Đánh giá Dell G7: sự trỗi dậy của của chiến binh "G" với nhiều thay đổi

Mặc dù thời gian trôi qua đã lâu nhưng Dell G7 vẫn là một trong những sự lựa chọn đáng mua nhất của game thủ. Chiếc laptop gaming Dell đã được nhà sản xuất thay đổi và phát triển để làm hài lòng người tiêu dùng. Hãy cùng mình đánh giá laptop gaming Dell G7 trong bài viết trên Techzones.vn và cùng xem sau 1 năm vì sao nó vẫn thu hút được sự quan tâm của người dùng nhé.

review-danh-gia-dell-g7-7500-2020-techzones

Đôi nét về Laptop Gaming Dell Series G7

Cách đây 1 năm trước lúc Dell G7 ra mắt, chúng ta có thể thấy nó đã được nhắc đến rất nhiều lần nhưng thật sự vẫn lép vế trước Nitro, Strix G hay TUF. Một lần là do những phiên bản G của Dell trước đây đã không thật sự ấn tượng, từ đó mà cái nhìn của người dùng dành cho sản phẩm trở nên mờ nhạt.

Lúc đầu chính mình cũng có những cái nhìn nhận như vậy với Dell G7, tuy nhiên khi được cầm trên tay và trải nghiệm thì mọi thứ đã thay đổi. Có thể nói đây là sự thay đổi lớn từ Dell, một trong những thay đổi mà nhà sản xuất nhắm đến và làm hài lòng người dùng. Có lẽ Dell đã làm được, sau hơn 1 năm và cho đến hiện tại, laptop gaming Dell G7 vẫn được rất nhiều người dùng chọn lựa sử dụng.

review-danh-gia-dell-g7-7500-2020-techzones

Thiết kế Dell G7: hầm hố hơn, hiện đại hơn và đã bỏ được việc sao chép

Chẳng còn là một khối to ục ịch nặng nề mà thay vào đó là một kiểu dáng nhỏ cũng như sang chảnh hơn. Trong thiết kế của Dell G7 mình có thể thấy nó mang hơi hướm của một chiếc tàu vũ trụ ngoài hành tinh chứ không còn là một chiếc tàu chở hàng nữa. Và thật lòng mà nói thì mình cảm thấy ấn tượng cực kì tốt với thiết kế này của nhà Dell.

Có một số chi tiết mà Dell G7 Series khá khác biệt so với các bậc tiền bối đi trước, có thể kể đến như: khe thoát nhiệt không còn hình dáng tổ ong, logo không còn phát sáng, phần dải LED RGB không chạy xung quanh máy mà chuyển về phía gầm máy,... Và quan trọng nhất là phần LED RGB đã giúp cho G7 trở nên đậm chất Gaming hơn bao giờ hết.

Tiếp đến là bề mặt máy được làm bằng nhôm, sờ vào cho mình cảm giác mát lạnh cộng thêm cảm giác thô nhám mạnh mẽ chứ không mượt mà yếu đuối. Việc bề mặt được sơn nhám cũng là 1 trong những điểm giúp máy bớt bám vân tay của người dùng. Tuy nhiên nếu phần vỏ làm bằng hợp kim nhôm cứng cáp hơn thì tốt, chứ vì làm bằng nhôm nên nếu có những lực tác động mạnh sẽ gây ra cấn móp. Và phần logo mặc dù không còn phát sáng như trước, nhưng nếu bạn xoay máy thì theo từng góc logo sẽ có màu sắc khác nhau.

review-danh-gia-dell-g7-7500-2020-techzones

Đa phần các máy có phần vỏ làm bằng nhôm nhưng mặt bàn phím lại bằng nhựa, nhưng Dell lại làm luôn phần này bằng nhôm và đó cũng chính là điểm cộng mà mình dành tặng cho sản phẩm. Điều này giúp mình cảm giác máy được đồng bộ tốt hơn so với nhiều dòng máy khác. Và tất nhiên mình cũng có một điểm trừ là nếu sử dụng lâu ngày, phần sơn bị bong tróc có thể dẫn đến giật điện tê tê.

Phần bản lề gập truyền thống thì nay bản lề Dell G7 đã chuyển thành bản lề ống, phần thay đổi này cho mình cảm giác chắc chắn hơn so với phần bản lề truyền thống. Tuy nhiên nếu so sánh với các bản lề ống khác trên các dòng máy đối thủ, mình thật sự chưa ưng về độ bền bản lề Dell G7 cho lắm, nếu Dell khắc phục được điều này thì có lẽ sẽ được người tiêu dùng ưa chuộng hơn.

Màn hình Dell G7: viền khá mỏng, tấm nền IPS với 144Hz

Ở phiên bản Dell G7 2020 này thì mình thật sự thích thú với phần viền khá mỏng, so với các phiên bản G7 trước của Dell thì thật sự nó quá là dày luôn á. Tuy mỏng nhưng phần cạnh trên của Dell G7 2020 vẫn có thể đặt được 1 cụm camera webcam tích hợp Windows Hello.

review-danh-gia-dell-g7-7500-2020-techzones

Đi sâu vào phần màn hình thì chúng ta có tấm nền IPS được đồng bộ một thông số màu lý tưởng cho việc chơi game.Với SpyderX Elite mình thu được kết quả: 99% sRGB, 74% AdobeRGB, 76% DCI-P3 cùng độ sai lệch màu DeltaE 1,26. Với thông số này thì mình có thể đánh giá là máy vừa đủ tốt cho các tác vụ cần sự chính xác về màu sắc, thêm vào đó là độ sáng 353 nits sẽ giúp bạn sử dụng máy ngoài trời hoặc trong tối đều khá tốt.

Tần số làm tươi của màn hình đạt 144Hz cho hình ảnh mượt mà phù hợp với các anh em game thủ trổ tài máu phím. Còn phần tác dụng của tần số làm tươi màn hình thì chắc chắn anh em đã quá biết rồi nên mình cũng mạn phép không đề cập quá chi tiết.

Bàn phím Dell G7: cũ những mang lại trải nghiệm mới sang hơn

review-danh-gia-dell-g7-7500-2020-techzones

Phần bàn phím của G7 2020 mang lại cho người dùng phần bàn phím bỏ phím số, phủ mềm và có layout lớn hơn so với các phiên bản trước. Đây là điểm khiến mình cảm thấy hài lòng ở phần bàn phím của Dell, khi mà trước đây chính phần bàn phím làm mình thất vọng với cảm giác gõ rẻ tiền, phím nhỏ gõ bị sai và cứng.

Mặc dù đã có những sự thay đổi nhưng hành trình phím lại không sâu, đây là điểm trừ mà mình dành cho Dell G7, mình đã rất hy vọng để rồi thất vọng khi gõ.

Ngoài ra Dell đã đưa hẳn phím quạt ra bên ngoài, tách biệt hoàn toàn với phần bàn phím. Giờ đây mình chẳng phải mất thời gian lần mò trong đống phím chức năng cái phím quạt này nữa.

review-danh-gia-dell-g7-7500-2020-techzones

Về phần LED bàn phím thì máy trang bị LED RGB 4 vùng, phải chi trang bị LED RGB cho từng phím thì có phải là quá đẹp luôn rồi không. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên quá đòi hỏi, với LED RGB 4 vùng cũng giúp cho chiếc bàn phím trông đẹp hơn và đậm chất gaming hơn rồi.

TouchPad đã không còn là TouchPad nhựa, nay đã thay bằng Touchpad Dell G7 mặt kính sang trọng, cho người dùng một trải nghiệm cực đã khi vuốt vuốt. Phần bàn di chuột cũng được lắp đặt cứng cáp hơn, khi thử nhấn cả 2 bên thì không còn cảm giác ót ét lỏng lẻo nữa.

Cấu hình Dell G7: hơi lỗi thời nhưng vẫn sử dụng khá tốt để chơi game

Dell G7 2020 sử dụng Intel Core i7-10750H với 6 nhân 12 luồng, 16GB RAM DDR4 Dual, 512GB SSD NVMe và chiếc card đồ hoạ NVIDIA RTX 2060 6GB VRAM. Tuy vào thời điểm hiện tại với Alder-Lake hay sắp tới là Raptor-Lake thì cấu hình này có vẻ lép vế quá nhiều, tuy nhiên anh em game thủ ít tiền vẫn có thể an tâm về độ máu chiến của cấu hình này nhé.

Ở phiên bản G7 2020 này thì Dell dường như vẫn thả cửa để phần cứng hút điện và toả nhiệt nhưng bù lại hiệu năng cao. Tuy vậy thì nhiệt độ có vẻ ổn ở mức 85 - 90 độ C so với mức trên 90 độ C ở các phiên bản trước đây. Khi thấy quá nóng thì bạn có thể sử dụng phím quạt Turbo để giúp giảm từ 1 - 2 độ, nhưng bù lại là tiếng quạt khá ồn.

review-danh-gia-dell-g7-7500-2020-techzones

CPU Core i7-10750H sỡ hữu xung nhịp cao (4,5GHz tối đa, ổn định ở 4,3GHz) và ăn điện khủng (70W) khi chạy nặng. Về khả năng thực hiện các tác vụ cơ bản, mình cũng có sử dụng thêm PCMark10 để kiểm tra và thu lại được số điểm khá tích cực.

Còn về phần RTX 2060 thì mặc dù đã lỗi thời nhưng thông số hiệu năng của nó vẫn khá tốt, ăn 80W điện và cho game thủ những khung hình khá tốt của game AAA. Ở thời điểm hiện tại thì RTX 2060 vẫn là một sự lựa chọn khá tốt cho những game thủ ít tiền nhưng muốn trải nghiệm mượt mà các tựa game yêu thích của mình (không phải cứ nhiều tiền mới được đâu đúng không nè mọi người).

Bộ nhớ trong Dell G7: không còn quá nhiệt và tốc độ đọc ghi khá tốt

Vấn đề muôn thủa của Dell chính là quá nhiệt bộ nhớ trong, tuy nhiên Dell G7 đã không còn xuất hiện tình trạng này. Việc quá nhiệt của bộ nhớ trong có thể dẫn đến giảm tuổi thọ của các linh phụ kiện khác bên trong máy.

review-danh-gia-dell-g7-7500-2020-techzones

>>> Tham khảo bài viết: https://techzones.vn/dell-g3-mot-trong-nhung-laptop-gaming-tam-trung-duoc-san-don-nhieu-nhat

Trong bài viết đánh giá Dell G3 bên trên, mình có nhắc đến vấn đề quá tải nhiệt bộ nhớ trong và chi tiết các hậu quả mà nó gây ra, nếu bạn hứng thú thì đọc nhé.

Ở phiên bản Dell G7 2020, chúng ta có ổ cứng SSD NVMe 512GB tới từ KIOXIA - một thương hiệu con của Toshiba. Dung lượng ổ cứng tương đối đủ để các game thủ có thể lưu trữ các tựa game yêu thích của mình, tuy nhiên thì tốc độ truy xuất có vẻ không bằng với các đối thủ cùng phân khúc. Đáng lưu ý là trong phiên bản G7 2020 thì đã không còn tình trạng quá tải nhiệt như nhiều phiên bản G trước của Dell.

Cổng kết nối Dell G7 7500: khá đầy đủ cho người dùng

Với Dell mà nói thì chẳng bao giờ người dùng thiếu thốn các cổng kết nối, Dell luôn cung cấp đầy đủ và đa dạng các loại cổng để người dùng có thể sử dụng. Riêng ở G7 7500 chúng ta sẽ có: 3 cổng USB-A 3.2 Gen 1, 1 cổng USB-C hỗ trợ Thunderbolt 3, 1 cổng HDMI 2.0, 1 cổng miniDisplayPort 1.4, 1 khe thẻ SD và cổng LAN RJ-45.

review-danh-gia-dell-g7-7500-2020-techzonesreview-danh-gia-dell-g7-7500-2020-techzonesreview-danh-gia-dell-g7-7500-2020-techzones

Nếu bạn là một người có sở thích chụp hình thì chiếc khe đọc thẻ SD sẽ là thứ mà chiếc laptop của bạn không thể thiếu được. Với nó thì bạn có thể trực tiếp sử dụng các bộ hình của mình mà không cần thông qua các cổng nối khác nhau.

Pin Dell G7 2020: viên pin lớn với dung lượng làm hài lòng người dùng

Laptop Gaming Dell G7 7500 2020 trang bị một viên pin lớn lên đến 86Wh, có thể nói là lớn hơn so với phiên bản trước chỉ 60Wh. Khi thử nghiệm dung lượng pin với các tác vụ cơ bản cùng độ sáng 50%, mình có từ 4,5h đến 5h sử dụng, quả là một dung lượng pin khá ổn xét trên khía cạnh một chiếc laptop chơi game.

review-danh-gia-dell-g7-7500-2020-techzones

Như vậy với những đánh giá Dell G7 của mình trong bài viết này, bạn hoàn toàn có thể thấy được những trải nghiệm mới dành cho dòng Dell G7 Series này đúng không. Giá thành của chiếc laptop gaming này cũng không quá cao, hiện nay vẫn là một sự lựa chọn đáng mua nhất của những game thủ kinh tế eo hẹp. Nếu anh em có hứng thú với dòng Gaming Laptop Dell thì hãy xem tại đường link sau: https://techzones.vn/gaming-laptop-dell

 ✅ Để chào mừng ngày Techzones trở lại thị trường với nhiều sự đổi mới. Giảm giá nhiều sản phẩm cùng nhiều quà tặng sẽ được gửi đến khách hàng như một lời cám ơn trong suốt thời gian quan. Nhằm phục vụ tốt hơn Techzones nay đã thay đổi với nhiều thứ mới mẻ khác.✅

👉🏻 Mua sắm thả ga tại:

- Website: https://techzones.vn/

- Shopee: https://shopee.vn/techzones.official

📞 Gọi ngay khi bạn cần:

- Hotline: 1900 9064