêm đế tản hay gắn quạt hút, phòng bật quạt trần và nhiệt độ ngoài trời khoảng 30 độ C, mình chỉnh tản nhiệt chế độ Performance ở Thermal Mode trong phần mềm tùy chỉnh Lenovo Vantage, pin thì để ở High Performance, nhiệt độ của Legion 5 như thế nào ? Hệ thống tản nhiệt kiểm soát nhiệt độ ra sao ?

60 độ C là nhiệt độ cao nhất của CPU mình ghi nhận được trong quá trình chạy các bài test hiệu năng, còn GPU cũng mát mẻ ở nhiệt độ 60 độ C mà thôi (dù hiệu suất hoạt động luôn ở mức cao 92-95% thậm chí là 99%). Còn khi chơi qua 4-5 tựa game thì ghi nhận nhiệt độ cao nhất của CPU là 66 độ C, còn GPU vẫn giữ “phong độ ổn định” là 63 độ C.

Mức nhiệt độ phải nói là quá tốt dù Legion 5 đang hoạt động ở chế độ hiệu năng cao, nguồn điện cấp vào máy cũng cao trung bình trên 45W, rất ấn tượng phải không các bạn ?!

Để kiểm chứng kỹ càng hơn, thì mình còn sử dụng các bài stress test cường độ cao với Legion 5 phiên bản AMD, kết quả ghi nhận được vẫn rất tốt !! Sau 30 phút stress test với Ai64, thì nhiệt độ của CPU mình ghi nhận được cao nhất là 80 độ C, trung bình là 69 độ C, còn mức xung nhịp trung bình cũng giữ ổn định ở mức cao 3.9GHz, đảm bảo trải nghiệm sử dụng đa tác vụ từ nhẹ cho tới khá nặng được liền mạch.

Tiếp tục thử nghiệm với sự kết hợp giữa FurMark và Prime95, thì mức xung nhịp của CPU có phần “hụt hơi” đôi chút, nhưng mình đánh giá là vẫn ổn định ở mức 3.5 - 3.7GHz, còn nhiệt CPU thì trung bình là 75 độ C, GPU cao nhất chỉ là 65 độ C.

Tất nhiên thì thực tế khi sờ lên nắp máy, sờ lên 1 số khu vực trên phần khung và bàn phím,…. mỗi người sẽ có cảm nhận khác nhau: có người sẽ thấy rất nóng, có người thì thấy nóng vừa vừa,…., nhưng các con số thể hiện nhiệt độ cũng là 1 cơ sở để chúng ta phần nào đánh giá được hiệu quả của hệ thống tản nhiệt trên Legion 5.

Tổng kết

Không quá lời khi đánh giá rằng Lenovo Legion 5 AMD thật sự là tâm điểm năm 2020 của cộng đồng công nghệ Việt Nam nói chung, cũng như với các anh em game thủ nói riêng, dù chỉ là một chiếc gaming laptop với cấu hình tầm trung. Thật sự mình đánh giá rất cao chiếc máy này hơn những sản phẩm đối thủ cùng phân khúc: 1 sự thay đổi bức phá rất tích cực, 1 sự đầu tư đúng đắn và đáng tiền, phù hợp với phần đông người dùng hiện nay.

Sản phẩm hiện đang được bán tại cửa hàng Techzones với đầy đủ các tùy chọn cấu hình Intel và AMD, tham khảo thêm tại website Techzones.vn, xin cảm ơn các bạn đã xem bài đánh giá này.

Bài viết liên quan

Techzones / Leo666

 
Lenovo Legion 5 2021

Lenovo Legion 5 2021

22.890.000 ₫
26.990.000 ₫
  • 15.6" FHD IPS 165Hz 100% SRGB 1 tỉ màu
  • CPU: Intel / AMD
  • Ram: DDR4-2933
  • SSD: 512GB / 1TB
  • VGA: RTX 30 Series
  • Nặng: 2.4 kg